Có thể điểm chỉ thay vì ký tên trong giao kết hợp đồng không?

Chủ đề   RSS   
  • #593929 17/11/2022

    xuanuyenle
    Top 25
    Dân Luật bậc 1

    Vietnam
    Tham gia:02/08/2022
    Tổng số bài viết (2349)
    Số điểm: 81119
    Cảm ơn: 84
    Được cảm ơn 1695 lần
    ContentAdministrators
    SMod

    Có thể điểm chỉ thay vì ký tên trong giao kết hợp đồng không?

    Hiện nay, mỗi ngày đều có rất nhiều hợp đồng được ký kết, việc nắm rõ các quy định pháp luật giúp các giao kết hợp đồng thực hiện được nhanh chóng và tuân thủ đúng quy định.

    Trong đó, các vướng mắc của người đọc về điểm chỉ được nhiều người quan tâm. Theo đó, bài viết sẽ cung cấp một số thông tin liên quan đến việc điểm chỉ trong giao kết hợp đồng.

    Điểm chỉ là gì?

    Khái niệm “điểm chỉ” tuy chưa được quy định trong văn bản pháp lý nào, thế nhưng có thể hiểu “điểm chỉ” (hay còn gọi là lăn tay) là việc một người thực hiện “ký tên” của mình bằng cách dùng ngón tay của mình đã có mực lăn trên văn bản, giấy tờ cần ký đồng thời với việc ký tên hoặc thay cho việc ký tên khi không có khả năng ký tên được.

    Điểm chỉ có thể thay thế chữ ký hay không?

    Trong văn bản công chứng

    Căn cứ theo khoản 1 Điều 48 Luật Công chứng 2014 Người yêu cầu công chứng, người làm chứng, người phiên dịch phải ký vào hợp đồng, giao dịch trước mặt công chứng viên.

    Trong trường hợp người có thẩm quyền giao kết hợp đồng của tổ chức tín dụng, doanh nghiệp khác đã đăng ký chữ ký mẫu tại tổ chức hành nghề công chứng thì người đó có thể ký trước vào hợp đồng; công chứng viên phải đối chiếu chữ ký của họ trong hợp đồng với chữ ký mẫu trước khi thực hiện việc công chứng.

    Theo đó, có thể thấy tất cả các giao dịch hợp đồng công chứng bắt buộc đều phải sử dụng hình ký tên trừ một số trường hợp ngoại lệ khi không thể ký tên, cụ thể như sau:

    Tại khoản 2, khoản 3 Điều 48 Luật Công chứng 2014 quy định Việc điểm chỉ được thay thế việc ký trong trường hợp người yêu cầu công chứng, người làm chứng, người phiên dịch không ký được do khuyết tật hoặc không biết ký. 

    diem-chi

    Khi điểm chỉ, người yêu cầu công chứng, người làm chứng, người phiên dịch sử dụng ngón trỏ phải; nếu không điểm chỉ được bằng ngón trỏ phải thì điểm chỉ bằng ngón trỏ trái; trường hợp không thể điểm chỉ bằng hai ngón trỏ đó thì điểm chỉ bằng ngón khác và phải ghi rõ việc điểm chỉ đó bằng ngón nào, của bàn tay nào.

    Việc điểm chỉ cũng có thể thực hiện đồng thời với việc ký trong các trường hợp sau đây:

    - Công chứng di chúc;

    - Theo đề nghị của người yêu cầu công chứng;

    - Công chứng viên thấy cần thiết để bảo vệ quyền lợi cho người yêu cầu công chứng.

    Trong văn bản chứng thực

    Điều 36 Nghị định 23/2015/NĐ-CP về thủ tục chứng thực hợp đồng giao dịch, tại khoản 3 có quy định:

    Các bên tham gia hợp đồng, giao dịch phải ký trước mặt người thực hiện chứng thực. Trường hợp người có thẩm quyền giao kết hợp đồng của các tổ chức tín dụng, doanh nghiệp đã đăng ký chữ ký mẫu tại cơ quan thực hiện chứng thực thì có thể ký trước vào hợp đồng; người thực hiện chứng thực phải đối chiếu chữ ký của họ trong hợp đồng với chữ ký mẫu trước khi thực hiện chứng thực, nếu nghi ngờ chữ ký trong hợp đồng khác với chữ ký mẫu thì yêu cầu người đó ký trước mặt.

    Trường hợp người yêu cầu chứng thực không ký được thì phải điểm chỉ; nếu người đó không đọc được, không nghe được, không ký, không điểm chỉ được thì phải có 02 (hai) người làm chứng. Người làm chứng phải có đủ năng lực hành vi dân sự và không có quyền, lợi ích hoặc nghĩa vụ liên quan đến hợp đồng, giao dịch

    Theo quy định trên, có thể thấy trong hoạt động chứng thực hợp đồng, giao dịch việc điểm chỉ được thực hiện thay cho việc ký nếu người yêu cầu chứng thực không thể ký được.

    Việc điểm chỉ trong văn bản chứng thực hợp đồng, giao dịch sẽ được thực hiện giống với cách điểm chỉ trong văn bản công chứng.

    Trong di chúc

    Căn cứ quy định tại Điều 634 Bộ luật Dân sự 2015 thì trường hợp người lập di chúc không tự mình viết bản di chúc thì có thể tự mình đánh máy hoặc nhờ người khác viết hoặc đánh máy bản di chúc, nhưng phải có ít nhất là hai người làm chứng. 

    Người lập di chúc phải ký hoặc điểm chỉ vào bản di chúc trước mặt những người làm chứng; những người làm chứng xác nhận chữ ký, điểm chỉ của người lập di chúc và ký vào bản di chúc.

    Nếu di chúc gồm nhiều trang thì mỗi trang phải được ghi số thứ tự và có chữ ký hoặc điểm chỉ của người lập di chúc (Khoản 3 Điều 631 Bộ luật Dân sự 2015).

     
    1021 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn xuanuyenle vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (17/11/2022)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #593963   19/11/2022

    Có thể điểm chỉ thay vì ký tên trong giao kết hợp đồng không?

    Cảm ơn thông tin bài viết của bạn. Sở dĩ pháp luật qui định về “điểm chỉ” có thể thay thế cho việc ký hoặc đồng thời với việc ký tên trong các văn bản, giấy tờ là vì theo các công trình nghiên cứu khoa học hiện nay, dấu vân tay mỗi người đều khác nhau. Không thể có chuyện có hai người có dấu vân tay giống nhau. Do vậy; “chữ ký” theo kiểu điểm chỉ thậm chí còn “chắc ăn” hơn ký tên bình thường – vì không thể giả được dấu vân tay.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #593974   19/11/2022

    minhtai99
    minhtai99
    Top 200
    Lớp 2

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:14/06/2022
    Tổng số bài viết (412)
    Số điểm: 3785
    Cảm ơn: 5
    Được cảm ơn 123 lần


    Có thể điểm chỉ thay vì ký tên trong giao kết hợp đồng không?

    Cảm ơn chia sẻ của tác giả. Tham gia vào giao dịch dân sự là một trong những quyền của công dân, được Nhà nước đảm bảo sự bình đẳng và công bằng. Tuy nhiên, thực tế thì lại có rất nhiều cá nhân vì hạn chế của mình nên gặp khá nhiều khó khăn trong quá trình giao kết giao dịch dân sự. Ví dụ như người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, người bị khiếm thị, khiếm thính, người không biết chữ. Với những đối tượng bị hạn chế trong quá trình tham gia giao dịch dân sự như thế này thì pháp luật có những quy định riêng nhằm đảm bảo quyền công dân của họ, giúp họ đảm bảo việc tự do tham gia vào các giao dịch mình mong muốn.

     
    Báo quản trị |  
  • #593981   20/11/2022

    Có thể điểm chỉ thay vì ký tên trong giao kết hợp đồng không?

    Cảm ơn những thông tin hữu ích mà tác giả chia sẻ. Trong nhiều trường hợp, người giao kết hợp đồng không có khả năng ký tay do tình trạng khuyết tật của cơ thể hoặc do không biết chữ. khi đó có thể thay thể bằng việc điểm chỉ vào hợp đồng. Tuy nhiên, hành vi này cũng tồn tại những hạn chế như dễ bị các đối tượng cưỡng chế, ép buộc hoặc lợi dụng tình trạng không thể phản kháng để buộc người khác điểm chỉ vào các hợp đồng bất hợp pháp. Do vậy pháp luật quy định khi điểm chỉ phải có 02 (hai) người làm chứng. Người làm chứng phải có đủ năng lực hành vi dân sự và không có quyền, lợi ích hoặc nghĩa vụ liên quan đến hợp đồng, giao dịch.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn tranquanghung651999@gmail.com vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (21/11/2022)
  • #595218   05/12/2022

    nguyenthikimdung2000
    nguyenthikimdung2000
    Top 500
    Lớp 1

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:16/08/2022
    Tổng số bài viết (241)
    Số điểm: 2480
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 67 lần


    Có thể điểm chỉ thay vì ký tên trong giao kết hợp đồng không?

    Cảm ơn những thông tin bạn đã chia sẻ, mình xin bổ sung như sau:  Giao kết hợp đồng là việc các bên bày tỏ với nhau ý chí về việc xác lập, thay đổi hay chấm dứt các quyền và nghĩa vụ trong hợp đồng trên cơ sở tuân theo nguyên tắc do pháp luật quy định.

     

     

     
    Báo quản trị |