Ở thời điểm hiện nay, việc đăng ký và sử dụng con dấu của các doanh nghiệp có phần dễ dàng hơn so với trước. Cách đây hơn 1 tháng trở về trước, khi mà Luật doanh nghiệp 2014 chưa có hiệu lực, dường như việc đăng ký, sử dụng và quản lý con dấu mang đến nhiều phức tạp, rắc rối không đáng có cho các doanh nghiệp.
Điểm qua những khác biệt về con dấu của doanh nghiệp ở thời điểm trước và từ sau ngày 01/7/2015.
|
Trước ngày 01/7/2015
|
Từ sau ngày 01/7/2015
|
Quyền quyết định nội dung và hình thức con dấu
|
Chính phủ
|
Doanh nghiệp
|
Số lượng con dấu
|
Chỉ được phép 1.
Trong trường hợp cần thiết, được sự đồng ý của cơ quan cấp dấu, doanh nghiệp có thể có con dấu thứ 2.
|
Tùy ý.
Doanh nghiệp được quyền quyết định số lượng con dấu.
|
Nơi lưu giữ con dấu
|
Trụ sở chính của doanh nghiệp
|
Tùy theo Điều lệ công ty quy định
|
Cơ quan giải quyết tranh chấp về quản lý, sử dụng con dấu
|
Bộ Công an
|
Dự kiến là Tòa án
|
Quy trình đăng ký mẫu dấu
|
- Con dấu làm xong phải đăng ký mẫu tại cơ quan Công an.
- Chỉ được sử dụng con dấu sau khi được cơ quan Công an cấp Giấy chứng nhận đăng ký mẫu dấu.
|
- Trước khi sử dụng, doanh nghiệp phải thông báo mẫu con dấu với cơ quan đăng ký kinh doanh để đăng tải trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
|
Tính bắt buộc
|
Có giá trị bắt buộc trong tất cả trường hợp.
=> Khắc mẫu dấu và đăng ký mẫu dấu là quy trình bắt buộc đối với doanh nghiệp khi muốn tham gia vào thị trường kinh doanh.
|
Bắt buộc trong các trường hợp theo quy định pháp luật hoặc giao dịch có thỏa thuận về việc sử dụng con dấu.
=> Khắc mẫu dấu và đăng ký mẫu dấu không còn là quy trình bắt buộc như trước đây.
|
Ý nghĩa
|
Việc quản lý sử dụng con dấu, quyết định hình thức, số lượng, nội dung con dấu thuộc về cơ quan nhà nước.
Con dấu doanh nghiệp được giám sát chặt chẽ bởi cơ quan quyền lực nhà nước.
|
Doanh nghiệp được quyền tự quyết định hình thức, số lượng, nội dung con dấu, cơ quan nhà nước chỉ đóng vai trò tiếp nhận thông báo mẫu dấu và đăng tải trên Cổng thông tin quốc gia và giúp doanh nghiệp giải quyết khi có xảy ra tranh chấp.
|
Từ bảng so sánh trên, cho thấy việc cải cách con dấu doanh nghiệp từ thời điểm 01/7/2015, giúp doanh nghiệp tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong các thủ tục đăng ký mẫu con dấu.
Trước đây, việc quy định về con dấu doanh nghiệp mang nặng tính hình thức, hầu như các văn bản, hợp đồng của các doanh nghiệp bắt buộc phải có con dấu. Các văn bản nội bộ doanh nghiệp, hợp đồng giao dịch của doanh nghiệp chỉ có giá trị pháp lý khi nó tồn tại con dấu của doanh nghiệp.
Có thể nói ở thời điểm trước kia, con dấu doanh nghiệp có giá trị pháp lý cao hơn cả chữ ký của người có thẩm quyền, trường hợp có chữ ký của người có thẩm quyền tại doanh nghiệp nhưng không có con dấu thì xem như văn bản, hợp đồng đó vô giá trị (không có giá trị pháp lý).
Đồng thời, trước đây, quy định mỗi doanh nghiệp chỉ được phép có 1 con dấu và con dấu phải được đặt ở trụ sở chính, nhiều trường hợp xảy ra, chỉ việc xin mỗi con dấu phải đến trụ sở chính rất tốn thời gian. Quy định mới tại Luật doanh nghiệp 2014 đã giải quyết những rắc rối này.
Nhiều vấn đề được đặt ra xung quanh quyền tự quyết con dấu của doanh nghiệp:
- Con dấu doanh nghiệp có tính bắt buộc theo quy định pháp luật hoặc trong giao dịch có thỏa thuận về việc sử dụng con dấu. Đặt giả sử trong trường hợp giao dịch có thỏa thuận về việc không sử dụng con dấu thì khi xảy ra tranh chấp, giải quyết như thế nào?
- Chuyển cơ quan giải quyết tranh chấp về con dấu từ Bộ Công an sang Tòa án, như vậy quy trình giải quyết sẽ rất phức tạp và thời gian kéo dài, vô hình chung lại gây ra bất lợi cho doanh nghiệp?
- Nhiều doanh nghiệp lo ngại về quyền tự quyết con dấu doanh nghiệp sẽ xảy ra nhiều nguy cơ lợi dụng, lừa đảo, tranh chấp…hành lang pháp lý giải quyết vấn đề này vẫn chưa có quy định cụ thể?
Cập nhật bởi nguyenanh1292 ngày 10/08/2015 09:22:46 SA