Công chức bị khởi tố nhưng Tòa chưa tuyên án thì có được xét nâng bậc lương?

Chủ đề   RSS   
  • #597712 29/01/2023

    xuanuyenle
    Top 25
    Dân Luật bậc 1

    Vietnam
    Tham gia:02/08/2022
    Tổng số bài viết (2136)
    Số điểm: 74816
    Cảm ơn: 62
    Được cảm ơn 1598 lần
    ContentAdministrators
    SMod

    Công chức bị khởi tố nhưng Tòa chưa tuyên án thì có được xét nâng bậc lương?

    Một số thắc mắc được đặt ra rằng liệu là công chức và đang bị khởi tố nhưng chưa có bản án của tòa án thì công chức này có được xét nâng bậc lương thường xuyên hay không? Bài viết sẽ cung cấp một số thông tin liên quan đến vấn đề này.

    Thời gian không được tính xét nâng bậc lương thường xuyên

    Căn cứ theo điểm c khoản 1 Điều 2 Chế độ nâng bậc lương của Thông tư 08/2013/TT-BNV quy định về thời gian không được tính xét nâng bậc lương thường xuyên như sau:

    - Thời gian nghỉ việc riêng không hưởng lương;

    - Thời gian đi làm chuyên gia, đi học, thực tập, công tác, khảo sát ở trong nước và ở nước ngoài vượt quá thời hạn do cơ quan có thẩm quyền quyết định;

    - Thời gian bị đình chỉ công tác, bị tạm giữ, tạm giam và các loại thời gian không làm việc khác ngoài quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều này.

    - Thời gian tập sự (bao gồm cả trường hợp được hưởng 100% mức lương của ngạch công chức, chức danh nghề nghiệp viên chức tập sự).

    - Thời gian cán bộ, công chức, viên chức và người lao động đào ngũ trong quá trình thực hiện nghĩa vụ quân sự tại ngũ.

    - Thời gian thử thách đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động bị phạt tù nhưng cho hưởng án treo; trường hợp thời gian thử thách ít hơn thời gian bị kéo dài nâng bậc lương thường xuyên tính theo thời gian bị kéo dài nâng bậc lương thường xuyên.

    - Thời gian nghỉ công tác chờ đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định hiện hành của pháp luật

    Tổng các loại thời gian không được tính để xét nâng bậc lương thường xuyên quy định tại Điểm này (nếu có) được tính tròn tháng, nếu có thời gian lẻ không tròn tháng thì được tính như sau: 

    Dưới 11 ngày làm việc (không bao gồm các ngày nghỉ hằng tuần và ngày nghỉ làm việc được hưởng nguyên lương theo quy định của pháp luật về lao động) thì không tính; từ 11 ngày làm việc trở lên tính bằng 01 tháng.

    Vậy công chức bị khởi tố có thuộc thời gian không được xét nâng bậc lương thường xuyên?

    Công chức bị khởi tố có bị tạm đình chỉ công tác không?

    Căn cứ Điều 81 Luật Cán bộ, công chức 2008 quy định về tạm đình chỉ công tác đối với cán bộ, công chức như sau:

    Tạm đình chỉ công tác đối với cán bộ, công chức:

    - Cơ quan, tổ chức, đơn vị quản lý cán bộ, công chức có thể ra quyết định tạm đình chỉ công tác trong thời gian xem xét, xử lý kỷ luật cán bộ, công chức, nếu để cán bộ, công chức đó tiếp tục làm việc có thể gây khó khăn cho việc xem xét, xử lý. 

    Thời hạn tạm đình chỉ công tác không quá 15 ngày, trường hợp cần thiết có thể kéo dài thêm nhưng tối đa không quá 15 ngày; nếu cán bộ, công chức bị tạm giữ, tạm giam để phục vụ công tác điều tra, truy tố, xét xử thì thời gian tạm giữ, tạm giam được tính là thời gian nghỉ việc có lý do; hết thời hạn tạm đình chỉ công tác nếu cán bộ, công chức không bị xử lý kỷ luật thì được tiếp tục bố trí làm việc ở vị trí cũ.

    - Trong thời gian bị tạm đình chỉ công tác hoặc bị tạm giữ, tạm giam để phục vụ cho công tác điều tra, truy tố, xét xử, cán bộ, công chức được hưởng lương theo quy định của Chính phủ.

    Theo quy định trên, cơ quan, tổ chức, đơn vị quản lý công chức có thể ra quyết định tạm đình chỉ công tác trong thời gian xem xét, xử lý kỷ luật cán bộ, công chức, nếu để cán bộ, công chức đó tiếp tục làm việc có thể gây khó khăn cho việc xem xét, xử lý.

    Do đó, khi công chức bị khởi tố nhưng không có quyết định tạm giữ, tạm giam thì công chức sẽ không bị tạm đình chỉnh công tác.

    Công chức bị khởi tố thì có bị xử lý kỷ luật không?

    Theo Điều 3 Nghị định 112/2020/NĐ-CP quy định về các trường hợp chưa xem xét xử lý kỷ luật như sau:

    - Cán bộ, công chức, viên chức đang trong thời gian nghỉ hàng năm, nghỉ theo chế độ, nghỉ việc riêng được cấp có thẩm quyền cho phép.

    - Cán bộ, công chức, viên chức đang trong thời gian điều trị bệnh hiểm nghèo hoặc đang mất khả năng nhận thức; bị ốm nặng đang điều trị nội trú tại bệnh viện có xác nhận của cơ quan y tế có thẩm quyền.

    - Cán bộ, công chức, viên chức là nữ giới đang trong thời gian mang thai, nghỉ thai sản, đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi hoặc cán bộ, công chức, viên chức là nam giới (trong trường hợp vợ chết hoặc vì lý do khách quan, bất khả kháng khác) đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.

    - Cán bộ, công chức, viên chức đang bị khởi tố, tạm giữ, tạm giam chờ kết luận của cơ quan có thẩm quyền điều tra, truy tố, xét xử về hành vi vi phạm pháp luật, trừ trường hợp theo quyết định của cấp có thẩm quyền.

    Theo đó, khi công chức bị khởi tố thì chưa xem xét xử lý kỷ luật đối với công chức đó.

    Như vậy, trong trường hợp công chức bị khởi tố nhưng không có quyết định tạm giữ, tạm giam thì trong trường hợp này đơn vị chưa xem xét xử lý kỷ luật nên không được tạm đình chỉ công tác đối với công chức này.

    Do đó, công chức trong giai đoạn này vẫn được đi làm, hưởng hệ số lương bình thường và vẫn được xét nâng bậc lương thường xuyên.

     
    848 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn xuanuyenle vì bài viết hữu ích
    admin (19/04/2023)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #597777   29/01/2023

    Công chức bị khởi tố nhưng Tòa chưa tuyên án thì có được xét nâng bậc lương?

    cảm ơn thông tin hữu ích bạn đã chia sẻ. Nhờ bài viết của bạn mà mình biết được công chức khi bọ khởi tố nhưng không có quyết định tạm giữ, tạm giam thì công chức đó vẫn được đi làm, hưởng hệ số lương bình thường và vẫn được xét nâng bậc lương thường xuyên. Trường hợp công chức bị đơn vị xem xét xử lý kỷ luật thì bị ảnh hưởng đến việc xét nâng bậc lương thường xuyên.

     
     
     
    Báo quản trị |