Công chức ăn cắp thời giờ làm việc

Chủ đề   RSS   
  • #61931 24/09/2010

    nguyenphong83
    Top 500
    Chồi

    Gia Lai, Việt Nam
    Tham gia:07/08/2009
    Tổng số bài viết (124)
    Số điểm: 1310
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 2 lần


    Công chức ăn cắp thời giờ làm việc

    Theo quy định thời giờ làm vịêc bình thường là 8h/ngày (Sáng từ 7h30-11h; Chiều từ 13-17h), đó là quy định của Nhà nước, còn việc thực hiện là quyền của mỗi cơ quan, mỗi công chức.

    Chuyện thường ngày, ai cũng biết, một ngày làm việc của các công chức từ 7h30 tại quán cafe đến 8h30 về cơ quan làm việc đến 10h30 hết giờ làm việc buổi sáng. Buổi chiều 14h có mặt ở cơ quan đến 16h30 kết thúc ngày làm việc.

    Ngày làm việc cuối tuần không khí "làm việc" sôi nổi hơn bởi đó là ngày các cơ quan thảo luận việc "tổng kết cuối tuần", vì vậy các công vịêc khác được "ưu tiên" để sang tuần sau giải quyết. Như vậy bình quân một ngày công chức ăn cắp 3h làm việc (chưa kể trong khi làm việc tranh thủ buôn dưa hấu).

    Làm công chức ở nước ta sướng thật, còn người dân đến làm việc với cơ quan nhà nước thì xin vui lòng chờ đợi và thực hiện theo "thời giờ làm việc" của cơ quan.

    Đất nước ta còn nghèo lắm, hàng ngày, hàng giờ có hàng triệu người dân đang phải còng lương làm việc để tồn tại và đóng góp một phần công sức duy trì bộ máy nhà nước, trong đó có cả tiền lương của công chức.

    Vậy trách nhiệm đối với công việc, đối với xã hội của công chức là gì?, ở đâu?.

    Rất mong ý kiến thảo luận của các thành viên.

    Cập nhật bởi admin ngày 24/09/2010 09:27:31 AM
     
    19809 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #61953   24/09/2010

    manhtamvt
    manhtamvt
    Top 500
    Lớp 2

    Phú Thọ, Việt Nam
    Tham gia:18/08/2010
    Tổng số bài viết (363)
    Số điểm: 3287
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 17 lần


    Đó cũng là bản chất chung của con người các nhân viên công sở, văn phòng công ty cũng đang ăn ắp thời gian làm việc của cơ quan, doanh nghiệp. Mỗi điều cách ăn cắp khác hơn vì họ bị quản lý chặt về thời gian ( đến và về đúng giờ), họ ăn cắp thời gian như lướt wed, chat, buôn dưa lê ... hiện nay công nghệ thông tin phát triển nên ăn cắp thời gian theo con con đường này chiếm nhiều nhất đối với nhân viên công sở, văn phòng ( tôi và bạn cũng không nằm ngoại lệ).

    Có một số ngành đặc thù công chức cũng khó ăn cắp thời gian như giáo viên chẳng hạn. Song song với việc thói quên ăn cắp thời gian của nhân viên công sở, cơ quan cũng không ít nhân viên làm ngày làm đêm công hiến cho cơ quan, doanh nghiệp.

    Nhưng theo quan điểm của tôi thì dù ăn cắp thời gian hay không thì mấu chốt phải hoàn thành tốt công việc được giao để đạt mục tiêu chung của đơn vị.

    Theo nguyên lý 80/20 cũng chỉ ra rằng hàng ngày mỗi con người chỉ cần 20% thời gian đã giải quyết được 80% công việc, 80% thời gian còn lại chỉ giải quyết được 20% công việc còn lại. Do đó mình nên tập trung vào 20% thừoi gian này làm việc hiệu quả hơn là có thể giải quyết 100% công việc.

    Công chức thì cũng là con người nên có có đầy đủ các tính cách và thói quen chung nhất của con người.


    Theo các bạn thì công chức hiện này nằm ở Style nào dưới đây là phổ biến, trong cuốn nguyên lý 80/20 của Richard Koch, có đoạn như sau :

    “Tướng Von Maistein bàn về lực lượng Sĩ quan Đức như sau :

    Sĩ quan có bốn loại. Loại thứ nhất là những sĩ quan ngu ngốc, biếng nhác. Loại này vô hại, nên cứ để mặc họ…

    Loại thứ hai là những sĩ quan thông minh, cần mẫn. Họ là những sĩ quan tham mưu tuyệt vời, đảm bảo mọi chi tiết được xem xét một cách đúng mực.

    Loại thứ ba là những sĩ quan ngu ngốc, cần mẫn. Nững người này là cả một mối hiểm họa và cần phải sa thải ngay lập tức. Họ gây ra những công việc “trật trìa” cho mọi người.

    Loại cuối cùng là những sĩ quan lười nhác, thông minh. Sĩ quan loại này phù hợp cho những chức vụ cao nhất.”

     

    We can do !

     
    Báo quản trị |  
  • #62012   24/09/2010

    kienlawyer
    kienlawyer
    Top 500
    Lớp 3

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:24/03/2009
    Tổng số bài viết (284)
    Số điểm: 4455
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 71 lần


    Theo mình nghĩ việc kiểm soát thời giờ làm việc của từng cá nhân (ví như trong giờ làm việc họ phải làm việc công, ko được chơi, ko được làm việc riêng...) thì rất khó và không khả thi bởi bản chất của con người là lười nhác và ham chơi hơn ham làm (ko biết có cực đoan quá ko), các bạn cứ thử đặt mình vào mà xem, nếu như ko có việc hoặc ko bị quản lý chặt về thời gian thì có muốn làm hay muốn chơi.

    Tóm lại theo mình, họ chỉ làm khi: 1.Có nghĩa vụ - tức có việc cần họ làm. 2.Công việc đến hạn phải làm hoặc công việc yêu cầu cần xong gấp. 3. Làm vì mục đích thể hiện/thăng tiến hoặc vì tiền (làm theo sản phẩm). 4......

    Như vậy, chỉ có thể quản lý thời gian bằng cách:

    1. Quy định thời gian làm việc, nhất là đối với cơ quan Nhà nước (điều này đã có quy định).

    2. Theo dõi và xử phạt nghiêm các trường hợp vi phạm thời gian:

    Ví dụ đến giờ hành chính mà chuyên viên nhà nước chưa đi làm, hoặc nghỉ trước giờ hành chính, hoặc trong giờ hành chính làm việc riêng, khi có yêu cầu giải quyết không hoặc chậm giải quyết...gây ảnh hưởng cho người dân đến làm thủ tục...đều phải xử lý nghiêm.

    Điều này rất khó thực hiện nhưng theo tôi lại rất quan trọng. Đặc biệt nếu cơ quan, tổ chức nào quy định giờ trái quy định Nhà nước cần xử phạt nghiêm người đứng đầu cơ quan/tổ chức đó.

    3. Kiểm soát về khối lượng công việc, thời hạn/tiến độ thực hiện công việc:

    Điều này sẽ kiểm soát được thời giờ làm việc của người lao động được hiệu quả hơn. Khi chưa xong việc hoặc có việc đang cần giải quyết thì họ sẽ không/hạn chế làm việc riêng hoặc ví dụ nếu có cán bộ, chuyên viên có việc bận, về sớm hơn giờ quy định nhưng vẫn đảm bảo thực hiện hết công việc của mình trong ngày hoặc có người thực hiện thay công việc của mình thì vẫn có thể được.

    Việc thỏa thuận giữa người có việc và người làm thay là do họ tự thỏa thuận, đảm bảo không ảnh hưởng đến công việc chung của cơ quan/tổ chức.

    P/s: Cảm ơn bạn manhtamvt về câu chuyện về 4 loại người của bạn nhé. Rất hay đấy!

    Trân Trọng.

    Luật sư Đặng gia Kiên

    Công ty tư vấn Luật LINCON & Brothers

    Mobile: 0986 99 8668

    Email: kien.danggia@gmail.com

     
    Báo quản trị |  
  • #62228   26/09/2010

    toanmtxhb
    toanmtxhb

    Sơ sinh

    Hoà Bình, Việt Nam
    Tham gia:23/09/2010
    Tổng số bài viết (21)
    Số điểm: 210
    Cảm ơn: 7
    Được cảm ơn 6 lần


    kienlawyer viết:

    Theo mình nghĩ việc kiểm soát thời giờ làm việc của từng cá nhân (ví như trong giờ làm việc họ phải làm việc công, ko được chơi, ko được làm việc riêng...) thì rất khó và không khả thi bởi bản chất của con người là lười nhác và ham chơi hơn ham làm (ko biết có cực đoan quá ko), các bạn cứ thử đặt mình vào mà xem, nếu như ko có việc hoặc ko bị quản lý chặt về thời gian thì có muốn làm hay muốn chơi. Tóm lại theo mình, họ chỉ làm khi: 1.Có nghĩa vụ - tức có việc cần họ làm. 2.Công việc đến hạn phải làm hoặc công việc yêu cầu cần xong gấp. 3. Làm vì mục đích thể hiện/thăng tiến hoặc vì tiền (làm theo sản phẩm). 4......

    Như vậy, chỉ có thể quản lý thời gian bằng cách:
    1. Quy định thời gian làm việc, nhất là đối với cơ quan Nhà nước (điều này đã có quy định).
    2. Theo dõi và xử phạt nghiêm các trường hợp vi phạm thời gian: Ví dụ đến giờ hành chính mà chuyên viên nhà nước chưa đi làm, hoặc nghỉ trước giờ hành chính, hoặc trong giờ hành chính làm việc riêng, khi có yêu cầu giải quyết không hoặc chậm giải quyết...gây ảnh hưởng cho người dân đến làm thủ tục...đều phải xử lý nghiêm. Điều này rất khó thực hiện nhưng theo tôi lại rất quan trọng. Đặc biệt nếu cơ quan, tổ chức nào quy định giờ trái quy định Nhà nước cần xử phạt nghiêm người đứng đầu cơ quan/tổ chức đó.
    3. Kiểm soát về khối lượng công việc, thời hạn/tiến độ thực hiện công việc: Điều này sẽ kiểm soát được thời giờ làm việc của người lao động được hiệu quả hơn. Khi chưa xong việc hoặc có việc đang cần giải quyết thì họ sẽ không/hạn chế làm việc riêng hoặc ví dụ nếu có cán bộ, chuyên viên có việc bận, về sớm hơn giờ quy định nhưng vẫn đảm bảo thực hiện hết công việc của mình trong ngày hoặc có người thực hiện thay công việc của mình thì vẫn có thể được. Việc thỏa thuận giữa người có việc và người làm thay là do họ tự thỏa thuận, đảm bảo không ảnh hưởng đến công việc chung của cơ quan/tổ chức.

    P/s: Cảm ơn bạn manhtamvt về câu chuyện về 4 loại người của bạn nhé. Rất hay đấy!

    điều 1 và điều 2 đã có quy định cụ thể rồi nhưng vẫn ko kiểm soát nổi

    riêng điều 3 là hợp lí nhất và có tính khả thi cao

    ủng hộ bạn ở ý kiến này

     
    Báo quản trị |  
  • #62212   26/09/2010

    chaulevan
    chaulevan
    Top 100
    Lớp 8

    Bình Định, Việt Nam
    Tham gia:26/02/2009
    Tổng số bài viết (761)
    Số điểm: 11158
    Cảm ơn: 342
    Được cảm ơn 594 lần


    @ Kienlawyer,
    Cám ơn ý kiến rất hay của bạn, nếu các ông thủ trưởng cơ quan nhà nước của chúng ta mà tuân thủ 3 quy trình quản lý thời gian làm việc của bạn thì dân được nhờ bao nhiêu. Tiếc rằng ...

    CV

     
    Báo quản trị |  
  • #62260   27/09/2010

    hovanhong129
    hovanhong129
    Top 500
    Male
    Lớp 5

    Thừa Thiên Huế, Việt Nam
    Tham gia:01/07/2010
    Tổng số bài viết (386)
    Số điểm: 6582
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 48 lần


    chaulevan viết:
    @ Kienlawyer,
    Cám ơn ý kiến rất hay của bạn, nếu các ông thủ trưởng cơ quan nhà nước của chúng ta mà tuân thủ 3 quy trình quản lý thời gian làm việc của bạn thì dân được nhờ bao nhiêu. Tiếc rằng ...


    Không biết Chaulevan tiếc cái gì khi chốt hạ câu" Tiếc rằng..."


    Như vậy rất nhiều vấn đề liên quan đến chất lượng cũng như phẩm chất đạo đức của người đứng đầu cơ quan đơn vị.

    Thế nhưng vì sao họ lại như vây? Đã có bạn nào tìm hiểu chưa?

    Nếu như vậy có nên đặt vấn đề xem lại chế độ thủ trưởng hay không?

    Mong mọi người tham gia thảo luận cho vui vẻ.

    Hãy hát lên cho yêu đời

     
    Báo quản trị |  
  • #62846   01/10/2010

    thuantiu
    thuantiu

    Mầm

    Yên Bái, Việt Nam
    Tham gia:19/03/2010
    Tổng số bài viết (35)
    Số điểm: 665
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1 lần


    Tại sao mọi ngườì không nghĩ đến mặt tích cực của vấn đề, các mẹ, các chị thì đón đưa con cái đi học đúng giờ chẳng là hữu ích hay sao. Các quý ông tranh thủ làm thêm việc gì đó để tăng thu nhập hay chí ít cũng giúp được vợ con phần nào. Giao lưu tại quán cà phê là tăng cường mối quan hệ tiềm năng nảy sinh những khoản lợi nhuận sau này. Mặt khác, bớt chút thời gian mà được thoải mái thì sức khoẻ tốt hơn, không phải đi khám, chữa bệnh thì đỡ tốn kém chi phí về đầu tư cho Y tế của nước nhà.

    Chính vì vậy phải đánh giá cán bộ công chức qua hiệu quả công việc, thái độ ý thức đối với công việc. Công tác giáo dục tư tưởng cho người lao động phải được nâng lên, quan tâm hơn nữa. Tăng cường hiệu quả công tác kiểm tra, đánh giá sát thực đối với mỗi cán bộ, chế độ thưởng phạt công minh...

    Nâng cao nhận thức về luật lao động, quy chế làm việc, đạo đức tác phong cho cán bộ công chức phải thường xuyên, lien tục ở mỗi cơ quan, đơn vị sẽ góp phần hạn chế tình trạng " tham ô giờ giấc " như vấn đề đặt ra.
     
    Báo quản trị |  
  • #63134   05/10/2010

    Nguyen_Y_Van
    Nguyen_Y_Van

    Female
    Sơ sinh

    Đăk Lăk, Việt Nam
    Tham gia:05/10/2010
    Tổng số bài viết (23)
    Số điểm: 225
    Cảm ơn: 16
    Được cảm ơn 8 lần


    Nói như vậy thì Ban chấp hành Trung ương đảng đâu cần phải phát động 'Cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh" nữa, ai cũng thấm nhuần đạo đức của người, mà người công chức lại là người tiên phong thực để hiện.

    Cái bệnh này em nghĩ nó đã thành căn bệnh trầm kha trong xã hội, đã chuyển sang giai đoạn di căn mà không thuốc kháng sinh nào có thể tiêu diệt.


    Bản thân chính những ông thủ trưởng còn "vướng", chót nhúng tràm rồi thì các bác hỏi xem còn nói được ai nữa! không tin chứ các bác ra những quán ăn sáng, cafe mà xem toàn những ông cán bộ công chức ngồi đó nhièu lắm
     
    Báo quản trị |  
  • #68907   16/11/2010

    hungthamnhung
    hungthamnhung
    Top 500
    Lớp 3

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:29/10/2010
    Tổng số bài viết (226)
    Số điểm: 4529
    Cảm ơn: 46
    Được cảm ơn 75 lần


    Tôi nghe có người tổng kết một câu liên quan đến vấn đề này. Tôi thì không tán thành nhưng thấy nó hay hay và cũng đáng để suy nghĩ, không biết các bạn nghĩ sao:

    "Cán bộ giả vờ làm việc, Nhà nước giả vờ trả lương.

    Cán bộ cứ tưởng là mình ăn cắp được thời gian của Nhà nước

    Có biết đâu là   đang ăn cắp chính cuộc đời mình"
     
    Báo quản trị |  
  • #70764   27/11/2010

    Xmen-8711
    Xmen-8711
    Top 25
    Male
    Lớp 12

    An Ninh, Việt Nam
    Tham gia:24/01/2008
    Tổng số bài viết (2729)
    Số điểm: 19322
    Cảm ơn: 945
    Được cảm ơn 1058 lần
    ContentAdministrators
    SMod

    Tiện có bài "ca rao" em rinh bên tuoitre về các pác vui nhá

    Cơm ăn một bát chưa no
    “Tám” nhau suốt buổi vẫn chưa mỏi mồm.

    ● Hỏi anh quần áo bảnh bao

    Cớ sao đi đứng lao đao, dật dờ?

    Em hỏi thì anh xin thưa

    Anh là công chức lương chưa đủ xài.

     

    ● Công chức cực lắm ai ơi

    Tám giờ vàng ngọc phải chơi tám giờ.

    Hè ngồi phòng lạnh dễ ho

    Đông ngồi phòng kín không “cho” ra ngoài

    Dân không biết cứ phê hoài

    Phê công chức lười lại hách với dân.

     

    ĐINH HUYỀN CHIÊNS (Ninh Bình)

    Cập nhật bởi xmen_8711 ngày 27/11/2010 10:42:39 PM
     
    Báo quản trị |  
  • #75247   26/12/2010

    tinhvan259
    tinhvan259

    Male
    Mầm

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:08/11/2010
    Tổng số bài viết (63)
    Số điểm: 885
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 4 lần


    Bên cạnh những người công chức có tâm huyết vì dân thì không ít những vị công chức (công bộc của nhân dân) ngoài việc "ăn cắp" thời gian.

     Thì làm việc con hạch sách, cửa quyền đối với người dân. Họ được trao quyền lực để phục vụ lợi ích cho nhân dân, thì có không ít vị trở thành lực cản để người dân thực hiện quyền làm chủ của mình. Thật!!!!!!
     
    Báo quản trị |  
  • #75758   29/12/2010

    hovanhong129
    hovanhong129
    Top 500
    Male
    Lớp 5

    Thừa Thiên Huế, Việt Nam
    Tham gia:01/07/2010
    Tổng số bài viết (386)
    Số điểm: 6582
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 48 lần


    Thật buồn vì bộ máy công chức hiện nay, vừa cồng kềnh, vừa làm việc kém hiệu quả... đã thế
    lại còn "Hành dân là chính nữa". theo các bạn nguyên nhân này bắt đầu từ đâu????

    Hãy hát lên cho yêu đời

     
    Báo quản trị |  
  • #75838   29/12/2010

    Bạn nói thế là không đúng rồi. các công chức đâu ăn cắp thời gian đó là thời gian được các công chức quy định cho riêng mình đấy chứ. cuối tuần, tháng, năm bình bầu xuất sắc thì ý sếp là ý của công chức là xong.
     
    Báo quản trị |  
  • #75983   30/12/2010

    hovanhong129
    hovanhong129
    Top 500
    Male
    Lớp 5

    Thừa Thiên Huế, Việt Nam
    Tham gia:01/07/2010
    Tổng số bài viết (386)
    Số điểm: 6582
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 48 lần


    potay.com

    Hãy hát lên cho yêu đời

     
    Báo quản trị |  
  • #81727   09/02/2011

    xxxHeoconxxx
    xxxHeoconxxx

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:09/02/2011
    Tổng số bài viết (6)
    Số điểm: 30
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Mình từng làm việc cho 2 công ty nước ngoài, có 2 cách quản lý khác nhau mình xin nêu ra các bạn tham khảo giùm mình xem:

    - công ty 1: vào công ty là có thẻ quẹt ngay cửa liền, cú làm suốt đến nghỉ trưa cũng quẹt thẻ, chiều ra vô quẹt thẻ hết. Còn khi làm việc thì ngay đầu ngày là có 1 list công việc phải làm chi tiết luôn. 8h đến 8h30 : tổng kết công việc ngày hôm qua, làm được gì, chưa làm gì, bao nhiêu % hòan thành, từ 8h30 là bắt đầu công việc theo kế họach, 5h đến 5h30 là lập kế hoạch cho ngày mai và gửi mail cho sếp...

    Hic   Lương của bạn là chính những gì bạn làm. Tính lương ghê lắm. Lương căn bản có 3tr thui. Còn lương kinh doanh thì tính theo từng ngày luôn đó, mới vào chính thức thì ngày 100.000 nếu hòan thành 100% kế hoạch mà sếp đã duyệt cho mình còn không thì tính theo % hòan thành/ngày + tiếp tiếp từng ngày mà các bạn đừng nói muốn lập kế họach thế nào thì lập nha.

    Sếp duyệt hết đó, thấy khối lượng việc ít thì sếp thêm vào cho bạn nữa đó. Tốt nhất đừng để sếp thêm vào hix hix nếu không múôn làm hòai không hết. Ah đi trễ, về sớm thì trừ te tua luôn.

    - công ty 2: 8h vào họp đầu giờ khoảng 15p rùi báo cáo công việc xong mốn làm gì thì làm nhưng phải hòan thành công việc được phân công. Bạn có thể ra ngòai, làm gì thì làm và không cần quay lại công ty nhưng nếu 3 ngày liên tiếp không hòan thành thì out. Không có cơ hội lần 2.

    Tiêu chí công ty là tự do - linh động - hiệu quả. Và người VN mình thì thường 10 người bị out hế t8 người vì thấy công ty không quản lý thời gian nên ... bị out mà không biết luôn thường những người đó không hòan thành chỉ tiêu hàng ngày. Nhưng người Nhật thì trụ lâu lắm họ làm việc ghê lắm có khi 6,7h tối còn quay lại công ty làm nốt nữa.

    nếu là bạn thì bạn thích công ty nào?

     
    Báo quản trị |