Cố ý gây thương tích

Chủ đề   RSS   
  • #513705 15/02/2019

    Cố ý gây thương tích

    Cho em hỏi trường hợp về người lớn đánh trẻ em .

    Cháu em 14 tuổi là học sinh lúc bị đánh không có ai làm chứng, bị đánh rồi cháu có điện thoại cho người thân khi sự việc xảy ra, người nhà đem cháu xuống trình công an thị trấn, trong quá trình em có chụp hình lại đầu có cháu có vết thương chảy máu, người thân yêu cầu công an chụp hình lại để làm chứng cớ nhưng công an không có chụp, do tinh thần hỗn loạn, sợ sệt cháu cũng không khai được gì chỉ nói bị 2 người lớn đánh lên đầu, nên người nhà đưa cháu đi nhập viện, ra viện và làm thủ tục xin bệnh viện cấp giấy chứng nhận thương tích kết luận lúc vào viện có kết luận: 

    + Vùng chẩm có vết xay xát rướm máu khô kích thước 0.2 x 1cm đau nhức phù nề

    + Vùng cổ có vết thương xay xát không thấy chảy máu kích thước 2 x 2cm đau nhức

    Công an thị trấn đã làm việc: Do bị đánh không có người làm chứng nên người đánh không nhận tội là có đánh cháu chỉ nói là do cháu cần cây dao đòi đâm ổng nên lấy cây dao và nắm cổ cháu thôi (cây dao cháu cầm đi chặt trúc để hội trại trong trường loại dao để chặt cỏ lao động), cháu nói có đánh do tâm lý sợ hãi, không ổn định gặp người đánh và công an cùng một phe nên khi làm việc cháu nói không trôi chảy, nói bị đánh bằng cây, và trưởng công an thị trấn nói nếu đánh bằng cây xẻng sẽ chết người làm tâm lý cháu sợ do người đánh có tiền có quan hệ rộng rãi có người làm bên công an chống lưng bên không sợ gì... ( cháu khai lúc trong bệnh viện có mẹ, cháu và 01 người công an ghi lời khai cháu nói bị đánh bằng cây xẻng một cái nhẹ trên đầu, sau đấy đánh bằng tay liên tiếp 5-6 cái trên đầu, rồi cháu lấy điện thoại điện cho người thân thì 2 người này không cho điện thoại đánh lần 2 liên tiếp 5-6 cái lên đầu).

    Cho em xin hỏi vài điều mong luật sư tư vấn dùm em:

    1/ Người nhà yêu cầu khởi tố vụ án hình sự thì công an nói chưa đến mức khởi tố vụ án hình sự nhưng quy định tại điểm e khoản 1 điều 134 BLHS 2015 nếu tỷ lệ dưới 11% nhưng rơi vào những điều đó thì cũng bị phạt cải tạo hay phạt tù. Thế nếu em yêu cầu khởi tố vụ án thì phần trăm thắng có khả quan không khi không có ai làm chứng và tâm lý người bị hại còn non nớt về trí tuê, sợ hãi 

    2/ Quá trình hòa giải thì có trường hợp công an thị trấn không đóng cửa mà giải quyết, nhưng trường hợp của cháu em thì đóng cửa không cho người thân của cháu nghe có đúng không? người bị tố cáo không lại đúng thời gian mời làm việc nhưng trưởng công an thị trấn không có hướng xử lý, và đã mời 2 lần người bị tố giác không lên làm việc vậy trách nhiệm của người đại diện cho pháp luật, đại diện cho người dân ở đâu?

    3/ Trong quá trình làm việc người bị tố cáo cầm điện thoại nhắn tin không hợp tác coi thường pháp luật trong quá trình làm việc nhưng trưởng công an thị trấn không nói gì? Em là cô của bé bức xúc khi đứng ở ngoài nhìn thì lấy điện thoại ra định chụp làm bằng chứng thì công an ở ngoài cấm không cho chụp hình, quay phim trong cơ quan nếu chụp hình quay phim lập biên bản tịch thu điện thoại, em muốn chụp lại chứng cứ nhưng cơ quan không cho vậy cho em hỏi nếu không cho thì lấy đâu chứng cứ làm việc, nếu làm việc quan minh chính đại thì sợ gì người dân chụp hình quay phim? Làm sao người dân tin tưởng người thi hành pháp luật đại diện cho người dân?

    Cho em hỏi dựa vào quy định, pháp lý để giải quyết những câu hỏi trên (quyền trẻ em đang bị xâm hại nhưng không cách nào để đảm bảo quyền trẻ em được thực hiện).

     
    1166 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận