Thông thường tài sản có được trong thời kỳ hôn nhân của vợ, chồng được xác định là tài sản chung. Tuy nhiên, trong thực tế không ít các trường hợp vợ chồng lại muốn xác định tài sản riêng hình thành trong thời kỳ hôn nhân vì lý do cá nhân nào đó.
Cụ thể xảy ra nhất là chuyện gia đình không hòa thuận, nhưng bố mẹ muốn tặng riêng nhà ở hoặc tài sản có giá khác thì phải làm thủ tục gì? Tài sản tặng riêng cho cá nhân vợ hoặc chồng thì người còn lại có quyền yêu cầu chia hay không?
1. Khi nào tài sản của vợ chồng được xác định là tài sản riêng?
Để đề cao quyền riêng tư của vợ chồng trong trong thời kỳ hôn nhân pháp luật về hôn nhân và gia đình có quy định chi tiết về việc xác định tài sản riêng của vợ, chồng tại Điều 43 Luật Hôn nhân và gia đình 2014.
Theo đó, tài sản riêng của vợ, chồng được tạo lập từ:
- Tài sản mà mỗi người có trước khi kết hôn.
- Tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân.
- Tài sản phục vụ nhu cầu thiết yếu của vợ, chồng và tài sản khác mà theo quy định của pháp luật thuộc sở hữu riêng của vợ, chồng.
Do đó, việc ba, mẹ hoặc người khác có nhu cầu tặng cho, thừa kế riêng tài sản cho vợ hoặc chồng trong thời kỳ hôn nhân đều được pháp luật công nhân.
2. Xác định tài sản phát sinh từ tài sản riêng
Trong trường hợp mà tài sản được hình thành từ tài sản riêng của vợ, chồng cũng là tài sản riêng của vợ, chồng (tức là hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng cũng được xem là của riêng người chủ sở hữu).
Khi hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng của vợ chồng thì có thể căn cứ khoản 1 Điều 33 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 để xác định tài sản đó là chung hay riêng.
Cụ thể, tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân.
Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng.
Trừ trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 40 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định trong trường hợp chia tài sản chung của vợ chồng thì phần tài sản được chia, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng của mỗi bên sau khi chia tài sản chung là tài sản riêng của vợ, chồng, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác, phần tài sản còn lại không chia vẫn là tài sản chung của vợ chồng.
Do đó, khi tài sản riêng có phát sinh hoa lợi, lợi tức thì đó được xem là tài sản chung với nhau, trừ trường hợp có thỏa thuận khác của vợ, chồng thì có thể xác định tài sản hoa lợi, lợi tức có thể là tài sản riêng.
3. Hiệu lực chia tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân
Tương tự như việc xác định thời điểm có hiệu lực tài sản chung của vợ chồng thì tài sản riêng cũng được chia theo Điều 39 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 thời điểm có hiệu lực của việc chia tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân thực hiện như sau:
Thời điểm có hiệu lực của việc chia tài sản riêng của vợ chồng là thời điểm do vợ chồng thỏa thuận và được ghi trong văn bản.
Nếu trong văn bản không xác định thời điểm có hiệu lực thì thời điểm có hiệu lực được tính từ ngày lập văn bản.
Trong trường hợp tài sản được chia mà theo quy định của pháp luật, giao dịch liên quan đến tài sản đó phải tuân theo hình thức nhất định thì việc chia tài sản chung của vợ chồng có hiệu lực từ thời điểm việc thỏa thuận tuân thủ hình thức mà pháp luật quy định.
Trong trường hợp Tòa án chia tài sản riêng của vợ chồng thì việc chia tài sản riêng có hiệu lực kể từ ngày bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật.
Quyền, nghĩa vụ về tài sản giữa vợ, chồng với người thứ ba phát sinh trước thời điểm việc chia tài sản chung có hiệu lực vẫn có giá trị pháp lý, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
Qua đó, hợp đồng tặng cho là quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất mà pháp luật quy định phải công chứng, chứng thực; phải đăng ký chuyển quyền, thì có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký tại Văn phòng đăng ký đất đai.
Sau khi ba mẹ, người thân của vợ hoặc chồng lập hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền trên đất thì cần phải được công chứng, chứng thực.
Sau đó, người nhận hồ sơ đăng ký biến động sẽ tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ, nếu đã đầy đủ thì tiến hành theo trình tự của thủ tục và hồ sơ sẽ được gửi đến cơ quan thuế và Phòng Tài nguyên và Môi trường để xác định nghĩa vụ tài chính và tiến hành sang tên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.