Con nuôi và con đẻ có được kết hôn với nhau không?

Chủ đề   RSS   
  • #491660 14/05/2018

    chiakinguyen
    Top 500
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:13/06/2016
    Tổng số bài viết (208)
    Số điểm: 4134
    Cảm ơn: 87
    Được cảm ơn 264 lần


    Con nuôi và con đẻ có được kết hôn với nhau không?

    Nhiều tình huống thực tế xảy ra khiến cho người trong cuộc dở khóc dở cười, nhưng thực tế, nếu không vi phạm điều cấm của luật thì chúng ta vẫn được thực hiện thôi.

    Đơn cử như có trường hợp vợ chồng chị nọ bị hiếm muộn nhiều năm, tình cờ sáng một hôm đi tập thể dục và nhặt được đứa trẻ bị bỏ rơi, nên đem về nuôi.

    Mãi thời gian sau khi nuôi đứa trẻ đấy, vợ chồng chị nọ mới hạ sinh được đứa con đầu lòng.

    Nuôi con nuôi lẫn con đẻ trong nhà, xem chúng nó đều là con, thấy chúng nó thương nhau cũng mừng.

    Nhưng sau lớn lên, lại nảy sinh tình cảm trai gái, và có ý định kết hôn.

    Một số gia đình không cho phép dù cả 2 đã đủ tuổi trưởng thành, nhưng nghĩ lại tại sao không được phép khi pháp luật không hề cấm.

    Luật hôn nhân gia đình 2014 quy định về điều kiện kết hôn như sau:

    Điều 8. Điều kiện kết hôn

    1. Nam, nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các điều kiện sau đây:

    a) Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;

    b) Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định;

    c) Không bị mất năng lực hành vi dân sự;

    d) Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn theo quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 5 của Luật này.

    2. Nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính.

    Chú thích các trường hợp cấm kết hôn là:

    - Kết hôn giả tạo, ly hôn giả tạo;

    - Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn;

    - Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ;

    - Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng;

    Như vậy, chỉ cần con đẻ và con nuôi đáp ứng điều kiện trên thì vẫn được phép kết hôn.

     
    18225 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn chiakinguyen vì bài viết hữu ích
    duongduongcute (14/09/2018)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #491720   14/05/2018

    hoatuyetly152
    hoatuyetly152
    Top 200
    Female
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:03/11/2011
    Tổng số bài viết (445)
    Số điểm: 2979
    Cảm ơn: 19
    Được cảm ơn 85 lần


    Lúc trước xem phim mình cũng thấy có những phim xây dựng theo motip này thấy cũng khá thú vị. Còn trong thực tế thì quả thật chưa thấy vì có lẽ truyền thống người Việt cho rằng anh em trong một nhà mà cưới nhau là “trái luân thường đạo lý”. Nhưng xét dưới góc độ pháp luật thì hoàn toàn được nếu hai người đáp ứng đủ điều kiện như bạn đã nêu. Còn xét dưới góc độ tình cảm thì càng tốt hơn vì hai người họ vốn đã là anh em nên mối quan hệ hôn nhân chắc sẽ bền vững hơn.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #491730   14/05/2018

    nguyenphuong2804
    nguyenphuong2804
    Top 150
    Female
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:14/04/2018
    Tổng số bài viết (635)
    Số điểm: 4110
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 37 lần


    Thật ra nếu so sánh về điều kiện kết hôn thì việc con ruột với con nuôi kết hôn không vi phạm gì cả. Nhưng xét trên thực tế, việc này khó lòng xảy ra do người Việt coi trọng đạo đức nên việc anh em cưới nhau là chuyện không thể. Dù không có quan hệ huyết thống gì cả nhưng chuyện kết hôn của họ chắc chắn sẽ bị người khác dèm pha, dị nghị.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn nguyenphuong2804 vì bài viết hữu ích
    tuoitre2407 (24/07/2018)
  • #492083   18/05/2018

    Việc kết hôn ở các quốc gia Á Đông như Việt Nam không những chịu sự điều chỉnh của pháp luật hôn nhân mà còn chịu sự ảnh hưởng của văn hóa, đạo đức. Trong trường hợp này là đạo đức do gia đình đặt ra. Mặc dù là con nuôi nhưng nuôi nấng một thời gian dài, họ gần như xem con nuôi là con ruột. Không những thế, những người bên ngoài không biết rõ chuyện sẽ nghĩ họ là anh em ruột, chắc hẳn bố mẹ cũng không chịu đựng được những gièm pha từ bên ngoài.

     
    Báo quản trị |  
  • #492109   19/05/2018

    quytan2311
    quytan2311
    Top 150
    Male
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:07/04/2016
    Tổng số bài viết (513)
    Số điểm: 4889
    Cảm ơn: 125
    Được cảm ơn 157 lần


    Công dân được làm những điều mà pháp luật không cấm nên theo mình thì Luật hôn nhân và gia đình không cầm và các cá nhân đáp ứng điều kiện kết hôn thì vẫn được kết hôn. Đúng như nhiều mem khác có đề cập thì đây đúng là về mặt văn hóa, đạo lý, mặc dù không chung huyết thống nhưng rất kỳ, việc nói con nuôi thì cần phải làm rõ là có phải đã được nhận nuoi theo đúng pháp luật không nữa nhé.

     
    Báo quản trị |  
  • #493392   02/06/2018

    Kimhang1302
    Kimhang1302
    Top 500
    Chồi

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:22/05/2018
    Tổng số bài viết (139)
    Số điểm: 1235
    Cảm ơn: 38
    Được cảm ơn 20 lần


    trước giờ mình cứ tưởng là con nuôi và con đẻ thì pháp luật cấm không được kết hôn, đọc xong bài viết của chủ thớt thì nếu đáp ứng đủ điều kiện như đã nêu ở trên thì vẫn được nhỉ. nhưng mà trên thực tế mình thấy vẫn không nên, xét về tính văn hóa. đạo đức thì như thể anh em trong nhà kết hôn với nhau vậy ý, kêt hôn rồi sẽ bị người ngoài đánh giá nhiều nếu họ không biết. Coi phim thì thấy nhiều đôi nó như vậy, rồi hạnh phúc chung sống bên nhau các kiểu. nhưng mà phim thì cũng chỉ là phim thôi

     
    Báo quản trị |  
  • #494087   13/06/2018

    trantomy
    trantomy
    Top 150
    Lớp 4

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:04/06/2016
    Tổng số bài viết (558)
    Số điểm: 5400
    Cảm ơn: 184
    Được cảm ơn 180 lần


    Xét về pháp luật thì không cấm con nuôi và con đẻ kết hôn và mọi công dân có quyền làm những việc mà pháp luật không cấm. Nhưng xét về đạo đức truyền thồng hay đơn giản chỉ là suy nghĩ của những người cha người mẹ thì khó lòng mà chấp thuận được. Nhưng thiết nghĩ nếu con cái họ thực sự yêu nhau thì bố mẹ cũng nên tác thành. 

     
    Báo quản trị |  
  • #497625   23/07/2018

    anhkhoayentam
    anhkhoayentam
    Top 500
    Male
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:08/12/2015
    Tổng số bài viết (335)
    Số điểm: 2826
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 48 lần


    Luật hôn nhân và gia đình 2014 cấm các trường hợp sau theo điểm d khoản 2 điều 5 như sau: 

    "d) Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng 

    ..."

    Như vậy, quan hệ giữa con nuôi và con đẻ hoàn toàn không thuộc những trường hợp bị cấm kết hôn. Do đó, chỉ cần đảm bảo thêm điều kiện kết hôn theo điều 8 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định về điều kiện kết hôn là có thể kết hôn bình thường.Cụ thể:

    "1. Nam, nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các điều kiện sau đây:

    a) Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;

    b) Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định;

    c) Không bị mất năng lực hành vi dân sự;

    d) Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn theo quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 5 của Luật này.

    2. Nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính"

    Tóm lại, nếu muốn kết hôn giữa con nuôi và con đẻ phải đủ điều kiện về độ tuổi và tính tự nguyện theo quy định nêu trên, hai anh em/hai chị em đủ điều kiện kết hôn với nhau và việc kết hôn đó được pháp luật công nhận khi đã thực hiện đúng trình tự thủ tục theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình. 

    Tuy nhiên, đây là trường hợp kết hôn khá đặc biệt nên cần phải hỏi ý kiến cha mẹ và tập quán địa phương như thế nào để bảo đảm cuộc sống hạnh phúc sau này

     
    Báo quản trị |  
  • #499158   09/08/2018

    Mình thấy vấn đề này khá thú vị và thấy nhiều trên phim ảnh đặc biệt là các phim Hàn Quốc. Nếu như không rơi vào các trường hợp bị cấm như bạn nêu thì việc này hoàn toàn được phép.

     
    Báo quản trị |  
  • #499712   15/08/2018

    linhtrang123456
    linhtrang123456
    Top 50
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/12/2017
    Tổng số bài viết (2021)
    Số điểm: 14695
    Cảm ơn: 11
    Được cảm ơn 321 lần


    Việc kết hôn giữa con đẻ và con nuôi không cấm miễn sao đáp ứng đủ điều kiện kết hôn theo quy định của pháp luật là được. Về mặt pháp luật thì không có gì sai cả, tuy nhiên trên thực tế việc kết hôn như vậy không nhiều, có thể do sợ điều tiếng, ngăn cản của gia đình...

     
    Báo quản trị |  
  • #502157   14/09/2018

    Con nuôi và con đẻ tuy không có quan hệ huyết thống ruột thịt, tuy nhiên pháp luật hiện hành không chó phép con ruột và con nuôi kết hôn với nhau. Quy định này của pháp luật rất hợp lý, bỡi lẻ con nuôi hay con ruột về bản chất vẫn là con của một gia đình có bố mẹ, vẫn được hưỡng thừa kế hãy những quyền lợi và nghĩa vụ khác ngang nhau. Nếu cho phép kết hôn chẳng khác nào trái với thuần phong mỹ tục. Quan điểm của mình là không tán thành việc kết hôn của con nuôi và con đẻ.

     
    Báo quản trị |  
  • #502161   14/09/2018

    ntdieu
    ntdieu
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Đồng Nai, Việt Nam
    Tham gia:11/02/2009
    Tổng số bài viết (14964)
    Số điểm: 100000
    Cảm ơn: 3508
    Được cảm ơn 5366 lần
    SMod

    duongduongcute viết:

    Con nuôi và con đẻ tuy không có quan hệ huyết thống ruột thịt, tuy nhiên pháp luật hiện hành không cho phép con ruột và con nuôi kết hôn với nhau. Quy định này của pháp luật rất hợp lý, bỡi lẻ con nuôi hay con ruột về bản chất vẫn là con của một gia đình có bố mẹ, vẫn được hưỡng thừa kế hãy những quyền lợi và nghĩa vụ khác ngang nhau. Nếu cho phép kết hôn chẳng khác nào trái với thuần phong mỹ tục. Quan điểm của mình là không tán thành việc kết hôn của con nuôi và con đẻ.

    Chỗ gạch chân là dựa vào văn bản pháp luật hiện hành nào vậy bạn ?

     
    Báo quản trị |  
  • #568084   25/02/2021

    Bạn phải đưa ra được căn cứ chứ...Theo luật HN và GĐ trong các trường hợp cấm kết hôn không có nói đến "cấm kết hôn giữa con đẻ và con nuôi" do vậy theo mình thấy nếu cả hai đủ điều kiện kết hôn sẽ vẫn được kết hôn theo quy định.

     

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn duygakbhb vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (25/02/2021)
  • #583805   30/04/2022

    minhhanhuynh2102
    minhhanhuynh2102
    Top 500
    Chồi

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:21/03/2022
    Tổng số bài viết (194)
    Số điểm: 1345
    Cảm ơn: 5
    Được cảm ơn 4 lần


    Con nuôi và con đẻ có được kết hôn với nhau không?

    Theo quy định của pháp luật thì bản chất vấn đề này pháp luật không cấm, nhưng theo đạo đức, quan niệm của người Việt Nam đây là hành vi trái với thuần phong mỹ tục, trái với đạo đức xã hội. Chính vì vậy, cần nên có những quy định cụ thể về vấn đề trên để phù hợp với quy định của pháp luật và đạo đức xã hội

     
    Báo quản trị |  
  • #584453   29/05/2022

    Con nuôi và con đẻ có được kết hôn với nhau không?

    Cảm ơn bạn vì bài viết mang đến thông tin rất hữu ích. Có những tình huống éo le nhưng vẫn có thể xảy ra vì vậy vẫn phải có những quy định cho những vấn đề này. Trên thực tế, con nuôi và con đẻ không hề có quan hệ huyết thống gì với nhau nên pháp luật vẫn cho phép họ kết hôn. 

     
    Báo quản trị |  
  • #584480   29/05/2022

    dtlanh99
    dtlanh99
    Top 150
    Lớp 3

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:16/12/2021
    Tổng số bài viết (568)
    Số điểm: 4103
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 56 lần


    Con nuôi và con đẻ có được kết hôn với nhau không?

    Cảm ơn chia sẻ của bạn. Nếu đối chiếu theo quy định của pháp luật thì pháp luật không cấm trường hợp con nuôi và con ruột kết hôn với nhau, mà chỉ cấm những trường hợp cùng huyết thống. Tuy nhiên, để chấp nhận về mặt đạo đức thì chưa được cởi mở tại Việt Nam, bởi con nuôi hay con ruột đều mang tiếng là con, nên mặc nhiên xem như có quan hệ ruột rà, vì vậy mà việc yêu người cùng nhà trở nên khó chấp nhận và bị dị nghị. 

     
    Báo quản trị |  
  • #584498   29/05/2022

    Con nuôi và con đẻ có được kết hôn với nhau không?

    Căn cứ quy định trên thì pháp luật không cấm việc con nuôi kết hôn với con đẻ. Điều này khá hợp lý vì nếu hai bên không có họ trong phạm vi ba đời, không vi phạm thuần phong mỹ tục thì trên cơ sở tự nguyện họ có thể đến được với nhau bởi tình cảm.

     
    Báo quản trị |  
  • #588892   31/07/2022

    danluan123
    danluan123
    Top 50
    Male
    Lớp 6

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:14/07/2020
    Tổng số bài viết (1184)
    Số điểm: 8560
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 94 lần


    Con nuôi và con đẻ có được kết hôn với nhau không?

    Pháp luật hiện hành không cấm việc kết hôn giữa con nuôi và con ruột. Tuy nhiên, về luân thường đạo lý, đạo đức xã hội và văn hóa mỗi vùng miền thì hầu hết đều không cho phép việc này xảy ra. Vấn đề này cần phải đảm bảo hài hòa giữa pháp luật và các vấn đề liên quan. Cảm ơn bạn đã cung cấp thông tin trên.

     
    Báo quản trị |  
  • #593183   30/10/2022

    Hong312
    Hong312
    Top 75
    Lớp 6

    Vietnam --> Đăk Lăk
    Tham gia:05/05/2021
    Tổng số bài viết (878)
    Số điểm: 7537
    Cảm ơn: 7
    Được cảm ơn 136 lần


    Con nuôi và con đẻ có được kết hôn với nhau không?

    Cảm ơn bài viết của bạn,pháp luật không cấm việc con nuôi kết hôn với con ruột nên có thể kết hôn với người yêu (là con nuôi của ba mẹ), cả 2 phải đáp ứng các điều kiện kết hôn quy định tại điều 8 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014. Tuy nhiên, cũng cần xem xét các yếu tố như truyền thống gia đình, tập tục địa phương, đạo đức, văn hóa… để cân nhắc, quyết định việc kết hôn của mình để xây dựng gia đình hạnh phúc.

     
    Báo quản trị |  
  • #593189   30/10/2022

    Con nuôi và con đẻ có được kết hôn với nhau không?

    Cảm ơn những thông tin hữu ích mà bạn đã chia sẻ! Tuy nhiên, trên thực tế có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến như truyền thống văn hóa, đạo đức gia đình. Do đó, hiếm khi trường hợp này có thể xảy ra. Việc kết hôn trong trường hợp này cũng cần được cân nhắc kỹ.

     
    Báo quản trị |  
  • #599684   28/02/2023

    Con nuôi và con đẻ có được kết hôn với nhau không?

    Cảm ơn bài viết của bạn. Thực tế, có rất nhiều trường hợp trớ trêu như vậy, có thể do sống chung một nhà và biết rõ không có quan hệ huyết thống nên con ruột và con nuôi có thể nảy sinh tình cảm, có khi còn gắn bó hơn các cặp đôi bình thường. Mặc dù, về mặt đạo đức, xã hội thì việc con nuôi và con đẻ cũng được coi là anh em trong nhà, do đó việc yêu nhau rất khó coi. Tuy nhiên, pháp luật không cấm con nuôi và con đẻ kết hôn, cho nên vẫn kết hôn giữa con nuôi và con đẻ được.

     
    Báo quản trị |