Cố tình xăm để trốn nghĩa vụ: Chưa có chế tài xử lý

Chủ đề   RSS   
  • #564893 17/12/2020

    vankhanhnhu
    Top 200
    Female
    Lớp 7

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:10/11/2020
    Tổng số bài viết (445)
    Số điểm: 8732
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 536 lần


    Cố tình xăm để trốn nghĩa vụ: Chưa có chế tài xử lý

    Xăm mình trốn NVQS

    Xăm mình trốn nghĩa vụ quân sự - Ảnh minh họa

    Gần đây có thông tin nhiều thanh niên cố tình xăm lên cơ thể để né tránh NVQS, do một số quy định về tiêu chuẩn hình xăm khi khám sức khỏe. Vậy pháp luật có hình thức nào để xử phạt hành vi này hay không?

    Tiêu chuẩn tuyển quân liên quan đến việc xăm trổ

    Hiện tại, Khoản 9 Điều 5 Thông tư liên tịch 50/2016/TTLT-BQP-BCA có quy định không tuyển chọn nhập ngũ những trường hợp:

    “… trên cơ thể có hình xăm, chữ xăm có nội dung chống đối chế độ, chia rẽ dân tộc, mang tính kỳ dị, kỳ quái, kích động tình dục, bạo lực. Hình xăm, chữ xăm gây phản cảm ở những vị trí lộ diện, như: Mặt, đầu, cổ; từ 1/2 cánh tay trên trở xuống, từ 1/3 dưới đùi trở xuống. Hình xăm, chữ xăm chiếm diện tích từ 1/2 lưng, ngực, bụng trở lên”

    Theo đó, người có tình trạng cơ thể không đảm bảo tiêu chuẩn sẽ không được tuyển chọn nhập ngũ, chính vì vậy xảy ra tình trạng người khám sức khỏe cố tình xăm thêm lên người để không “bị” gọi đi nghĩa vụ.

    Chế tài xử phạt vi phạm quy định về kiểm tra, khám sức khỏe tham gia nghĩa vụ quân sự

    Hiện tại, theo Điều 6 Nghị định 120/2013/NĐ-CP, có những chế tài xử phạt sau đây:

    (1) Phạt 800.000 – 1.200.000 đồng trong trường hợp:

    Không có mặt đúng thời gian hoặc địa điểm kiểm tra, khám sức khỏe ghi trong giấy gọi kiểm tra, khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự mà không có lý do chính đáng.

    (2) Phạt 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng trong trường hợp:

    + Gian dối làm sai lệch kết quả phân loại sức khỏe của mình nhằm trốn tránh nghĩa vụ quân sự

    + Đưa tiền hoặc các lợi ích vật chất khác cho cán bộ, nhân viên y tế để làm sai lệch kết quả phân loại sức khỏe của người khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự

    + Cán bộ, nhân viên y tế cố ý làm sai lệch các yếu tố về sức khỏe của người khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự.

    Nếu nghiêm trọng hơn, Điều 322 Bộ luật hình sự 2015 quy định về tội “Trốn tránh nghĩa vụ quân sự” như sau:

    “1. Người nào không chấp hành đúng quy định của pháp luật về đăng ký nghĩa vụ quân sự, không chấp hành lệnh gọi nhập ngũ, lệnh gọi tập trung huấn luyện, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.”

    Có áp dụng chế tài trên với hành vi cố tình xăm thêm lên người được hay không?

    Thông tư 95/2014/TT-BQP hướng dẫn nghị định 120, trong đó giải thích “gian dối làm sai lệch kết quả phân loại sức khỏe của mình” là một trong các hành vi sau:

    1. Sử dụng các hình thức hoặc biện pháp làm thay đổi tình trạng sức khỏe của bản thân.

    2. Sửa chữa kết quả về tình trạng sức khỏe của bản thân trong thực hiện kiểm tra hoặc khám sức khỏe.

    3. Nhờ người khác để kiểm tra hoặc khám sức khỏe thay.

    Theo cách hiểu trên, những hành vi làm thay đổi tình trạng sức khỏe của bản thân mới bị xếp vào chế tài xử phạt, tuy nhiên xăm trổ hoàn toàn không làm sai lệch tình trạng sức khỏe mà chỉ thay đổi hiện trạng cơ thể.

    Tương tự, không thể áp dụng tình tiết “không chấp hành đúng quy định của pháp luật về đăng ký nghĩa vụ quân sự” để truy cứu trách nhiệm hình sự vì hành vi xăm thêm lên người hoàn toàn không bị cấm.

    Trước những bất cập này, ngày 5/11/2020, Bộ Quốc phòng đã ban hành Hướng dẫn 4142/BQP-TM về việc tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ năm 2021.

    Văn bản này có quy định nếu hình xăm, chữ xăm ở vị trí lộ diện, nhưng diện tích nhỏ, không ảnh hưởng đến lễ tiết tác phong quân nhân, xây dựng chính quy, môi trường văn hóa quân đội thì vẫn được xem xét gọi nhập ngũ.

    Tuy vậy, đây chỉ là hình thức mở rộng phạm vi gọi nhập ngũ, còn hành vi “cố tình xăm thêm lên người” vẫn chưa có chế tài xử lý, dù bản chất của nó chính là một hành vi tiêu cực, chống đối chính sách của nhà nước.

    Cập nhật bởi vankhanhnhu ngày 17/12/2020 10:02:14 CH
     
    1752 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn vankhanhnhu vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (17/12/2020)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận