Có vay có trả, mới thỏa lòng nhau là gì? Bên đi vay có nghĩa vụ gì trong Hợp đồng cho vay tiền?

Chủ đề   RSS   
  • #610100 30/03/2024

    phanthanhthao0301

    Mầm

    Vietnam --> Gia Lai
    Tham gia:10/11/2023
    Tổng số bài viết (96)
    Số điểm: 510
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1 lần


    Có vay có trả, mới thỏa lòng nhau là gì? Bên đi vay có nghĩa vụ gì trong Hợp đồng cho vay tiền?

    Có vay có trả, mới thỏa lòng nhau là gì? Bên đi vay có nghĩa vụ gì trong Hợp đồng cho vay tiền?

    Có vay có trả, mới thỏa lòng nhau là gì?

    Có vay: là hành động nhận tiền hoặc vật chất từ người khác với cam kết sẽ trả lại sau.

    Có trả: là hành động thực hiện cam kết trả lại tiền hoặc vật chất đã vay.

    Mới thỏa lòng nhau: thể hiện sự hài lòng, vui vẻ của cả người vay và người cho vay khi việc vay mượn được thực hiện đúng cam kết.

    Từ đó, có thể thấy rằng, câu "Có vay có trả, mới thỏa lòng nhau" có mục đích nhằm nhấn mạnh tầm quan trọng của việc giữ chữ tín trong việc hoạt động vay mượn.

    Bởi, "một lần mất tín vạn lần bất tin", nếu bên vay không thực hiện đúng cam kết trả lại tiền, tài sản cho bên cho vay thì sẽ dẫn đến sự mất lòng tin của bên cho vay, thậm chí là rạn nứt mối quan hệ giữa đôi bên. Yếu tố "thỏa lòng lòng nhau" trong trường hợp này sẽ không được đảm bảo.

    Theo đó, khi vay tiền, tài sản, người vay cần có trách nhiệm trả lại đúng hạn và đầy đủ. Việc trả nợ đúng hạn thể hiện sự tôn trọng đối với người cho vay và giữ gìn uy tín của bản thân.

    Bên đi vay có nghĩa vụ gì trong Hợp đồng cho vay tiền?

    Theo quy định tại Điều 466 Bộ luật Dân sự 2015 thì nghĩa vụ trả nợ của bên vay trong Hợp đồng cho vay tiền như sau:

    - Bên vay tài sản là tiền thì phải trả đủ tiền khi đến hạn.

    - Địa điểm trả nợ là nơi cư trú hoặc nơi đặt trụ sở của bên cho vay, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

    - Trường hợp vay không có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả nợ hoặc trả không đầy đủ thì bên cho vay có quyền yêu cầu trả tiền lãi với mức lãi suất theo quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật Dân sự 2015 trên số tiền chậm trả tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.

    - Trường hợp vay có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả hoặc trả không đầy đủ thì bên vay phải trả lãi như sau:

    + Lãi trên nợ gốc theo lãi suất thỏa thuận trong hợp đồng tương ứng với thời hạn vay mà đến hạn chưa trả; trường hợp chậm trả thì còn phải trả lãi theo mức lãi suất quy định tại khoản 2 Điều 468 Bộ luật Dân sự 2015;

    + Lãi trên nợ gốc quá hạn chưa trả bằng 150% lãi suất vay theo hợp đồng tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

    Bên cho vay có được quyền yêu cầu bên đi vay trả lại tiền trước hạn hay không?

    Theo quy định tại Điều 465 Bộ luật Dân sự 2015 thì bên cho vay có nghĩa vụ như sau:

    - Giao tài sản cho bên vay đầy đủ, đúng chất lượng, số lượng vào thời điểm và địa điểm đã thỏa thuận.

    - Bồi thường thiệt hại cho bên vay, nếu bên cho vay biết tài sản không bảo đảm chất lượng mà không báo cho bên vay biết, trừ trường hợp bên vay biết mà vẫn nhận tài sản đó.

    - Không được yêu cầu bên vay trả lại tài sản trước thời hạn, trừ trường hợp quy định tại Điều 470 của Bộ luật Dân sự 2015 hoặc luật khác có liên quan quy định khác.

    Như vậy, Bên cho vay chỉ được quyền yêu cầu bên đi vay trả lại tiền trước hạn trong trường hợp sau:

    - Đối với hợp đồng vay có kỳ hạn và không có lãi thì bên cho vay chỉ được đòi lại tài sản trước kỳ hạn, nếu được bên vay đồng ý.

    - Đối với hợp đồng vay có kỳ hạn và có lãi thì bên vay có quyền trả lại tài sản trước kỳ hạn, nhưng phải trả toàn bộ lãi theo kỳ hạn, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.

    Hay nói cách khác, đối với hợp đồng vay có kỳ hạn và có lãi thì bên cho vay chỉ được quyền yêu cầu bên đi vay trả lại tiền trước hạn trong trường hợp 02 bên có thỏa thuận hoặc luật có quy định khác.

    Tóm lại, bên đi vay có thể vận dụng câu "Có vay có trả, mới thỏa lòng nhau" như một lời nhắc nhở bản thân phải hoàn trả tài sản đúng hạn để tránh những rủi ro pháp lý sau này và cũng là để gìn giữ các mối quan hệ xung quanh mình.

     
    456 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận