Con ruột đã cho nguời khác nuôi có được nhận thừa kế?

Chủ đề   RSS   
  • #72218 07/12/2010

    tranvantroi

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:07/12/2010
    Tổng số bài viết (17)
    Số điểm: 230
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1 lần


    Con ruột đã cho nguời khác nuôi có được nhận thừa kế?

    Luật sư cho hỏi: Theo quy định của pháp luật có rất nhiều văn bản nói đến con nuôi được nhận quyền thừa kế tài sản của cha mẹ nuôi. Nhưng trong thực tế con ruột đã cho người khác nuôi thì sao, tôi không tìm thấy văn bản nào nói rõ trường hợp này. Nếu được thì căn cứ vào văn bản nào? Cám ơn luật sư.

     
    13161 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #72224   07/12/2010

    luatsuvan
    luatsuvan
    Top 500
    Mầm

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/11/2010
    Tổng số bài viết (149)
    Số điểm: 826
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 18 lần


    Chào bạn,

    Theo thông tin bạn hỏi,tôi hiểu ý bạn muốn hỏi có phải là người con ruột đã cho người khác nuôi thì vẫn được quyền thừa kế tài sản của cha mẹ ruột của mình mặc dù đã được cho làm con nuôi của người khác?
    Việc cho làm con nuôi người khác không làm chấm dứt quan hệ huyết thống với cha mẹ ruột nên theo quy định pháp luật thì người đó vẫn được quyền hưởng thừa kế từ cha mẹ ruột.

    Luật hôn nhân và gia đình 2000

    Điều 67.
     Nuôi con nuô

    1. Nuôi con nuôi là việc xác lập quan hệ cha mẹ và con giữa người nhận nuôi con nuôi và người được nhận làm con nuôi, bảo đảm cho người được nhận làm con nuôi được trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục phù hợp với đạo đức xã hội.

    Một người có thể nhận một hoặc nhiều người làm con nuôi.

    Giữa người nhận nuôi con nuôi và người được nhận làm con nuôi có các quyền, nghĩa vụ của cha mẹ và con theo quy định của Luật này.

    Điều 74. Quyền và nghĩa vụ giữa cha mẹ nuôi và con nuôi

    Giữa cha mẹ nuôi và con nuôi có các quyền và nghĩa vụ của cha mẹ và con theo quy định tại Luật này, kể từ thời điểm đăng ký việc nuôi con nuôi.

    Con liệt sĩ, con thương binh, con của người có công với cách mạng được người khác nhận làm con nuôi vẫn được tiếp tục hưởng mọi quyền lợi của con liệt sĩ, con thương binh, con của người có công với cách mạng.

    Trân trọng
    Luật sư Bùi Thị Thùy Vân

     
    Báo quản trị |  
  • #72268   07/12/2010

    tranvantroi
    tranvantroi

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:07/12/2010
    Tổng số bài viết (17)
    Số điểm: 230
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1 lần


    Cám ơn luật sư đã nhiệt tình trả lời.

    Nhưng cơ sở pháp lý là điều 67, 74 Luật Hôn nhân và gia đình 2000 thì không chính xác vì 2 điều này chỉ nói đến quyền và nghĩa vụ giữa cha mẹ nuôi và con nuôi.
           
    Theo tôi quy định này có thể căn cứ vào Bộ luật dân sự 2005 có quy định:

    Điều 678: Quan hệ thừa kế giữa con nuôi và cha nuôi, mẹ nuôi và cha đẻ, mẹ đẻ. "Con nuôi và cha nuôi, mẹ nuôi được thừa kế di sản của nhau và còn được thừa kế di sản theo qiuy định tại Điều 676 và Điều 677 của luật này".

    Tại Điều 676 quy định các hàng thừa kế theo pháp luật. Điều 677 quy định thừa kế thế vị.
     
    Báo quản trị |  
  • #72302   08/12/2010

    luatsuvan
    luatsuvan
    Top 500
    Mầm

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/11/2010
    Tổng số bài viết (149)
    Số điểm: 826
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 18 lần


    Chào bạn,

    Cảm ơn bạn đã làm rõ thêm các căn cứ pháp luật.

    Chúc bạn thành công

    Trân trọng

    Luật sư Bùi Thị Thùy Vân
     
    Báo quản trị |  
  • #72654   09/12/2010

    nkkhuy
    nkkhuy
    Top 200
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:14/04/2010
    Tổng số bài viết (393)
    Số điểm: 4573
    Cảm ơn: 5
    Được cảm ơn 65 lần


    Chào bạn!

    Hiện nay thì nếu căn cứ vào Luật Hôn nhân gia đình thì vấn đề của bạn đưa ra sẽ chưa có những căn cứ thật chính xác cho việc áp dụng
     
    tuy nhiên thì tôi cũng xin thông báo cho bạn biết thì hiện nay chúng ta đang có Dự thảo của Luật nuôi con nuôi và Luật này sẽ có hiệu lực vào ngày 01/01/2011, quy định cụ thể hơn trong lĩnh vực nuôi con nuôi,

    trong đó tại Khoản 4, Điều 22 có quy định về hệ quả của việc nuôi con nuôi trong đó có liệt kê việc cha mẹ đẻ không có quyền với con đã được nhận làm con nuôi nếu như cha mẹ nuôi và cha mẹ đẻ không có sự thỏa thuận khác, đáng chú ý hơn là trong phần liệt kê này thì lại không có quyền được thừa kế từ con đã được nhận làm con nuôi đối với cha mẹ đẻ.

    Điều này chứng tỏ một điều tuy ở đây Pháp luật không căn cứ cụ thể điều này nhưng nếu chúng ta suy luận thì có thể dùng điều này để làm cơ sở pháp lý cho vấn đề bạn vừa nêu.

    nguyenhuylaw@gmail.com

    Phone: 0906.597.179

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn nkkhuy vì bài viết hữu ích
    tranghalam (27/03/2016)
  • #72668   10/12/2010

    luatsuvan
    luatsuvan
    Top 500
    Mầm

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/11/2010
    Tổng số bài viết (149)
    Số điểm: 826
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 18 lần


    Chào bạn,

    Cảm ơn bạn đã cung cấp thêm 1 số thông tin hữu ích cho vấn đề đang được hỏi.

    Chúc bạn thành công và hạnh phúc

    Trân trọng

    Luật sư Bùi Thị Thùy Vân
     
    Báo quản trị |  
  • #73775   17/12/2010

    trancuongvc
    trancuongvc

    Sơ sinh

    Sóc Trăng, Việt Nam
    Tham gia:17/12/2010
    Tổng số bài viết (5)
    Số điểm: 35
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Bạn nkkhuy nói không chính xác:

    Luật nuôi con nuôi tại Điều 22 không có khoản 4. Có lẽ bạn nói đến Điều 24:
    Hệ quả nuôi con nuôi mới có khoản 4 nhưng tại khoản này chỉ quy định việc chấm dứt quyền và nghĩa vụ của cha mẹ đẻ đối với con đã cho nếu như giữa cha mẹ ruột và cha mẹ nuôi không có sự thoả thuận nào khác mà không nói đến quyền thừa kế của con đẻ đã cho người khác nuôi hay nói cách khác là quyền và nghĩa vụ của con đẻ đối với cha mẹ đẻ.

    Theo tôi Luật nuôi con nuôi không có phủ nhận quyền thừa kế của con đẻ đã cho vì những lý do: 


    - Về nguyên tắc Luật nuôi con nuôi không thể trái Bộ luật dân sự 2005.

     
    - Về đạo đức có lẽ khi ban hành luật các nhà làm luật cũng đã cân nhắc kỹ điều này: bản thân đứa con khi sinh ra không được cha mẹ đẻ nuôi là một thiệt thòi nhiều, hơn nữa về mặt huyết thống thì bất di bất dịch không thể chối bỏ được. Ngoài ra, có lẽ còn phải phù hợp với luật pháp quốc tế nữa. 

            
     
    Báo quản trị |  
  • #73817   17/12/2010

    luatsuvan
    luatsuvan
    Top 500
    Mầm

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/11/2010
    Tổng số bài viết (149)
    Số điểm: 826
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 18 lần


    Cảm ơn những trao đổi và ý kiến đóng góp của bạn.
    Chúc bạn thành công và hạnh phúc.

    Trân trọng
    Luật sư Bùi Thị Thùy Vân
     
    Báo quản trị |  
  • #73921   17/12/2010

    nkkhuy
    nkkhuy
    Top 200
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:14/04/2010
    Tổng số bài viết (393)
    Số điểm: 4573
    Cảm ơn: 5
    Được cảm ơn 65 lần


    Chào bạn trancuongvc!
    Tôi không biết là bạn đang nói đến Luật nuôi con nuôi "nào". Con Luật nuôi con nuôi mà tôi viện dẫn ở trên là luật nuôi con nuôi có hiệu lực vào ngày 01/01/2011.
    Bản có thể tải bản dự thảo để tìm hiểu thêm.
    Trân trọng!

    nguyenhuylaw@gmail.com

    Phone: 0906.597.179

     
    Báo quản trị |  
  • #74608   22/12/2010

    trancuongvc
    trancuongvc

    Sơ sinh

    Sóc Trăng, Việt Nam
    Tham gia:17/12/2010
    Tổng số bài viết (5)
    Số điểm: 35
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


           Cào bạn nkkhuy!

          Tất nhiên là nói đến Luật nuôi con nuôi của nước CH XHCN Việt Nam. Luật số 52/2010/QH12, được Quốc hội thông qua ngày 17/6/2010 do  Chủ tịch Nguyễn Phú Trọng ký và có hiệu lực từ ngày 01/01/2011.

           Luật có tất cả 5 chương, 52 điều. Tôi đã xem hết, Luật không có điều khoản  nào tước bỏ quyền thừa kế tài sản của con đẻ đối với cha mẹ đẻ và đặc biệt là  điều 22 không có khoản 4 nhé. 

            Mời bạn xem lại!

     
    Báo quản trị |  

Tư vấn của Luật sư có tính chất tham khảo, bạn có thể liên hệ trực tiếp với Luật sư theo thông tin sau: