Cổ phần ưu đãi cổ tức!

Chủ đề   RSS   
  • #88033 13/03/2011

    chaulevan
    Top 100
    Lớp 8

    Bình Định, Việt Nam
    Tham gia:26/02/2009
    Tổng số bài viết (761)
    Số điểm: 11158
    Cảm ơn: 342
    Được cảm ơn 594 lần


    Cổ phần ưu đãi cổ tức!

    Chào các bạn,
    Trong quá trình nghiên cứu Luật doanh nghiệp, tôi có một băn khoăn mong được chia sẻ với mọi người để cùng thảo luận.

    Khoản 1 - Điều 93 Luật doanh nghiệp quy định: #00b0f0;">" Cổ tức trả cho cổ phần ưu đãi được thực hiện theo các điều kiện áp dụng riêng cho mỗi loại cổ phần ưu đãi." Và tại khoản 1 - Điều 82 quy định: Cổ phần ưu đãi cổ tức là cổ phần được trả cổ tức cao hơn so với mức cổ tức của cổ phần phổ thông hoặc mức ổn định hằng năm. Cổ tức được chia hằng năm gồm cổ tức cố định và cổ tức thưởng. Cổ tức cố định không phụ thuộc vào kết quả kinh doanh của công ty. Mức cổ tức cố định cụ thể và phương thức xác định cổ tức thưởng được ghi trên cổ phiếu của cổ phần ưu đãi cổ tức.

    Như vậy, trong công ty cổ phần, các chủ sở hữu có cổ phần ưu đãi cổ tức là những người được hưởng cổ tức ở một tỉ lệ nhất định mà không phụ thuộc vào kết quả kinh doanh của công ty. Điều này liệu có mâu thuẫn với nguyên tắc quản lý tài chính đối với các doanh nghiệp trên thực tế không? Bởi lẽ, theo nguyên tắc thông thường, chỉ khi công ty kinh doanh có lãi mới có thể chia lợi nhuận. Nếu công ty kinh doanh không có lãi mà chủ sở hữu cũng được chia lợi nhuận thì vô lý quá? Hơn nữa, điều này có thể làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của chủ nợ khi mà công ty kinh doanh không có lãi, không thanh toán được nợ đến hạn (và cả nợ chưa đến hạn) nhưng chủ sở hữu cổ phần ưu đãi cổ tức vẫn được trả lợi nhuận.
    Mong các anh chị em, đặc biệt là những người đang làm việc cho các doanh nghiệp cho ý kiến về vấn đề này và việc chia cổ tức cho các cổ đông ưu đãi cổ tức trong thực tế tại các doanh nghiệp.

    CV

     
    42008 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #88111   14/03/2011

    hiyatuongda
    hiyatuongda
    Top 100
    Male
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/12/2010
    Tổng số bài viết (689)
    Số điểm: 13555
    Cảm ơn: 605
    Được cảm ơn 540 lần


    Chào bạn,

    Theo ý kiến của cá nhân của Hiya: Việc CSH CPUDCT được hưởng cổ tức ở một tỉ lệ nhất định mà không phụ thuộc vào kết quả kinh doanh của Công ty là điều bình thường không trái với nguyên tắc quản lý tài chính đối với doanh nghiệp trên thực tế.

    Bởi những lẽ sau:

    Thứ nhất, CTCP mang tính chất đại chúng và mục dích phát hành CPUDCT/ ưu đãi hoàn lại nhằm mục dích huy động vốn nhàn rỗi của người dân. Doanh nghiệp đã đánh vào tâm lý sợ rủi ro, sợ mất trắng của người dân, do đó thay vì người dân bỏ tiền trong tủ hay gửi tiến kiệm trong Ngân hàng lấy lãi (dù ít nhưng vẫn đảm bảo vẫn hoàn gốc); thì doanh nghiệp tạo cho họ một sự lựa chọn khác cũng đồng nghĩa với việc giải quyết vấn đề thiếu vốn của doanh nghiệp.

    Một tỉ lệ nhất định thì sẽ không cao hơn Ngân hàng bao nhiêu, nhưng "mồi nhữ" của doanh nghiệp là ở cổ tức thưởng. Tuy nhiên "mồi" này có điều kiện là phương thức xác định được ghi trên cổ phiếu.

    Cái "được" của CSH nắm CPUDCT là như trên, nhưng cái họ "mất" là đây:

    3. Cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi cổ tức không có quyền biểu quyết, dự họp Đại hội đồng cổ đông, đề cử người vào Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát.

