Có phải đăng ký giảm vốn điều lệ không? Tại sao?

Chủ đề   RSS   
  • #110045 13/06/2011

    chaulevan
    Top 100
    Lớp 8

    Bình Định, Việt Nam
    Tham gia:26/02/2009
    Tổng số bài viết (761)
    Số điểm: 11158
    Cảm ơn: 342
    Được cảm ơn 594 lần


    Có phải đăng ký giảm vốn điều lệ không? Tại sao?

    Chào các bạn,
    Mình có vấn đề thắc mắc này mong các thành viên cùng tham gia trao đổi.
    Công ty TNHH X gồm có 5 thành viên, trong đó ông A góp 15% vốn điều lệ. Thời gian vừa qua, do ông A và các thành viên khác xảy ra nhiều mâu thuẫn trong việc quản lý hoạt động kinh doanh của công ty, đặc biệt là ông A đã bỏ phiếu phản đối việc công ty sẽ hợp nhất với một công ty khác theo quyết định của Hội đồng thành viên, nên ông A đã yêu cầu công ty mua lại phần vốn góp (căn cứ theo Điều 43 - Luật doanh nghiệp). Công ty X đã quyết định mua lại phần vốn góp của ông A theo giá mà hai bên thỏa thuận. Việc thanh toán cho ông A đã được thực hiện xong.
    Khi công ty gửi thông báo với cơ quan đăng ký kinh doanh thì được cơ quan đăng ký kinh doanh yêu cầu phải đăng ký thay đổi cả vốn điều lệ. Nhưng công ty A không đồng ý với yêu cầu này. Theo các bạn thì công ty A có phải đăng ký giảm vốn điều lệ hay không? Tại sao?

    CV

     
    11982 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #110053   13/06/2011

    boyluat
    boyluat
    Top 50
    Male
    Lớp 12

    Thái Nguyên, Việt Nam
    Tham gia:19/04/2010
    Tổng số bài viết (1808)
    Số điểm: 19520
    Cảm ơn: 358
    Được cảm ơn 810 lần


    Em có ý kiến như thế này: Theo quy định tại khoản 3 điều 60 LDN 2005 thì:

    3. Theo quyết định của Hội đồng thành viên, công ty có thể giảm vốn điều lệ bằng các hình thức sau đây

    a) Hoàn trả một phần vốn góp cho thành viên theo tỷ lệ vốn góp của họ trong vốn điều lệ của công ty nếu đã hoạt động kinh doanh liên tục trong hơn hai năm, kể từ ngày đăng ký kinh doanh; đồng thời vẫn bảo đảm thanh toán đủ các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác sau khi đã hoàn trả cho thành viên; 

    b) Mua lại phần vốn góp theo quy định tại Điều 44 của Luật này; 

    c) Điều chỉnh giảm mức vốn điều lệ tương ứng với giá trị tài sản giảm xuống của công ty.

    Như vậy nếu hiểu đúng nội dung điều luật, thì công ty A không phải đăng ký giảm vốn điều lệ vì trường hợp mua lại phần vốn góp theo điều 43 không là căn cứ để giảm vốn điều lệ của Cty TNHH 2 TV. Việc giảm vốn điều lệ chỉ có thể được thực hiện nếu HĐTV chấp thuận trên cơ sở các hành vi pháp lý trên, chứ không phải là theo yêu cầu của 1 cơ quan NN, việc này xâm phạm nguyên tắc tự chủ của DN vì luật không quy định một trường hợp nào khác phải giảm vốn điều lệ khi gặp trường hợp luật định.

    Tuy nhiên thì lại có một chỗ củ chuối là quy định tại điểm b khoản 3 điều 61: Điều 44 quy định về Chuyển nhượng phần vốn góp chứ không phải là quy định về mua lại phần vốn góp !? Em xem văn bản gốc của luật thì cũng thấy nó quy định đúng như trên, vậy là sao nhỉ !?

    Với luật sư, nói phải có căn cứ, có lý, có tình thì hãng nói. Nói chung chung, nói vu vơ, nói tránh đụng chạm thì tốt nhất là đừng nói.

    Làm thì làm làm dứt khoát, làm cẩn thận. Làm mà sợ đầu sợ đuôi, làm không đến đầu đến đũa thì tốt nhất là đừng làm.

    Còn luật sư mà nghĩ cái này, nói cái kia; nói một đằng, làm một nẻo thì tốt nhất là nên về quê chăn vịt.

    Vinh Quang l Trợ lý Luật sư - CÔNG TY LUẬT VIỆT KIM (www.luatvietkim.com)

    M: 0934.666.282 - E: vinhquang@luatvietkim.com - Ad: P1705 - Đ3, 15 Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội.

     
    Báo quản trị |  
  • #110054   13/06/2011

    AuQuangPhuc
    AuQuangPhuc
    Top 100
    Male
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:21/04/2011
    Tổng số bài viết (656)
    Số điểm: 4556
    Cảm ơn: 17
    Được cảm ơn 183 lần


    Chào bạn chaulevan!
    Theo như bạn trình bày tôi hiểu ông A là thành viên sáng lập công ty. Và ông A yêu cầu công ty mua lại vốn góp của mình nghĩa là có sự thay đồi vốn điều lệ công ty, thay đổi tỷ lệ vốn góp trong công ty. Vốn điều lệ: là số vốn góp do các thành viên, cổ đông góp hoặc cam kết góp trong một thời gian nhất định và được ghi vào điều lệ công ty ( k6 đ2 LDN 2005).
    Như vậy, trước khi hợp nhất doanh nghiệp X phải đăng ký luôn cả thay đổi vốn điều lệ là hợp lý dựa vào điều 40, 42 Nghị định 43/2010/NĐ_CP. Mời bạn xem thêm để cùng trao đổi.
    Trân trọng!
    Cập nhật bởi AuQuangPhuc ngày 13/06/2011 10:02:07 CH Cập nhật bởi AuQuangPhuc ngày 13/06/2011 10:01:25 CH Cập nhật bởi AuQuangPhuc ngày 13/06/2011 09:56:49 CH

    Luật sư: Âu Quang Phục

    Nhận tư vấn trọn gói cho Công ty về pháp luật Doanh nghiệp; hợp đồng kinh tế; lao động; quản trị, tái cấu trúc DN ...

     
    Báo quản trị |  
  • #110066   13/06/2011

    chaulevan
    chaulevan
    Top 100
    Lớp 8

    Bình Định, Việt Nam
    Tham gia:26/02/2009
    Tổng số bài viết (761)
    Số điểm: 11158
    Cảm ơn: 342
    Được cảm ơn 594 lần


    @ #ff8c00;">boyluat,
    Em đúng là đã xem kỹ văn bản rồi đấy. Luật đôi khi cũng củ chuối thật. Xem ra luật Việt Nam mình có nhiều vấn đề này lại phải nhờ đến UBTVQH giải thích. Hồi giờ chưa thấy UBTVQH giải thích bao giờ. Không biết UBTVQH có được coi là hoàn thành nhiệm vụ không nhỉ???
    @ #0072bc; font-size: 13px;">AuQuangPhuc
    Đúng là về mặt logic vấn đề thì phải đăng ký giảm vốn điều lệ là đúng. Bởi vì khi mua lại phần vốn góp của thành viên bằng tài sản của công ty, nghĩa là thành viên đó đã rời khỏi công ty, phần vốn góp của họ đã được họ lấy lại vì vậy vốn điều lệ của công ty sẽ giảm xuống. Tuy nhiên, giống như boyluat đã phát hiện ra,  luật quy định như trên thì các bên còn phải cãi nhau chán mới ra vấn đề.

    CV

     
    Báo quản trị |  
  • #110068   13/06/2011

    boyluat
    boyluat
    Top 50
    Male
    Lớp 12

    Thái Nguyên, Việt Nam
    Tham gia:19/04/2010
    Tổng số bài viết (1808)
    Số điểm: 19520
    Cảm ơn: 358
    Được cảm ơn 810 lần


    Em thấy không phải cứ công ty mua lại phần vốn góp là phải giảm vốn điều lệ, kể cả về mặt logic lẫn về mặt pháp lý. Ví dụ trường hợp CTCP mua lại phần vốn góp, thì cũng có phải giảm vốn điều lệ đâu, nếu không phải thì hóa ra, luật quy định ko logic ạ.

    Với luật sư, nói phải có căn cứ, có lý, có tình thì hãng nói. Nói chung chung, nói vu vơ, nói tránh đụng chạm thì tốt nhất là đừng nói.

    Làm thì làm làm dứt khoát, làm cẩn thận. Làm mà sợ đầu sợ đuôi, làm không đến đầu đến đũa thì tốt nhất là đừng làm.

    Còn luật sư mà nghĩ cái này, nói cái kia; nói một đằng, làm một nẻo thì tốt nhất là nên về quê chăn vịt.

    Vinh Quang l Trợ lý Luật sư - CÔNG TY LUẬT VIỆT KIM (www.luatvietkim.com)

    M: 0934.666.282 - E: vinhquang@luatvietkim.com - Ad: P1705 - Đ3, 15 Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội.

     
    Báo quản trị |  
  • #110071   13/06/2011

    chaulevan
    chaulevan
    Top 100
    Lớp 8

    Bình Định, Việt Nam
    Tham gia:26/02/2009
    Tổng số bài viết (761)
    Số điểm: 11158
    Cảm ơn: 342
    Được cảm ơn 594 lần


    @#ff8c00;">boyluat,
         Em xem kỹ quy định của LDN về việc xử lý cổ phần sau khi mua lại: 
        

      Điều 92. Điều kiện thanh toán và xử lý các cổ phần được mua lại

    1. Công ty chỉ được quyền thanh toán cổ phần được mua lại cho cổ đông theo quy định tại Điều 90 và Điều 91 của Luật này nếu ngay sau khi thanh toán hết số cổ phần được mua lại, công ty vẫn bảo đảm thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác.

    #ff0000;">2. Cổ phần được mua lại theo quy định tại Điều 90 và Điều 91 của Luật này được coi là cổ phần thu về và thuộc số cổ phần được quyền chào bán.

    3. Cổ phiếu xác nhận quyền sở hữu cổ phần đã được mua lại phải được tiêu huỷ ngay sau khi cổ phần tương ứng đã được thanh toán đủ. Chủ tịch Hội đồng quản trị và Giám đốc hoặc Tổng giám đốc phải liên đới chịu trách nhiệm về thiệt hại do không tiêu huỷ hoặc chậm tiêu huỷ cổ phiếu gây ra đối với công ty.

    4. #ff0000;">Sau khi thanh toán hết số cổ phần mua lại, nếu tổng giá trị tài sản được ghi trong sổ kế toán của công ty giảm hơn 10% thì công ty phải thông báo cho tất cả các chủ nợ biết trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày thanh toán hết số cổ phần mua lại.
         
        Công ty cổ phần là một loại hình công ty có đặc điểm riêng, do đó, khi cổ phần của công ty được mua lại, cổ phần này có thể được coi là cổ phần được quyền chào bán của công ty. Như vậy, dù không giảm vốn điều lệ, nhưng rõ ràng Luật doanh nghiệp đã có quy định cụ thể để xử lý trường hợp mua lại cổ phần này.
        Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên trở lên, chị lấy ví dụ thế này:
    Ông A (góp 15% vốn điều lệ); B (50 % vốn điều lệ), C (35 % vốn điều lệ); nếu A được công ty thanh toán lại tiền và rời khỏi công ty, trong công ty chỉ còn lại 2 thành viên là B và C; trong trường hợp này, tổng tài sản của C và D như góp vốn ban đầu rõ ràng là không bằng với 100% số vốn điều lệ, (chỉ chiếm 85% vốn điều lệ ban đầu. Trường hợp 15 % đó tính sao? Lưu ý rằng khi mua lại phần vốn góp của thành viên, công ty phải chuyển giao cho thành viên rút khỏi công ty một lượng giá trị vật chất mà hoàn toàn không thu lại một lượng giá trị vật chất nào cả.

    CV

     
    Báo quản trị |  
  • #110073   13/06/2011

    boyluat
    boyluat
    Top 50
    Male
    Lớp 12

    Thái Nguyên, Việt Nam
    Tham gia:19/04/2010
    Tổng số bài viết (1808)
    Số điểm: 19520
    Cảm ơn: 358
    Được cảm ơn 810 lần


    Không phải, ý của em là việc công ty mua lại phần vốn góp không là căn cứ pháp lý để công ty phải giảm vốn điều lệ, kể cả về mặt logic cũng vậy.

    Còn trường hợp của chị, thì công ty phải trả cho ông A một giá trị tương đương 15% giá trị cổ phần. Có hai trường hợp xảy ra, đó là công ty hủy cổ phiếu quỹ (số cổ phần đã mua lại) thì số cổ phần của B và C lại tăng lên, như vậy B và C không mất gì khi giá trị tài sản của công ty giảm xuống. Còn nếu công ty lại bán ra cổ phiếu quỹ, thì giá trị lại tăng lên như trước khi công ty mua lại số cổ phần của ông A thôi.

    Tóm lại là 15% kia vẫn không mất đi theo "định luật bảo toàn tài sản" hi hi @@

    Với luật sư, nói phải có căn cứ, có lý, có tình thì hãng nói. Nói chung chung, nói vu vơ, nói tránh đụng chạm thì tốt nhất là đừng nói.

    Làm thì làm làm dứt khoát, làm cẩn thận. Làm mà sợ đầu sợ đuôi, làm không đến đầu đến đũa thì tốt nhất là đừng làm.

    Còn luật sư mà nghĩ cái này, nói cái kia; nói một đằng, làm một nẻo thì tốt nhất là nên về quê chăn vịt.

    Vinh Quang l Trợ lý Luật sư - CÔNG TY LUẬT VIỆT KIM (www.luatvietkim.com)

    M: 0934.666.282 - E: vinhquang@luatvietkim.com - Ad: P1705 - Đ3, 15 Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội.

     
    Báo quản trị |  
  • #110076   13/06/2011

    chaulevan
    chaulevan
    Top 100
    Lớp 8

    Bình Định, Việt Nam
    Tham gia:26/02/2009
    Tổng số bài viết (761)
    Số điểm: 11158
    Cảm ơn: 342
    Được cảm ơn 594 lần


    @#ff8c00;">boyluat,
    Thực ra chị đã hỏi mấy người học làm kế toán. Họ cho rằng về mặt nghiệp vụ kế toán, khi dùng tài sản của công ty để thanh toán giá trị phần vốn góp, rõ ràng làm cho tài sản chủ sở hữu của công ty trong công ty giảm xuống. Vì vậy giảm vốn điều lệ là hợp logic. Chị chỉ thắc mắc rằng dùng tài sản của công ty để mua như vậy, các thành viên còn lại của công ty có đương nhiên được điều chỉnh tỉ lệ vốn góp của mình cho bằng 100% vốn điều lệ của công ty hay không thôi. Nếu họ đương nhiên được điều chỉnh tỉ lệ vốn góp của mình cho bằng 100% vốn điều lệ của công ty thì đúng là không bắt buộc phải giảm vốn điều lệ. Tuy nhiên, theo chị việc điều chỉnh này cũng có chỗ vướng vì rõ ràng là không có quy định pháp luật cụ thể hướng dẫn điều này.

        Theo chị thì điểm b, khoản 3 Điều 60 đúng ra là để quy định cho trường hợp mua lại phần vốn góp này. Nghĩa là đúng ra điểm b này phải ghi là:
    ....
    b) Mua lại phần vốn góp theo quy định tại Điều 43 của Luật này;


    Như vậy mới đúng!

    CV

     
    Báo quản trị |  
  • #110084   13/06/2011

    boyluat
    boyluat
    Top 50
    Male
    Lớp 12

    Thái Nguyên, Việt Nam
    Tham gia:19/04/2010
    Tổng số bài viết (1808)
    Số điểm: 19520
    Cảm ơn: 358
    Được cảm ơn 810 lần


    Em cũng cho rằng nên như thế, chắc ông nào ban hành luật gõ nhầm máy tính !? @@.

    Mà kể cũng lạ, nếu sai thì tại sao 6 năm rồi không có ai ý kiến ý cò gì nhỉ !? @@

    Với luật sư, nói phải có căn cứ, có lý, có tình thì hãng nói. Nói chung chung, nói vu vơ, nói tránh đụng chạm thì tốt nhất là đừng nói.

    Làm thì làm làm dứt khoát, làm cẩn thận. Làm mà sợ đầu sợ đuôi, làm không đến đầu đến đũa thì tốt nhất là đừng làm.

    Còn luật sư mà nghĩ cái này, nói cái kia; nói một đằng, làm một nẻo thì tốt nhất là nên về quê chăn vịt.

    Vinh Quang l Trợ lý Luật sư - CÔNG TY LUẬT VIỆT KIM (www.luatvietkim.com)

    M: 0934.666.282 - E: vinhquang@luatvietkim.com - Ad: P1705 - Đ3, 15 Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội.

     
    Báo quản trị |  
  • #110152   14/06/2011

    minh25252001
    minh25252001
    Top 500
    Male


    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:13/09/2010
    Tổng số bài viết (120)
    Số điểm: 2217
    Cảm ơn: 4
    Được cảm ơn 18 lần


    Hi All,
    Cho mình có chút ý kiến nhé, theo luật doanh nghiệp khi công ty mua lại vốn góp của thành viên góp vốn (không phân biệt lý do) thì công ty #ff0000;">chỉ phải đảm bảo "khả năng trả nợ" chứ hoàn toàn không quy định về vấn đề giảm vốn điều lệ.
    Nếu khi mua lại vốn phần vốn góp mà công ty dùng tài sản là lợi nhuận kinh doanh hay là tài sản của mình để mua lại số vốn góp đó. Và số vốn góp được mua lại trong vốn điều lệ lúc này thuộc sở hữu của công ty không ảnh hưởng đến các thành viên còn lại. Và vốn điều lệ vẫn không thay đổi chỉ thay đổi chủ sở hữu đối với số vốn đó thôi.
    VÌ vậy việc giảm vốn điều lệ là hoàn toàn không bắt buộc, tuỳ vào quyết định của hội đồng thành viên.
    Trường hợp bạn chaulevan thắc mắc về tỉ lệ vốn góp của các thành viên còn lại có được điều chỉnh hay không thì mình khẳng định là không. Chỉ được điều chỉnh khi chính thành viên đó dùng tài sản của mình mua lại số vốn đó. Vì doanh nghiệp có tư cách pháp nhân, nếu là tài sản của doanh nghiệp mua lại thì chủ sở hữu phần vốn góp đó là của doanh nghiệp.
    Thân!

    Luật sư Đoàn Minh Quân

    0903455478

     
    Báo quản trị |  
  • #110159   14/06/2011

    QuangHao77
    QuangHao77

    Male
    Sơ sinh

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:13/06/2011
    Tổng số bài viết (19)
    Số điểm: 110
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 8 lần


    Tôi cũng đồng ý là điểm b k3 điều 60 LDN lỗi không phải là do nhà làm luật mà có thể là do lỗi in ấn phát hành (lỗi đánh máy). Còn nội dung tình huống  chaulevan nêu trên tôi có ý kiến như sau:
    - Cần phải xác định rõ vốn đăng ký theo điều lệ và vốn hoạt động thực tế của Công ty.
    Theo quy định tại khoản 6 Điều 4 Luật doanh nghiệp năm 2005, vốn điều lệ là số vốn do các thành viên, cổ đông góp hoặc cam kết góp trong một thời hạn nhất định và được ghi vào điều lệ công ty. Nó là một phần trong nguồn vốn chủ sở hữu và có thể có giá trị nhỏ hơn rất rất rất nhiều so với tổng tài sản hay tổng doanh thu của công ty.
    Vậy, vấn đề ở đây là Công ty A muốn tăng hay giảm vốn điều lệ của mình hay không là sự tự chủ của mình không phụ thuộc vào ý chí của Cơ quan quản lý nhà nước. Nếu không muốn giảm vốn điều lệ đã đăng ký thì tỷ lệ 15% vốn góp của ông A Công ty mua lại phân bổ lại theo tỷ lệ đăng ký cho các thành viên còn lại trên cơ sở quy định của Điều lệ và PL.
    - Khi công ty gửi thông báo với cơ quan đăng ký kinh doanh thì được cơ quan đăng ký kinh doanh yêu cầu phải đăng ký thay đổi cả vốn điều lệ. Nhưng công ty A không đồng ý với yêu cầu này> Tôi nghĩ cơ quan đăng ký KD yêu cầu như vậy là đúng, Bởi vì khi đã có sự thay đổi về  vốn điều lệ của Doanh nghiệp (ở đây thay đổi về tỷ lệ góp vốn và giảm số thành viên- cho dù tổng vốn điều lệ không thay đổi so với đăng ký ban đầu) thì Công ty cũng phải có nghĩa vụ đăng ký lại nội dung vốn điều lệ Công ty.
    Trân trọng!

     

    Cập nhật bởi QuangHao77 ngày 14/06/2011 10:24:44 SA
     
    Báo quản trị |  
  • #110202   14/06/2011

    toan_tran
    toan_tran

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:27/05/2011
    Tổng số bài viết (24)
    Số điểm: 225
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 2 lần


    Theo tôi, trong trường hợp này, công ty phải đăng ký giảm vốn điều lệ. Việc mua lại phần vốn góp của A dẫn tới hệ quả là vốn của công ty X bị giảm, công ty phải giảm vốn theo Điểm b Khoản 3 Điều 60 Luật DN.
     
    Báo quản trị |  
  • #110206   14/06/2011

    Maiphuong5
    Maiphuong5
    Top 50
    Female
    Lớp 11

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:11/08/2010
    Tổng số bài viết (1612)
    Số điểm: 17756
    Cảm ơn: 1492
    Được cảm ơn 1500 lần


    Chào mọi người,

        Phát hiện của bà chaulevan là chính xác. Ở đây có 2 thuật ngữ: "mua lại phần vốn góp" (Điều 43 LDN) và "chuyển nhượng phần vốn góp" (Điều 44 LDN) để nói đến 2 phạm trù khác nhau. Do vậy, Điểm b Khoản 3 Điều 60 LDN đang bị mâu thuẫn trong quy định, có thể sửa theo các cách:

        1. Sửa lại thành: "Chuyển nhượng phần vốn góp theo quy định tại Điều 44 của Luật này;". Nội dung này thì bất hợp lý vì trường hợp này không cần giảm VĐL; hoặc

        2. "Mua lại phần vốn góp theo quy định tại Điều 43 của Luật này;". Sửa như vậy là ok hơn.

        Theo tôi, nếu dựa trên sửa đổi như Mục 2 nói trên thì theo câu hỏi bà chaulevan đưa ra, cty phải đăng ký giảm VĐL và điều chỉnh số lượng thành viên còn 4. Trong trường hợp này, tỉ lệ góp vốn (VĐL) của 4 thành viên còn lại sẽ được điều chỉnh, sao cho tổng số phần vốn góp phải bằng 100% phù hợp với VĐL sau khi điều chỉnh. 

        Năm 2009, Quốc hội có ban hành Luật SĐ,BS một số luật trong đó có Điều 170 LDN. Có thể họ quên Điểm b Khoản 3 Điều 60 LDN. Khi nào có điều kiện, sẽ sửa tiếp, các bạn yên tâm công tác nhé. 

        Thân.
    Cập nhật bởi Maiphuong5 ngày 14/06/2011 01:21:37 CH

    Hope For The Best, But Prepare For The Worst !

     
    Báo quản trị |