|
Cơ sở pháp lý để xử phạt và xử lý hình sự những hành vi liên quan đến Covid-19
|
Với mức độ và hậu quả hiện nay do Covid-19 để lại cho thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng là rất nghiêm trọng, thời điểm này rất cần những nỗ lực của nhà nước và nhân dân để đẩy lùi dịch bệnh. Tuy nhiên, một bộ phận không nhỏ chưa nhận thức được hậu quả cũng như còn chủ quan khi cố tình không thực hiện các chỉ đạo cũng như quy định đã đặt ra để hạn chế lây lan dịch. Vậy cơ quan có thẩm quyền căn cứ vào đâu để xử lý những hành vi có liên quan? Nội dung dưới đây sẽ liệt kê các hành vi cũng như cơ sở pháp lý để xử lý với các hành vi cụ thể, mọi người có thể tham khảo:
(Lưu ý: Nội dung mang tính định lượng, tùy tình hình thực tế để xử lý phù hợp)
Hành vi
|
Căn cứ xử lý
|
- Tụ tập ăn nhậu ngày cách ly
- Cố tình mở hàng quán giữa dịch Covid 19
|
Khoản 4, điều 11, nghị định 176/2013/NĐ-CP
Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không thực hiện quyết định áp dụng biện pháp tạm đình chỉ hoạt động của cơ sở dịch vụ ăn uống công cộng có nguy cơ làm lây truyền bệnh dịch tại vùng có dịch;
b) Không thực hiện quyết định áp dụng biện pháp cấm kinh doanh, sử dụng loại thực phẩm là trung gian truyền bệnh;
c) Không thực hiện quyết định áp dụng biện pháp hạn chế tập trung đông người hoặc tạm đình chỉ hoạt động kinh doanh, dịch vụ tại nơi công cộng.
|
- Các hành vi liên quan đến khai báo y tế
|
Khoản 1, điều 9 Nghị định 176:
1. Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không khai báo hoặc khai báo không trung thực, kịp thời diễn biến bệnh truyền nhiễm của bản thân với thầy thuốc, nhân viên y tế được giao nhiệm vụ;
b) Không tuân thủ chỉ định, hướng dẫn phòng, chống lây nhiễm bệnh truyền nhiễm của thầy thuốc, nhân viên y tế và nội quy, quy chế của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;
c) Không đăng ký theo dõi sức khỏe với trạm y tế xã, phường, thị trấn (sau đây gọi tắt là trạm y tế xã) nơi cư trú của người mắc bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A sau khi ra khỏi cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
|
- Không đeo khẩu trang nơi công cộng
- Ra đường không cần thiết
|
Khoản 1 Điều 11 NĐ 176:
1. Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không thực hiện biện pháp bảo vệ cá nhân đối với người tham gia chống dịch và người có nguy cơ mắc bệnh dịch theo hướng dẫn của cơ quan y tế;
|
Đăng tin sai sự thật về dịch Covid-19
|
3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Cung cấp nội dung thông tin sai sự thật, vu khống, xuyên tạc, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức và danh dự, nhân phẩm của cá nhân;
...
|
Xử lý hình sự :
Công văn 45/TANDTC-PC về việc xét xử tội phạm liên quan đến phòng, chống dịch bệnh Covid-19.
hướng dẫn xác định một số tội danh theo quy định của Bộ luật Hình sự như sau:
- Người đã được thông báo mắc bệnh; người nghi ngờ mắc bệnh hoặc trở về từ vùng có dịch Covid-19 đã được thông báo cách ly thực hiện một trong các hành vi sau:
+ Trốn khỏi nơi cách ly; không tuân thủ quy định về cách ly;
+ Từ chối, trốn tránh việc áp dụng biện pháp cách ly, cưỡng chế cách ly;
+ Không khai báo y tế, khai báo không đầy đủ hoặc khai báo gian dối.
Nếu thực hiện một trong các hành vi trên mà gây lây truyền dịch bệnh Covid-19 cho người khác thì bị xử lý về tội làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm cho người theo điểm c khoản 1 Điều 240.
- Người có hành vi đưa lên mạng máy tính, mạng viễn thông thông tin giả mạo, sai sự thật, xuyên tạc về tình hình dịch Covid-19, gây dư luận xấu thì bị xử lý về tội đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin mạng máy tính, mạng viễn thông theo Điều 288 BLHS.
- dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc thủ đoạn khác cản trở người thi hành công vụ trong phòng, chống dịch bệnh Covid-19 thì bị xử lý về tội chống người thi hành công vụ theo quy định tại Điều 330 BLHS.
|
Mọi người có thể bổ sung thêm nhé!
|
Bài viết liên quan:
|
|