Con chưa thành niên phạm pháp nhưng bố mẹ không phải chịu trách nhiệm?

Chủ đề   RSS   
  • #565210 24/12/2020

    hiesutran159
    Top 100
    Male
    Lớp 9

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:12/10/2020
    Tổng số bài viết (692)
    Số điểm: 11623
    Cảm ơn: 29
    Được cảm ơn 756 lần


    Con chưa thành niên phạm pháp nhưng bố mẹ không phải chịu trách nhiệm?

    Con chưa thành niên phạm pháp

    Con chưa thành niên phạm pháp

    Qua vụ việc cháu dùng Facebook ông để xúc phạm người khác xảy ra tại Phú Yên, chúng ta cần biết những quy định pháp luật liên quan đến trách nhiệm của người lớn khi con trẻ phạm pháp!

    1. Ai phải chịu trách nhiệm khi trẻ nhỏ tranh chấp dân sự?

    Đối với pháp luật dân sự, không phải tất cả mọi đối tượng ở mọi độ tuổi đều sẽ đứng ra chịu trách nhiệm với hành vi của mình. Cụ thể: Độ tuổi cơ bản có đầy đủ năng lực hành vi dân sự (tức năng lực để thực hiện các quyền và chịu trách nhiệm về những gì mình làm) là 18 tuổi. (Khoản 2 Điều 20 Bộ luật dân sự 2015)

    Khi một người chưa đủ 18 tuổi, cả pháp luật Dân sự và pháp luật Tố tụng dân sự đều quy định những quyền, nghĩa vụ của họ sẽ do “Người đại diện hợp pháp” thực hiện.

    Về cơ bản, đại diện hợp pháp của cá nhân dưới 18 tuổi là cha mẹ. (Điều 135 BLDS), chính vì vậy khi con cái chưa thành niên có tranh chấp dân sự, phải bồi thường, … thì cha mẹ chúng sẽ là những người phải thực hiện việc bồi thường.

    2. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại

    Quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín là quyền cơ bản của công dân và pháp luật bảo vệ (Điều 34 BLDS). Bất kỳ hành động nào xâm phạm quyền bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác đều phải bồi thường theo quy định của pháp luật, cụ thể Điều 592 BLDS quy định:

    “1. Thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm bao gồm:

    a) Chi phí hợp lý để hạn chế, khắc phục thiệt hại;

    b) Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút;

    c) Thiệt hại khác do luật quy định.

    Những thiệt hại này sẽ phải được bồi thường đầy đủ, cùng với một khoản tiền bù đắp tổn thất tinh thần cho người bị xâm hại, khoản tiền này không quá 10 lần mức lương cơ sở.

    Cùng với phân tích phía trên, người phải chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp này chính là cha mẹ của trẻ.

    3. Con trẻ vi phạm pháp luật hình sự, hành chính 

    Khác với pháp luật Dân sự, pháp luật Hình sự và Hành chính không quy trách nhiệm cho cha mẹ đối với hành vi phạm pháp của con mà sẽ căn cứ vào độ tuổi cụ thể để chịu trách nhiệm hình sự, hành chính:

    - Đối với quan hệ Hình sự, người từ 14 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự với những hành vi mình gây ra, tuy nhiên mỗi độ tuổi sẽ chỉ chịu trách nhiệm với những tội có độ nghiêm trọng nhất định (Điều 12 Bộ luật hình sự 2015).

    - Đối với quan hệ Hành chính: Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi bị xử phạt vi phạm hành chính về vi phạm hành chính do cố ý; người từ đủ 16 tuổi trở lên bị xử phạt vi phạm hành chính về mọi vi phạm hành chính. (Điều 5 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012)

    Như vậy, tùy vào quan hệ pháp luật mà con trẻ vi phạm mà cha mẹ sẽ phải chịu trách nhiệm hoặc không!

    Cập nhật bởi hiesutran159 ngày 24/12/2020 02:56:42 CH
     
    1827 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn hiesutran159 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (24/12/2020)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #565357   26/12/2020

    Theo quy định của pháp luật dân sự khi một cá nhân thực hiện các hành vi gây thiệt hại cho người khác có thể là thiệt hại về tài sản, sức khỏe, tính mạng,…thì có nghĩa vụ phải bồi thường thiệt hại với các mức bồi thường tương ứng với mức độ thiệt hại. Vấn đề bồi thường thiệt hại là vấn đề cơ bản được ghi nhận trong các quy định của pháp luật.

     
    Báo quản trị |