Cố tình gây thương tích.

Chủ đề   RSS   
  • #339070 15/08/2014

    Hongphuongabc

    Female
    Mầm

    Trà Vinh, Việt Nam
    Tham gia:15/08/2014
    Tổng số bài viết (19)
    Số điểm: 500
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 0 lần


    Cố tình gây thương tích.

    Phần đất của anh trai  nằm ở giữa phần đất của tôi. Tôi có mở cho  anh trai một lối đi ra đến lộ công cộng (lối đi ở cửa trước), nhưng anh trai không chịu và đòi tôi mở thêm lối đi (lối trổ ra cửa sau). Tôi thống nhất mở một lối đi cửa trước cho  anh trai và trồng một cây dừa cách lối đi phía sau hai mét  (trên phần đất của tôi). Anh trai nhổ cây dừa và đánh tôi bị thương tích ở cổ. 
    Nay tôi xin hỏi hai câu như sau:
    - Việc anh trai đòi tôi mở hai lối đi (một lối ra cửa trước và một lối trổ ra cửa sau) như vậy có phù hợp với quy định của pháp luật không?
    - Việc tôi trồng cây dừa trên phần đất của mình, anh trai cố tình nhổ lên (phá hoại tài sản của tôi) cùng với việc cố tình đánh tôi gây thương tích ở cổ như vậy  có bị vi phạm pháp luật không? Nếu có, thì sẽ bị pháp luật  xử lí như thế nào? (Vết thương ở cổ chỉ trầy sướt vì quào  bằng móng tay).
    Ai trả lời giúp em, em xin chân thành cảm ơn nhiều ạ!

     

    Hongphuongabc

     
    3381 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #339136   15/08/2014

    Ls.NguyenHuyLong
    Ls.NguyenHuyLong
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:25/04/2011
    Tổng số bài viết (3177)
    Số điểm: 24074
    Cảm ơn: 227
    Được cảm ơn 1267 lần
    Lawyer

    Chào bạn!
    Với câu hỏi của bạn, Luật Nam Long xin tư vấn như sau:

    1 - Việc anh trai bạn yêu cầu mở hai lối đi là không phù hợp với quy định của pháp luật. Vì căn cứ Điều 75 Bộ luật Dân sự 2005 quy định:

     

    "Điều 275. Quyền về lối đi qua bất động sản liền kề

    1. Chủ sở hữu bất động sản bị vây bọc bởi các bất động sản của các chủ sở hữu khác mà không có lối đi ra, có quyền yêu cầu một trong những chủ sở hữu bất động sản liền kề dành cho mình một lối đi ra đến đường công cộng; người được yêu cầu có nghĩa vụ đáp ứng yêu cầu đó. Người được dành lối đi phải đền bù cho chủ sở hữu bất động sản liền kề, nếu không có thoả thuận khác.

    Lối đi được mở trên bất động sản liền kề nào mà được coi là thuận tiện và hợp lý nhất, có tính đến đặc điểm cụ thể của địa điểm, lợi ích của bất động sản bị vây bọc và thiệt hại gây ra là ít nhất cho bất động sản có mở lối đi.

    2. Vị trí, giới hạn chiều dài, chiều rộng, chiều cao của lối đi do các bên thoả thuận, bảo đảm thuận tiện cho việc đi lại và ít gây phiền hà cho các bên; nếu có tranh chấp về lối đi thì có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định.

     

    3. Trong trường hợp bất động sản được chia thành nhiều phần cho các chủ sở hữu, chủ sử dụng khác nhau thì khi chia phải dành lối đi cần thiết cho người phía trong theo quy định tại khoản 2 Điều này mà không có đền bù."

     

    Như vậy, trong tình huống của bạn, người anh trai chỉ được quyền yêu cầu bạn mở 1 lối đi, nếu anh trai bạn yêu cầu mở 2 lối đi thì cần có sự đồng ý của bạn. Trong trường hợp bạn không đồng ý thì anh trai bạn không có quyền tự ý mở thêm lối đi thứ 2.

     

    2 - Đối với câu hỏi thứ hai của bạn gồm 2 nội dung:

     

    Thứ nhất, việc bạn trồng cây dừa trên phần đất của bạn, anh trai cố tình nhổ lên có thể là hành vi cấu thành tội phạm của tội hủy hoại tài sản người khác theo quy định tại Điều 143 Bộ luật Hình sự 2005. Nếu thiệt hại gây ra từ 2 triệu đồng trở lên. 

    Nhưng thông thường, 1 cây dừa thì không đến mức thiệt hai 2 triệu đồng, nên có thể kết luận hành vi của anh bạn không phạm tội hủy hoại tài sản của người khác theo quy định tại Điều 143 Bộ luật Hình sự.

     

    Thứ hai, hành vi anh bạn cố ý gây thương tích thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Khoản 1, Điều 104 Bộ Luật Dân sự:

    "Điều 104: Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác

    1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm:

    a) Dùng hung khí nguy hiểm hoặc dùng thủ đoạn gây nguy hại cho nhiều người;

    b) Gây cố tật nhẹ cho nạn nhân;

    c) Phạm tội nhiều lần đối với cùng một người hoặc đối với nhiều người;

    d) Đối với trẻ em, phụ nữ đang có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;

    đ) Đối với ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình;

    e) Có tổ chức;

    g) Trong thời gian đang bị tạm giữ, tạm giam hoặc đang bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục;

    h) Thuê gây thương tích hoặc gây thương tích thuê;

    i) Có tính chất côn đồ hoặc tái phạm nguy hiểm;

    k) Để cản trở người thi hành công vụ hoặc vì  lý do công vụ của nạn nhân."

     

    Đối với tình huống của bạn, quan hệ giữa hai người là anh em ruột. Vì vậy, theo ý kiến cá nhân, hai người nên tiến hành hòa giải, không nên đẩy nhau vào vòng lao lý để giữ hòa khí giữa anh em trong gia đình.

     

    Mong bạn sớm giải quyết được vụ việc.

    Thân!

    Cập nhật bởi Ls.NguyenHuyLong ngày 15/08/2014 04:23:34 CH

    Để được tư vấn chi tiết xin liên hệ:

    CÔNG TY LUẬT TNHH VILOB NAM LONG chuyên:

    - Tư vấn doanh nghiệp

    - Tư vấn sở hữu trí tuệ

    - Tư vấn đầu tư

    Website: www.nllaw.vn

    Địa chỉ : Tầng 11, Tòa B, Vinaconex Building, Số 57 Vũ Trọng Phụng, Thanh Xuân, Hà Nội

    Điện thoại: 02432 060 333

    Hotline: 0914 66 86 85 hoặc 0989.888.227

    Email: namlonglaw@gmail.com

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn Ls.NguyenHuyLong vì bài viết hữu ích
    Hongphuongabc (16/08/2014)