Cơ quan đầu mối giúp Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về lâm nghiệp là cơ quan nào?

Chủ đề   RSS   
  • #617140 03/10/2024

    phanthanhthao0301

    Mầm

    Vietnam --> Gia Lai
    Tham gia:10/11/2023
    Tổng số bài viết (96)
    Số điểm: 510
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Cơ quan đầu mối giúp Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về lâm nghiệp là cơ quan nào?

    Cơ quan đầu mối giúp Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về lâm nghiệp là cơ quan nào? 03 Nguyên tắc tổ chức hệ thống cơ quan quản lý nhà nước về lâm nghiệp?

    Cơ quan đầu mối giúp Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về lâm nghiệp là cơ quan nào?

    Theo quy định tại khoản 2 Điều 101 Luật Lâm nghiệp 2017 về trách nhiệm quản lý nhà nước về lâm nghiệp của Chính phủ, các Bộ, cơ quan ngang Bộ:

    Theo đó, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là cơ quan đầu mối giúp Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về lâm nghiệp, có trách nhiệm sau đây:

    (1) Ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành và tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách, văn bản quy phạm pháp luật về lâm nghiệp;

    (2) Xây dựng tiêu chuẩn quốc gia, ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, định mức kinh tế - kỹ thuật về lâm nghiệp;

    (3) Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện Quy chế quản lý rừng, chế độ quản lý, bảo vệ các loài thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm;

    (4) Trình Thủ tướng Chính phủ thành lập khu rừng phòng hộ, khu rừng đặc dụng có tầm quan trọng quốc gia hoặc nằm trên địa bàn nhiều tỉnh;

    (5) Chỉ đạo thống nhất về chuyên môn, nghiệp vụ của Kiểm lâm;

    (6) Chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan ngang Bộ có liên quan quản lý, bảo vệ rừng; bảo vệ hệ sinh thái rừng, đa dạng sinh học trong các loại rừng;

    (7) Hướng dẫn, kiểm tra việc điều tra rừng, kiểm kê rừng, theo dõi diễn biến rừng và lập hồ sơ quản lý rừng; lập và quản lý cơ sở dữ liệu rừng;

    (8) Tổ chức phòng cháy và chữa cháy rừng; phòng, trừ sinh vật gây hại rừng;

    (9) Xây dựng hệ thống rừng giống quốc gia, vườn thực vật quốc gia;

    (10) Quản lý, tổ chức thực hiện chi trả dịch vụ môi trường rừng;

    (11) Quản lý hoạt động cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững, định giá rừng;

    (12) Quản lý hoạt động chế biến và thương mại lâm sản theo quy định của pháp luật;

    (13) Tổ chức nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ cao, công nghệ tiên tiến, công nghệ mới về lâm nghiệp; đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực trong lâm nghiệp;

    (14) Tổ chức thông tin, truyền thông, giáo dục nâng cao nhận thức của cộng đồng về lâm nghiệp; tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về lâm nghiệp;

    (15) Đầu mối hợp tác quốc tế về lâm nghiệp;

    (16) Thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật, giải quyết khiếu nại, tố cáo về lâm nghiệp theo quy định của pháp luật.

    Cơ quan đầu mối giúp Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về lâm nghiệp là cơ quan nào?

    03 Nguyên tắc tổ chức hệ thống cơ quan quản lý nhà nước về lâm nghiệp?

    03 Nguyên tắc tổ chức hệ thống cơ quan quản lý nhà nước về lâm nghiệp được quy định tại Điều 100 Luật Lâm nghiệp 2017, cụ thể như sau:

    Nguyên tắc 1. Hệ thống cơ quan quản lý nhà nước về lâm nghiệp được tổ chức thống nhất, phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ quản lý nhà nước về lâm nghiệp.

    Nguyên tắc 2. Cơ quan, quản lý chuyên ngành về lâm nghiệp được tổ chức ở trung ương, cấp tỉnh; nhiệm vụ quản lý chuyên ngành về lâm nghiệp ở cấp huyện được tổ chức theo quy định của Chính phủ.

    Nguyên tắc 3. Phân định rõ nhiệm vụ, quyền hạn, không chồng chéo chức năng quản lý; công khai, minh bạch.

    05 Nguyên tắc hoạt động lâm nghiệp?

    05 Nguyên tắc hoạt động lâm nghiệp được quy định tại Điều 3 Luật Lâm nghiệp 2017, cụ thể như sau:

    Nguyên tắc 1. Rừng được quản lý bền vững về diện tích và chất lượng, bảo đảm hài hòa các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, bảo tồn đa dạng sinh học, nâng cao tỷ lệ che phủ rừng, giá trị dịch vụ môi trường rừng và ứng phó với biến đổi khí hậu.

    Nguyên tắc 2. Xã hội hóa hoạt động lâm nghiệp; bảo đảm hài hòa giữa lợi ích của Nhà nước với lợi ích của chủ rừng, tổ chức, cá nhân hoạt động lâm nghiệp.

    Nguyên tắc 3. Bảo đảm tổ chức liên kết theo chuỗi từ bảo vệ rừng, phát triển rừng, sử dụng rừng đến chế biến và thương mại lâm sản để nâng cao giá trị rừng.

    Nguyên tắc 4. Bảo đảm công khai, minh bạch, sự tham gia của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư liên quan trong hoạt động lâm nghiệp.

    Nguyên tắc 5. Tuân thủ điều ước quốc tế liên quan đến lâm nghiệp mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên; trường hợp điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác với quy định của Luật này hoặc văn bản quy phạm pháp luật Việt Nam chưa có quy định thì thực hiện theo quy định của điều ước quốc tế đó.

    Tóm lại, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là cơ quan đầu mối giúp Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về lâm nghiệp.

     
    76 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận