Có thể ủy quyền cho nhân viên ký kết hợp đồng được không?

Chủ đề   RSS   
  • #571647 29/05/2021

    duongdat189

    Sơ sinh

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:29/05/2021
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 35
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Có thể ủy quyền cho nhân viên ký kết hợp đồng được không?

    Cho mình hỏi trường hợp này: Với doanh nghiệp, khi người đại diện pháp luật ủy quyền cho 1 cá nhân khác thực hiện ký kết hợp đồng tín dụng, hợp đồng thế chấp mà cá nhân đó chỉ là nhân viên kế toán hoặc nhân viên kinh doanh của công ty thì có được hay không? Hoặc nếu cá nhân đó là trưởng phòng kinh doanh, kế toán trưởng của công ty, đồng thời cá nhân này còn giữ chức vụ giám đốc tại 2 công ty khác thì có được hay không?

     
     
    713 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #571704   29/05/2021

    huynhthu95
    huynhthu95
    Top 50
    Female
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:05/06/2017
    Tổng số bài viết (1262)
    Số điểm: 12550
    Cảm ơn: 61
    Được cảm ơn 203 lần


    Hiện nay việc ủy quyền được thực hiện theo Bộ Luật Dân sự 2015, theo đó cá nhân có thể ủy quyền cho cá nhân mà không có điều kiện cụ thể cá nhân được ủy quyền phải có chức vụ gì trong doanh nghiệp cả, do đó, người đại diện có thể ủy quyền cho bất cứ ai, kể cả người ngoài công ty, không bị hạn chế.

     
    Báo quản trị |  
  • #571846   31/05/2021

    thuychichu
    thuychichu
    Top 50
    Female
    Lớp 9

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:16/05/2017
    Tổng số bài viết (1433)
    Số điểm: 12415
    Cảm ơn: 63
    Được cảm ơn 282 lần


    Về việc ủy quyền, cụ thể là ủy quyền trong doanh nghiệp thì quy định pháp luật không có hạn chế chi tiết, vấn đề đặt ra ở đây chỉ là điều lệ, quy định của công ty có cho phép việc này hay không.

    Nếu trong các văn bản, quy định của công ty không có quy định về việc này (không giới hạn việc ủy quyền trách nhiệm của nhân sự của công ty cho một người khác) vậy thì giám đốc/người đại diện theo pháp luật hoàn toàn có thể thực hiên việc ủy quyền này

    (Hoặc ra quyết định giao việc/giao quyền cho NLĐ trong công ty để thực hiện công việc).

    Còn sau khi có ủy quyền/quyết định giao việc thì căn cứ vào nội dung văn bản thì người được ủy quyền có thể thực hiện các quyền đã được giao.

    Việc cá nhân này có làm giám đốc công ty khác hay không không liên quan đến việc quyết định của công ty. Chỉ trừ trường hợp công ty không thể ủy quyền cho 1 cá nhân ký kết hợp đồng với công ty khác mà cá nhân này cũng làm đại diện ở công ty đó (bởi lẽ 1 người không thể ký hợp đồng ở cả 2 bên trong 1 hợp đồng).

    Tại Điều 141 Bộ luật dân sự 2015 có quy định về phạm vi đại diện như sau:

    "Điều 141. Phạm vi đại diện

    1. Người đại diện chỉ được xác lập, thực hiện giao dịch dân sự trong phạm vi đại diện theo căn cứ sau đây:

    a) Quyết định của cơ quan có thẩm quyền;

    b) Điều lệ của pháp nhân;

    c) Nội dung ủy quyền;

    d) Quy định khác của pháp luật.

    2. Trường hợp không xác định được cụ thể phạm vi đại diện theo quy định tại khoản 1 Điều này thì người đại diện theo pháp luật có quyền xác lập, thực hiện mọi giao dịch dân sự vì lợi ích của người được đại diện, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

    3. Một cá nhân, pháp nhân có thể đại diện cho nhiều cá nhân hoặc pháp nhân khác nhau nhưng không được nhân danh người được đại diện để xác lập, thực hiện giao dịch dân sự với chính mình hoặc với bên thứ ba mà mình cũng là người đại diện của người đó, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

    4. Người đại diện phải thông báo cho bên giao dịch biết về phạm vi đại diện của mình."

    Thông tin thêm đến bạn.
     
    Báo quản trị |