CỐ Ý PHÁ HOẠI TÀI SẢN CỦA NGƯỜI KHÁC

Chủ đề   RSS   
  • #319574 20/04/2014

    duyloi49

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:20/04/2014
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 35
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    CỐ Ý PHÁ HOẠI TÀI SẢN CỦA NGƯỜI KHÁC

    Thưa luật sư câu chuyện là như thế này....

    gia đình em có canh tác một thửa ruộng gần nhà bác tư, nhà bác ấy nuôi gà vịt rất nhiều nhưng không rào chắn cẩn thận mà lại thường xuyên thả rông gà vịt ra ăn hết lúa giống và lúa sắp thu hoạch, hậu quả là gia đình em luôn bị mất mùa, vì bị gà vịt phá hết cả phần miếng ruộng. sau nhiều mùa vụ như thế gia điình em có gặp và góp ý kiến mong là có thể rào chắn và thay đổi hiện trạng. nhưng gia đình bác ấy không chấp nhận mà lại chửi mắng vì không công đâu mà rào chắn và còn nói ra lời hăm dọa.."để xem rồi mầy có còn làm được miếng ruộng nầy không.!."và hậu quả là vài ngày sau gia đình em phát hiện dưới ruộng có rất nhiều mẻ chai và kính vỡ bén nhọn được cố ý ghim đứng nhằm cho người khác dẫm vào....gia đình em đã thu nhặt được gần 2 kg mẻ chai. có gọi trưởng thôn và lập biên bản.....vậy cho em xin hỏi luật sư với hành vi trên bác ấy đã vi phạm luật gì và việc khởi kiện thủ tục như thế nào...hiện tại gia đình em không dám canh tác nữa vì sợ dẫm phải mẻ chai.

    xin chân thành cảm ơn luật sư

     
    9663 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #372204   02/03/2015

    TRUTH
    TRUTH
    Top 10
    Male
    Cao Đẳng

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:03/05/2013
    Tổng số bài viết (4694)
    Số điểm: 35125
    Cảm ơn: 673
    Được cảm ơn 1184 lần


    Trường hợp này thì bạn nên tính ra thiệt hại mà gia đình bạn phải chịu là bao nhiêu, từ đó mới xét là xử lý hình sự hay phạt hành chính.

    Điều 143. Tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản

    1. Người nào hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác gây thiệt hại từ hai triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới hai triệu đồngnhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ  sáu tháng đến ba năm.

    2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:

    a) Có tổ chức;

    b) Dùng chất nổ, chất cháy hoặc thủ đoạn nguy hiểm khác;

    c) Gây hậu quả nghiêm trọng;

    d) Để che giấu tội phạm khác;

    đ) Vì lý do công vụ của người bị hại;

    e) Tái phạm nguy hiểm;

    g) Gây thiệt hại cho tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng.

    3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:

    a) Gây thiệt hại cho tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;

    b)  Gây hậu quả rất nghiêm trọng.

    4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân:

    a) Gây thiệt hại cho tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;

    b)  Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.

    5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.

    Bộ Luật Hình sự 1999

    Điều 7. Vi phạm quy định về giữ gìn vệ sinh chung

    2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

    a) Đổ, ném chất thải, chất bẩn hoặc các chất khác làm hoen bẩn nhà ở, cơ quan, trụ sở làm việc, nơi sản xuất, kinh doanh của người khác;

    b) Tự ý đốt rác, chất thải, chất độc hoặc các chất nguy hiểm khác ở khu vực dân cư, nơi công cộng;

    c) Đổ rác, chất thải hoặc bất cứ vật gì khác vào hố ga, hệ thống thoát nước công cộng, trên vỉa hè, lòng đường;

    d) Để rác, chất thải, xác động vật hoặc bất cứ vật gì khác mà gây ô nhiễm ra nơi công cộng hoặc chỗ có vòi nước, giếng nước ăn, ao, đầm, hồ mà thường ngày nhân dân sử dụng trong sinh hoạt làm mất vệ sinh.

    3. Biện pháp khắc phục hậu quả:

    a) Buộc thực hiện biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường đối với hành vi quy định tại Điểm b, c, d, đ, e Khoản 1 và Điểm b, d Khoản 2 Điều này;

    b) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đối với hành vi quy định tại Điểm a, c Khoản 2 Điều này.

    Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn TRUTH vì bài viết hữu ích
    thanhkien2 (18/08/2020)
  • #373317   10/03/2015

    hipgov
    hipgov
    Top 500
    Male
    Chồi

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:22/09/2013
    Tổng số bài viết (246)
    Số điểm: 1515
    Cảm ơn: 83
    Được cảm ơn 61 lần


    Vấn đề ở đây bạn phải chúng minh được ai là người đã rải các mẻ chai đó mới khiếu kiện  được.

    Còn về việc vịt phá lúa bạn có thể yêu cầu bồi thường thiệt hại dân sự

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn hipgov vì bài viết hữu ích
    thanhkien2 (18/08/2020)