    Thứ hai, pháp luật không hẳn cho CSH CPUDCT cái bình phong là "không phụ thuộc vào kết quả kinh doanh của Công ty" đâu. Bởi lẽ, theo điểm b khoản 2 Điều 82 LDN cũng buộc họ chỉ được quyền nhận lại một phần tài sản còn lại tương ứng với số cổ phần góp vốn vào công ty, sau khi công ty đã thanh toán hết các khoản nợ, cổ phần ưu đãi hoàn lại khi công ty giải thể hoặc phá sản.

    Thứ ba, theo quy định của pháp luật thì người có quyền mua CPUDCT là do điều lệ hoặc Đại hội đông cổ đông quy định, không phải ai cũng được mua để tránh trường hợp gây thiệt hại cho các Cổ đông khác.

    Trên đó là ý kiến của Hiya
    Thân ái,
    D.T.L




    Clear Thinking!

     
    Báo quản trị |  
  • #88112   14/03/2011

    hiyatuongda
    hiyatuongda
    Top 100
    Male
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/12/2010
    Tổng số bài viết (689)
    Số điểm: 13555
    Cảm ơn: 605
    Được cảm ơn 540 lần



    Nếu xét về sự Vô lý trong vấn đề CPUD thì theo Hiya thì vô lý nhất là như sau đây:

    Theo khoản 3 Điều 72 LDN quy định: Chỉ có tổ chức được Chính phủ uỷ quyền và cổ đông sáng lập được quyền nắm giữ cổ phần ưu đãi biểu quyết. Ưu đãi biểu quyết của cổ đông sáng lập chỉ có hiệu lực trong ba năm, kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Sau thời hạn đó, cổ phần ưu đãi biểu quyết của cổ đông sáng lập chuyển đổi thành cổ phần phổ thông.

    Vậy thì CPUD biểu quyết sẽ được giải quyết như thế nào sau 03 năm, trong khi đó CPUDBQ của CĐSL lại buộc phải chuyển thành cổ phần phổ thông. Theo quy định trên, thì Tổ chức được chính phủ ủy quyền vẫn còn nắm biểu quyết trong tay, trong khi những người "đồng làm quan"  lúc đầu lại bị buộc phải làm "thường dân".

    Gửi cả nhà và bạn chaulevan cùng có ý kiến nhé!
    Thân ái,
    D.T.L
    Cập nhật bởi hiyatuongda ngày 14/03/2011 02:22:35 AM sửa lỗi

    Clear Thinking!

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn hiyatuongda vì bài viết hữu ích
    chaulevan (15/03/2011)
  • #88511   15/03/2011

    chaulevan
    chaulevan
    Top 100
    Lớp 8

    Bình Định, Việt Nam
    Tham gia:26/02/2009
    Tổng số bài viết (761)
    Số điểm: 11158
    Cảm ơn: 342
    Được cảm ơn 594 lần


    Chào hiyatuongda,

    Về khoản 3 của Điều 72 thì mình lại không có cách hiểu giống như bạn. Theo mình, hai loại chủ thể nói trên được quy định quyền nắm giữ có cổ phần ưu đãi biểu quyết vì những lý do khác nhau.

    Trước hết, đối với cổ đông sáng lập, đây là những người đã tham gia vào quá trình thành lập và ký tên vào bản điều lệ đầu tiên của công ty. Họ là người khai sinh ra công ty trên thị trường, phải gánh chịu nhiều nghĩa vụ vì sự phát triển lâu dài của công ty. Vì vậy, pháp luật muốn dành cho họ quyền nắm giữ cổ phần ưu đãi biểu quyết nhằm giúp họ có thể thực thi quyền quản lý công ty ở một mức độ cao hơn các cổ đông khác.

    Tuy vậy, không thể để họ duy trì quyền có số phiếu biểu quyết cao hơn mãi được, sẽ ảnh hưởng đến quyền và lợi ích lâu dài của công  ty. 3 năm là một thời hạn hợp lý để họ có thể thực thi các quyết định của mình vì sự phát triển lâu dài của công ty.

    Thứ hai, tổ chức do chính phủ chỉ định lại là một trường hợp khác. Theo tôi, không thể coi tổ chức do chính phủ chỉ định là người "đồng làm quan" với cổ đông sáng lập. Vì nếu như tổ chức do chính phủ chỉ định mà cũng tham gia quá trình thành lập công ty và ký tên vào bản điều lệ công ty thì tổ chức đó rõ ràng cũng là cổ đông sáng lập và cũng chịu sự chi phối bởi các quy định tuyển sinh.

    Theo tôi, sở dĩ, nhà nước quy định loại chủ thể thứ hai này là vì nhà nước đề  phòng trường hợp nhà nước muốn kiểm soát hoạt động của mọt doanh nghiêp đó trong một thời gian vì một lý do nào đó. Khoảng thời gian này rõ ràng không thể xác định cụ thể trước được vì nó phụ thuộc vào khoảng thời gian mà muốn kiểm soát đối với hoạt động kinh doanh của công ty. Khi nào nhà nước thấy khồng cần phải kiêm soát nữa nhà nước mới thôi nắm giữ cổ phần ưa đãi biểu quyết. Điều này có vẻ phù hợp với nền kinh tế thị trường có định hướng xã hội như ở nước ta.

    Vài ý kiến trao đổi với bạn. Thân!

    CV

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn chaulevan vì bài viết hữu ích
    ngohungsc2011 (19/06/2012)
  • #88521   16/03/2011

    hiyatuongda
    hiyatuongda
    Top 100
    Male
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/12/2010
    Tổng số bài viết (689)
    Số điểm: 13555
    Cảm ơn: 605
    Được cảm ơn 540 lần


    Thanks chị Vân đã cùng góp ý kiến,

    Em đồng ý với chị Vân là 2 đối tượng trên được nắm quyền biểu quyết, và cả thời gian nắm quyền biểu quyết; bởi những lẽ chị  Vân đã nêu ở trên. Tuy nhiên, cái Hiya thắc mắc và thấy vô lý ở chổ: Tại sao sau 3 năm, CĐSL góp vốn sáng lập công ty và tổ chức do Chính phủ chỉ định cũng cùng góp vốn nhưng chỉ buộc CP UD BQ của CĐSL chuyển sang CPPT, trong khi đó số lượng CPUĐBQ của tổ chức trên vẫn được giữ lại hoặc không có nêu rõ.

    Em thấy có sự phân biệt giữa Cơ quan nhà nước và "thường dân" rồi. Giả sử, số CPUĐBQ của tổ chức nêu trên ít hơn số CPUĐBQ CĐSL nắm giữ, vậy chi sự vô lý càng rõ ràng hơn rồi. Công ty cổ phần mang tính chất đại chúng, do đó, cơ quan nhà nước hay "dân" cùng là người khởi tạo ra công ty thì quyền và nghĩa vụ phải như nhau và căn cứ vào số lượng CP nắm giữ.

    Thiết nghĩ, khi đã cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thì Nhà nước là gì có tư cách kiểm soát một doanh nghiệp nào đó được chứ. Trước khi xem xét cấp giấy CN ĐKDN thì Nhà nước có quyền hoặc là cho, hoặc không cho (cấm kinh doanh), hoặc cho với điều kiện về vốn pháp định, điều kiện kinh doanh, chứng chỉ hành nghề..

    Nếu Nhà nước muốn kiểm soát một lĩnh vực nào đó thì em đồng ý, nhưng tại sao không thành lập hình thức Công ty TNHH 1 TV mà Nhà nước làm chủ sở hữu theo NĐ 25/2010. Và nếu cảm thấy không kiểm soát nữa thì chuyển đổi loại hình doanh nghiệp để kêu gọi vốn từ dân (CT TNHH 2 TV trở lên hoặc CTCP) và vẫn giành quyền kiểm soát bằng cách nắm phần vốn góp/ số CP cao hơn những thành viên sáng lập khác.

    Đó là tất cả lý do em thấy vô lý đấy ạ.

    Thân ái,
    D.T.L
    P/s: Mọi người cùng thảo luận nhé.

     
    Cập nhật bởi hiyatuongda ngày 16/03/2011 09:48:25 AM sửa

    Clear Thinking!

     
    Báo quản trị |  
  • #443717   12/12/2016

    dinhvunam
    dinhvunam

    Sơ sinh

    Đăk Lăk, Việt Nam
    Tham gia:03/07/2013
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    bạn kia chậm hiểu quá, có phải dân luật không vậy,thường các công ty mà nhà nước nằm quyền sở hữu là các công ty then chốt vd: điện, nước than, thế nên nhà nước nằm quyền sở hữu để định hướng phát triển.

     
    Báo quản trị |