Cở sở kinh doanh karaoke có phải có cột thu lôi không

Chủ đề   RSS   
  • #593147 30/10/2022

    chihihihaha

    Sơ sinh

    Vietnam
    Tham gia:29/09/2022
    Tổng số bài viết (11)
    Số điểm: 225
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 8 lần


    Cở sở kinh doanh karaoke có phải có cột thu lôi không

    Tôi muốn hỏi đối với cơ sở Karaoke phải có cột thu lôi và hằng năm phải đo điện trở để đảm bảo hay không, và việc đo do đơn vị nào thực hiện

     
    187 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn chihihihaha vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (01/11/2022)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #593471   31/10/2022

    lvkhngoc
    lvkhngoc
    Top 200
    Lớp 3

    Vietnam
    Tham gia:10/07/2022
    Tổng số bài viết (446)
    Số điểm: 4249
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 82 lần


    Cở sở kinh doanh karaoke có phải có cột thu lôi không

    Căn cứ tại Điểm l Khoản 2 Điều 6 Thông tư 147/2020/TT-BCA quy định:

    Điều 6. Thiết kế về phòng cháy và chữa cháy

    2. Cơ sở kinh doanh dịch vụ karaoke, dịch vụ vũ trường quy định tại khoản 1 Điều này phải được thiết kế về phòng cháy và chữa cháy theo quy định tại Điều 11 Nghị định số 136/2020/NĐ-CP, cụ thể như sau:

    l) Hệ thống điện, chống sét, chống tĩnh điện và việc bố trí thiết bị này trong công trình phải bảo đảm các yêu cầu an toàn phòng cháy và chữa cháy theo quy định tại QCVN 12:2014/BXD “Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về hệ thống điện của nhà ở và nhà công cộng” (sau đây viết gọn là QCVN 12:2014/BXD), cụ thể như sau:

    Hệ thống chống sét phải bảo đảm theo quy định tại Điều 2.8 QCVN 12:2014/BXD;

    …”

    Theo đó cơ sở kinh doanh dịch vụ karaoke phải có hệ thống chống sét (cột thu lôi) và bảo đảm theo quy định tại Điều 2.8 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 12:2014/BXD.

    Tại Mục 27 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9385:2012 quy định về chống sét cho công trình xây dựng - Hướng dẫn thiết kế, kiểm tra và bảo trì hệ thống có hướng dẫn về kiểm tra như sau:

    27. Kiểm tra

    Toàn bộ hệ thống chống sét nên được một người có trình độ chuyên môn thích hợp kiểm tra kỹ bằng mắt thường trong suốt quá trình lắp đặt, sau khi hoàn thành và sau khi thay đổi hoặc mở rộng, để xác nhận rằng chúng được làm tuân thủ theo tiêu chuẩn này. Việc kiểm tra nên được tiến hành định kỳ, tốt nhát là không quá 12 tháng. Đối với các khu vực có điều kiện khí hậu khắc nghiệt nên tăng tần suất kiểm tra.

    Thêm nữa, trạng thái cơ học của tất cả các dây dẫn, liên kết, mối nối và các điện cực đất (bao gồm các điện cực tham chiếu) nên được kiểm tra và ghi chép lại. Nếu với bất kỳ lý do nào, như do các công việc khác tại công trường tạm thời không thể xem xét các phần lắp đặt cụ thể thì cũng nên ghi chép lại điều đó.

    Trong suốt quá trình xem xét định kỳ hệ thống chống sét, việc ghép nối bất kỳ bộ phận bổ sung nào mới nên được kiểm tra để đảm bảo rằng nó phù hợp với những quy định của tiêu chuẩn này.” 

    Ngoài ra, kiểm tra hệ thống chống sét nên được tiến hành định kỳ, tốt nhất là không quá 12 tháng, người kiểm tra nên là người có trình độ chuyên môn thích hợp kiểm tra kỹ bằng mắt thường trong suốt quá trình lắp đặt, sau khi hoàn thành và sau khi thay đổi hoặc mở rộng, để xác nhận rằng chúng được làm tuân thủ theo tiêu chuẩn này. Nếu không tiến hành kiểm tra định kỳ theo quy định có thể bị xử phạt theo Khoản 1, Khoản 2 Điều 37 Nghị định 144/2021/NĐ-CP

    Điều 37. Vi phạm quy định về an toàn phòng cháy và chữa cháy trong lắp đặt, kiểm tra, bảo trì hệ thống chống sét

    1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với hành vi không có hồ sơ theo dõi hệ thống chống sét theo quy định của pháp luật.

    2. Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi không kiểm tra định kỳ hệ thống chống sét theo quy định của pháp luật.

    …”

    Một số thông tin gửi bạn tham khảo nhé. 
     
    Báo quản trị |