Cơ quan nào giải quyết đơn tố cáo HĐND cấp huyện?

Chủ đề   RSS   
  • #615908 31/08/2024

    btrannguyen
    Top 75
    Lớp 12

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:13/03/2024
    Tổng số bài viết (1181)
    Số điểm: 23218
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 495 lần
    SMod

    Cơ quan nào giải quyết đơn tố cáo HĐND cấp huyện?

    Hội đồng nhân dân cấp huyện bị tố cáo thì cơ quan nào có thẩm quyền đứng ra giải quyết? Mẫu đơn tố cáo, quy trình xử lý tố cáo HĐND cấp huyện được quy định như thế nào?

    Cơ quan nào giải quyết đơn tố cáo HĐND cấp huyện?

    Theo khoản 2 Điều 17 Luật tố cáo 2018 quy định thẩm quyền giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ trong cơ quan khác của Nhà nước, trong đó:

    Thường trực Hội đồng nhân dân có thẩm quyền giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của đại biểu Hội đồng nhân dân hoạt động chuyên trách; giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của đại biểu Hội đồng nhân dân khác khi thực hiện nhiệm vụ đại biểu Hội đồng nhân dân, trừ Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân cấp mình.

    Cơ quan có thẩm quyền phê chuẩn việc bầu Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân có thẩm quyền giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân.

    Mà theo khoản 6 Điều 83 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2015 quy định:

    Kết quả bầu Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân cấp tỉnh phải được Ủy ban thường vụ Quốc hội phê chuẩn; kết quả bầu Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân cấp huyện phải được Thường trực Hội đồng nhân dân cấp tỉnh phê chuẩn; kết quả bầu Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân cấp xã phải được Thường trực Hội đồng nhân dân cấp huyện phê chuẩn.

    Như vậy, cơ quan có thẩm quyền giải quyết đơn tố cáo HĐND cấp huyện là Thường trực HĐND. Trong đó, Thường trực HĐND cấp huyện giải quyết đơn tố cáo đại biểu HĐND cấp huyện, Thường trực HĐND cấp tỉnh giải quyết đơn tố cáo Chủ tịch, Phó Chủ tịch HĐND cấp huyện.

    Mẫu đơn tố cáo HĐND cấp huyện mới nhất?

    Theo khoản 1 Điều 23 Luật Tố cáo 2018 quy định trường hợp tố cáo cán bộ, công chức được thực hiện bằng đơn thì trong đơn tố cáo phải ghi các thông tin sau:

    - Ngày, tháng, năm tố cáo;

    - Họ tên, địa chỉ của người tố cáo, cách thức liên hệ với người tố cáo;

    - Hành vi vi phạm pháp luật bị tố cáo;

    - Người bị tố cáo và các thông tin khác có liên quan.

    - Người tố cáo phải ký tên hoặc điểm chỉ vào đơn tố cáo.

    Trường hợp nhiều người cùng tố cáo về cùng một nội dung thì trong đơn tố cáo còn phải ghi rõ họ tên, địa chỉ, cách thức liên hệ với từng người tố cáo; họ tên của người đại diện cho những người tố cáo.

    Theo đó, người đọc có thể tham khảo mẫu đơn tố cáo HĐND cấp huyện mới nhất tại đây: 

    Quy trình xử lý tố cáo HĐND cấp huyện?

    Theo Điều 24 Luật Tố cáo 2018 quy định về việc xử lý ban đầu thông tin tố cáo như sau:

    - Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được tố cáo, cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm vào sổ, phân loại, xử lý ban đầu thông tin tố cáo, kiểm tra, xác minh thông tin về người tố cáo và điều kiện thụ lý tố cáo; trường hợp phải kiểm tra, xác minh tại nhiều địa điểm hoặc phải ủy quyền cho cơ quan, tổ chức có thẩm quyền kiểm tra, xác minh thì thời hạn này có thể kéo dài hơn nhưng không quá 10 ngày làm việc.

    Trường hợp đủ điều kiện thụ lý thì ra quyết định thụ lý tố cáo theo quy định; trường hợp không đủ điều kiện thụ lý thì không thụ lý tố cáo và thông báo ngay cho người tố cáo biết lý do không thụ lý tố cáo.

    - Trường hợp tố cáo không thuộc thẩm quyền giải quyết của mình thì trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đơn tố cáo, phải chuyển đến cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết và thông báo cho người tố cáo. 

    Trường hợp người tố cáo đến tố cáo trực tiếp thì cơ quan, tổ chức, cá nhân tiếp nhận tố cáo hướng dẫn người tố cáo đến tố cáo với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết.

    -Trường hợp tố cáo không thuộc thẩm quyền giải quyết của mình và được gửi đồng thời cho nhiều cơ quan, tổ chức, cá nhân, trong đó có cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết hoặc trường hợp đã hướng dẫn nhưng người tố cáo vẫn gửi tố cáo đến cơ quan, tổ chức, cá nhân không có thẩm quyền giải quyết thì cơ quan, tổ chức, cá nhân nhận được tố cáo không xử lý.

    Theo Điều 27 Luật Tố cáo 2018 quy định về việc xử lý tố cáo có dấu hiệu của tội phạm, áp dụng biện pháp ngăn chặn hành vi vi phạm

    - Trong quá trình tiếp nhận, xử lý tố cáo, nếu thấy hành vi bị tố cáo có dấu hiệu của tội phạm thì chuyển ngay hồ sơ, tài liệu đến Cơ quan điều tra hoặc Viện kiểm sát nhân dân có thẩm quyền để xử lý theo quy định của pháp luật.

    - Trường hợp hành vi bị tố cáo gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, tính mạng, sức khỏe, tài sản, danh dự, nhân phẩm, quyền và lợi ích hợp pháp khác của cá nhân thì cơ quan, tổ chức, cá nhân nhận được tố cáo phải áp dụng biện pháp cần thiết theo thẩm quyền hoặc thông báo ngay cho cơ quan Công an, cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có thẩm quyền để ngăn chặn kịp thời hành vi vi phạm.

    Như vậy, sau khi nhận được đơn tố cáo thì người, cơ quan có thẩm quyền sẽ vào sổ, phân loại, xử lý ban đầu thông tin tố cáo, kiểm tra, xác minh thông tin về người tố cáo và điều kiện thụ lý tố cáo, đủ điều kiện sẽ ra quyết định thụ lý, không đủ điều kiện thì sẽ thông báo lý do cho người tố cáo. Trong quá trình này, nếu phát hiện có dấu hiệu tội phạm thì người, cơ quan có thẩm quyền phải chuyển hồ sơ đến Công an hoặc Viện kiểm sát.

     
    126 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận