Xin bổ sung vào phần trả lời của
#0072bc;">luatsuchanh như sau:
Như
#0072bc;">luatsuchanh đã nêu, do bạn không nói rõ là B đã gây thương tích cho A bao nhiêu phần trăm nên chưa thể xác định được B phạm tội "Cố ý gây thương tích" theo khoản nào của Điều 104 BLHS. Vì vậy:
+ Để biết B phạm vào khoản nào, bạn tham khảo Điều 104 BLHS rồi đối chiếu với tỷ lệ thương tích của A.
+ Để biết thời hạn điều tra là bao nhiêu, bạn tham khảo Điều 119 BLTTHS rồi đối chiếu với khoản mà B phải chịu theo Điều 104 BLHS. Trường hợp phải tạm đình chỉ điều tra hoặc đình chỉ điều tra, thì bạn tham khảo thêm Điều 122 BLTTHS.
+ Nếu như A làm đơn bãi nại cho B, mà B chỉ phạm vào khoản 1 Điều 104 BLHS, thì theo quy định tại Điều 105 BLTTHS, B sẽ không bị truy cứu trách nhiệm hình sự (TNHS). Còn B phạm từ khoản 2 Điều 104 trở lên thì việc bãi nại của A chỉ là tình tiết giảm nhẹ TNHS cho B theo khoản 2 Điều 46 BLHS.
+ Cách để B được giảm nhẹ hình phạt là:
- Bồi thường đầy đủ;
- Khai báo thật thành khẩn; biết ăn năn hối cải về việc mình đã gây ra;
- Nhờ A làm đơn xin giảm nhẹ;
- Nếu có cơ hội thì làm tất cả những gì có thể làm được như giúp cơ quan điều tra phát hiện, truy bắt tội phạm, trực tiếp truy bắt tội phạm... sẽ được hưởng tình tiết giảm nhẹ quy định tại điểm q, điểm r khoản 1 Điều 46 BLHS;
- Nếu là gia đình có công với nước, bố mẹ là thương binh hay được tặng thưởng huân huy chương... thì sao giấy tờ (có chứng thực) gửi cơ quan điều tra.
........
(Tham khảo thêm Điều 46 BLHS và Nghị quyết 01/2000/NQ-HĐTP).
+ B bị phạt tù mấy năm? Chỉ bị phạt cải tạo ko giam giữ đc k?
Câu hỏi này chỉ có Tòa án, căn cứ vào chứng cứ, tài liệu đã được cơ quan điều tra thu thập và diễn biến tại phiên tòa mới trả lời bạn được.
Trân trọng!
Hãy làm tất cả những gì trong phạm vi cho phép và khả năng có thể!