Có nên hay không loại bỏ mô hình doanh nghiệp tư nhân?

Chủ đề   RSS   
  • #449679 16/03/2017

    Wizardma
    Top 500
    Male
    Lớp 1

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:13/07/2015
    Tổng số bài viết (212)
    Số điểm: 2510
    Cảm ơn: 19
    Được cảm ơn 127 lần
    Moderator

    Có nên hay không loại bỏ mô hình doanh nghiệp tư nhân?

    Dear All!

    Theo quy định của Thông tư số 39/2016/TT-NHNN cụ thể Khoản 3, Điều 2

    3. Khách hàng vay vốn tại tổ chức tín dụng (sau đây gọi là khách hàng) là pháp nhân, cá nhân, bao gồm:

    a) Pháp nhân được thành lập và hoạt động tại Việt Nam, pháp nhân được thành lập ở nước ngoài và hoạt động hợp pháp tại Việt Nam;

    b) Cá nhân có quốc tịch Việt Nam, cá nhân có quốc tịch nước ngoài.

    Vì vậy, Doanh nghiệp tư nhân không được phép thực hiện vay vốn tại các TCTD tại Việt Nam và cũng không được mở và sử dụng tài khoản ngân hàng.

    Chưa bao giờ DNTN đứng trước nguy cơ tác động mạnh như vậy của các văn bản pháp luật. Khi mà bị chặn về dòng vốn, bị chặn không cho sử dụng dịch vụ tài chính, ngân hàng. Phải chăng đây là bước đầu tiên trong việc loại bỏ loại hình doanh nghiệp này khỏi mô hình doanh nghiệp của Việt Nam.

    Quy định của Thông tư 39/2016/TT-NHNN có vi hiến không?

    Luật sư - Trọng tài viên trung tâm trọng tài thương mại Công Lý Việt Nam (VIETJAC)

    Nguyễn Ngọc Anh

    Email: ngocanhlawyer@gmail.com

    Mobile: 0982502577

     
    8453 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #449694   16/03/2017

    Gagagirl
    Gagagirl

    Female
    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:28/05/2016
    Tổng số bài viết (65)
    Số điểm: 415
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 30 lần


    Em thấy dù doanh nghiệp tư nhân không được vay vốn trực tiếp NH nhưng theo quy định tại Khoản 5, Điều 2 Thông tư 39/2016/TT-NHNN thì DNTN vẫn có thể có vốn bằng cách chủ DNTN đó đi vay với tư cách cá nhân ạ.

    "Pháp luật là đạo đức biểu hiện ra bên ngoài, đạo đức là pháp luật ẩn giấu bên trong"

    -Abraham Lincoln-

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn Gagagirl vì bài viết hữu ích
    GHLAW (17/03/2017) TuNguyenTrong (18/03/2017)
  • #449727   17/03/2017

    Wizardma
    Wizardma
    Top 500
    Male
    Lớp 1

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:13/07/2015
    Tổng số bài viết (212)
    Số điểm: 2510
    Cảm ơn: 19
    Được cảm ơn 127 lần
    Moderator

    Gagagirl viết:

    Em thấy dù doanh nghiệp tư nhân không được vay vốn trực tiếp NH nhưng theo quy định tại Khoản 5, Điều 2 Thông tư 39/2016/TT-NHNN thì DNTN vẫn có thể có vốn bằng cách chủ DNTN đó đi vay với tư cách cá nhân ạ.

    Đồng ý với quan điểm của bạn tuy nhiên vấn đề xảy ra là cá nhân ông chủ doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp tư nhân là 2 chủ thể khác nhau vì thế khi thực hiện ký kết hợp đồng với TCTD thì không phân biệt được đâu là đại diện cho DNTN đâu là nhân danh cá nhân ông ý. Cụ thể không phân biệt được đâu là vay tiền mua hoa tặng vợ đâu là vay tiền mua hoa tặng các chị em trong doanh nghiệp nhân ngày 08/03.

     

    Luật sư - Trọng tài viên trung tâm trọng tài thương mại Công Lý Việt Nam (VIETJAC)

    Nguyễn Ngọc Anh

    Email: ngocanhlawyer@gmail.com

    Mobile: 0982502577

     
    Báo quản trị |  
  • #449718   17/03/2017

    zing_zin_zz
    zing_zin_zz

    Female
    Sơ sinh

    Cần Thơ, Việt Nam
    Tham gia:27/02/2014
    Tổng số bài viết (60)
    Số điểm: 390
    Cảm ơn: 21
    Được cảm ơn 13 lần


    Theo quan điểm của mình

    Doanh nghiệp tư nhân trước giờ không có tư cách pháp nhân, và nguồn vốn luôn bị lệ thuộc vào nguồn vốn của cá nhân, chỉ khác ở mô hình nên mình thấy rằng mô hình doanh nghiệp tư nhân đã bị hạn chế nhiều về nguồn vốn, tái chính nên cũng không khác gì nhiều so với cá nhân kinh doanh với quy mô lớn,... và đặc biệt không có tư cách pháp nhân, vì vậy phải chăng đang loại bỏ dần hình thức doanh nghiệp tư nhân.

    tuy nhiên, nếu mình suy xét hướng khác nếu hình thức này bị loại bỏ thì rất khó quản lý doanh nghiệp cũng như quản lý thuế.... mà nếu giữ lại mà phải mở rộng thêm cho doanh nghiệp các quyền như được thoải mái về tài chính, phân biệt rõ nguồn vốn doanh nghiệp và nguồn vốn của cá nhân, tự do vay vốn, xác nhận doanh nghiệp tư nhân có tư cách pháp nhân, thì hình thức doanh nghiệp cá nhân phải chăng đang chuyển hóa dần thành hình thức công ty TNHH một thành viên.... đúng là khó suy ngẫm. nên nên bỏ hay không. Bỏ thì khó quản lý, không bỏ mà tiếp tục cho thếm quyền hạn, lợi ích thì chả khác gì công ty TNHH MTV, giữ nguyên như hiện giờ thì khó cho doanh nghiệp.

    Àh quên trở lại vấn đề, thông tư 39 theo quan điểm của mình đối với tình trạng hiện tại là không vi hiến, vì doanh nghiệp tư nhân không có tư cách pháp nhân, nguồn vốn không có sự tách biệt với nguồn vốn của cá nhân (nguồn vốn không bị gioiws hạn), vì vậy chủ doanh nghiệp tư nhân đi vay vốn phải lấy tư cách cá nhân. mà thông tư này đâu hạn chế cá nhân đi vay vốn TCTD.  

    Cập nhật bởi zing_zin_zz ngày 17/03/2017 09:17:53 SA
     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn zing_zin_zz vì bài viết hữu ích
    GHLAW (17/03/2017)
  • #449728   17/03/2017

    Về phương diện vay vốn thì tài sản của cá nhân và doanh nghiệp tư nhân đi kèm với nhau . Cá nhân được phép vay vốn tiền đó về cũng đưa vào hoạt động của doanh nghiệp tư nhân thôi, có gì ảnh hưởng đến mô hình hoạt động của doanh nghiệp tư nhân trong thông tư này đâu nhỉ ?

     
    Báo quản trị |  
  • #449730   17/03/2017

    Wizardma
    Wizardma
    Top 500
    Male
    Lớp 1

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:13/07/2015
    Tổng số bài viết (212)
    Số điểm: 2510
    Cảm ơn: 19
    Được cảm ơn 127 lần
    Moderator

    thanhchiencn viết:

    Về phương diện vay vốn thì tài sản của cá nhân và doanh nghiệp tư nhân đi kèm với nhau . Cá nhân được phép vay vốn tiền đó về cũng đưa vào hoạt động của doanh nghiệp tư nhân thôi, có gì ảnh hưởng đến mô hình hoạt động của doanh nghiệp tư nhân trong thông tư này đâu nhỉ ?

    Cá nhân chủ sở hữu vay sau đó góp vốn vào thì làm tăng vốn chủ sở hữu. Sau đó lấy lợi nhuận tách ra cho chủ sở hữu để trả nợ. Có nghĩa là số tiền trả nợ là lợi nhuận sau thuế.

    Còn DNTN vay thì phần trả nợ sẽ tính vào chi phí hợp lý của doanh nghiệp tính vào chi phí trước thuế.

    Theo bạn trước thuế và sau thuế có khác nhau không? Nếu xét về bản chất pháp lý để giải quyết thì ok nhưng mà về tính khả thi và hoạt động của doanh nghiệp thì chẳng ok tẹo nào.

    Ngoài ra còn liên quan đến Hợp đồng bảo đảm nữa trước đây bảo đảm cho thằng DNTN giờ là cá nhân đâu có xài được hợp đồng bảo đảm nữa

    Luật sư - Trọng tài viên trung tâm trọng tài thương mại Công Lý Việt Nam (VIETJAC)

    Nguyễn Ngọc Anh

    Email: ngocanhlawyer@gmail.com

    Mobile: 0982502577

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn Wizardma vì bài viết hữu ích
    GHLAW (17/03/2017) Dong_Bich (17/03/2017)
  • #449737   17/03/2017

    Wizardma viết:

     

    thanhchiencn viết:

     

    Về phương diện vay vốn thì tài sản của cá nhân và doanh nghiệp tư nhân đi kèm với nhau . Cá nhân được phép vay vốn tiền đó về cũng đưa vào hoạt động của doanh nghiệp tư nhân thôi, có gì ảnh hưởng đến mô hình hoạt động của doanh nghiệp tư nhân trong thông tư này đâu nhỉ ?

     

     

    Cá nhân chủ sở hữu vay sau đó góp vốn vào thì làm tăng vốn chủ sở hữu. Sau đó lấy lợi nhuận tách ra cho chủ sở hữu để trả nợ. Có nghĩa là số tiền trả nợ là lợi nhuận sau thuế.

    Còn DNTN vay thì phần trả nợ sẽ tính vào chi phí hợp lý của doanh nghiệp tính vào chi phí trước thuế.

    Theo bạn trước thuế và sau thuế có khác nhau không? Nếu xét về bản chất pháp lý để giải quyết thì ok nhưng mà về tính khả thi và hoạt động của doanh nghiệp thì chẳng ok tẹo nào.

    Ngoài ra còn liên quan đến Hợp đồng bảo đảm nữa trước đây bảo đảm cho thằng DNTN giờ là cá nhân đâu có xài được hợp đồng bảo đảm nữa

    Bạn nói rất đúng nhưng theo mình thì chủ ý có cho doanh nghiệp tư nhân hay hộ kinh doanh bị loại bỏ hay không thực chất không chỉ có thông tư này ,thực ra thông tư này ra đời là do quy định chính ở BLDS 2015 đó là chủ thể chỉ bao gồm: cá nhân và pháp nhân. Nghĩa là BLDS không còn điều chỉnh về địa vị pháp lý, chuẩn mực pháp lý về cách ứng xử của chủ thể khác ngoài cá nhân, pháp nhân nữa. Do vậy, việc "đối xử" với những chủ thể là chủ doanh nghiệp tư nhân và hộ kinh doanh đã được thực hiện từ khi BLDS 2015 ra đời chứ không phải chỉ dựa vào thông tư này thôi 

     
    Báo quản trị |  
  • #449740   17/03/2017

    Wizardma
    Wizardma
    Top 500
    Male
    Lớp 1

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:13/07/2015
    Tổng số bài viết (212)
    Số điểm: 2510
    Cảm ơn: 19
    Được cảm ơn 127 lần
    Moderator

    Đồng quan điểm với bạn! Tuy nhiên vấn đề mình muốn nêu ở đây còn là trong khi Luật doanh nghiệp 2014 quy định Doanh nghiệp tư nhân là 1 chủ thể còn BLDS 2015 thì không coi nó là 1 chủ thể. Việc không thống nhất trong quan điểm lập pháp đã dẫn tới tình huống éo le. Và BLDS 2015 áp dụng trong trường hợp này không khi mà theo quan điểm LDN2014 mới là luật chuyên ngành điều chỉnh quan hệ này.

    Và túm lại là theo mình nên vứt quách cái loại hình doanh nghiệp tư nhân này đi.

    Thêm nữa quy định tại Điều 51 Hiến pháp

    Điều 51.

    1. Nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa với nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế; kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo.

    2. Các thành phần kinh tế đều là bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế quốc dân. Các chủ thể thuộc các thành phần kinh tế bình đẳng, hợp tác và cạnh tranh theo pháp luật.

    3. Nhà nước khuyến khích, tạo điều kiện để doanh nhân, doanh nghiệp và cá nhân, tổ chức khác đầu tư, sản xuất, kinh doanh; phát triển bền vững các ngành kinh tế, góp phần xây dựng đất nước. Tài sản hợp pháp của cá nhân, tổ chức đầu tư, sản xuất, kinh doanh được pháp luật bảo hộ và không bị quốc hữu hóa.

    thì quy định của BLDS 2015 và TT 39 này đang vi hiến.

    Luật sư - Trọng tài viên trung tâm trọng tài thương mại Công Lý Việt Nam (VIETJAC)

    Nguyễn Ngọc Anh

    Email: ngocanhlawyer@gmail.com

    Mobile: 0982502577

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn Wizardma vì bài viết hữu ích
    Dong_Bich (17/03/2017)
  • #449782   17/03/2017

    Wizardma viết:

    Đồng quan điểm với bạn! Tuy nhiên vấn đề mình muốn nêu ở đây còn là trong khi Luật doanh nghiệp 2014 quy định Doanh nghiệp tư nhân là 1 chủ thể còn BLDS 2015 thì không coi nó là 1 chủ thể. Việc không thống nhất trong quan điểm lập pháp đã dẫn tới tình huống éo le. Và BLDS 2015 áp dụng trong trường hợp này không khi mà theo quan điểm LDN2014 mới là luật chuyên ngành điều chỉnh quan hệ này.

    Và túm lại là theo mình nên vứt quách cái loại hình doanh nghiệp tư nhân này đi.

    Thêm nữa quy định tại Điều 51 Hiến pháp

    Điều 51.

    1. Nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa với nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế; kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo.

    2. Các thành phần kinh tế đều là bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế quốc dân. Các chủ thể thuộc các thành phần kinh tế bình đẳng, hợp tác và cạnh tranh theo pháp luật.

    3. Nhà nước khuyến khích, tạo điều kiện để doanh nhân, doanh nghiệp và cá nhân, tổ chức khác đầu tư, sản xuất, kinh doanh; phát triển bền vững các ngành kinh tế, góp phần xây dựng đất nước. Tài sản hợp pháp của cá nhân, tổ chức đầu tư, sản xuất, kinh doanh được pháp luật bảo hộ và không bị quốc hữu hóa.

    thì quy định của BLDS 2015 và TT 39 này đang vi hiến.

     

    Đồng ý với bạn về sự thiếu nhất quán pháp luật ở BLDS 2015 và Luật doanh nghiệp 2014 ở trên , tuy nhiên có vi hiến hay không theo mình đó là một vấn dề phức tạp mà khó có thể khẳng định được. Dĩ nhiên luận điểm của bạn không phải là không có lý, cho rằng DNTN cũng là một thành phần kinh tế do đó phải bình đẳng với các thành phần kinh tế khác mà lại không được coi là một chủ thể trong BLDS thì rõ ràng là vi hiến. Thế nhưng, theo mình "bình đẳng" ở đây phải được hiểu theo nghĩa là bình đẳng trong khả năng có quyền và nghĩa vụ phù hợp với tính chất của từng thành phần kinh tế. Mà ai cũng biết đặc trưng của doanh nghiệp tư nhân là gắn với cá nhân nên có lẽ việc BLDS chỉ điều chỉnh cá nhân và pháp nhân cũng không hề sai. Có chăng là chỉ thiếu một thông tư quy định thêm rõ ràng hơn về mối liên hệ của cá nhân và DNTN để nhất quán được các quy phạm pháp luật cũng như tránh được sự không thống nhất của luật pháp. Tất nhiên đó cũng chỉ là ý kiến chủ quan phiến diện của mình, rất vui được bàn luận những quan điểm pháp luật cùng bạn 

     
    Báo quản trị |  
  • #450074   21/03/2017

    zing_zin_zz
    zing_zin_zz

    Female
    Sơ sinh

    Cần Thơ, Việt Nam
    Tham gia:27/02/2014
    Tổng số bài viết (60)
    Số điểm: 390
    Cảm ơn: 21
    Được cảm ơn 13 lần


     

    thanhchiencn viết:

     

     

    Wizardma viết:

     

    Đồng quan điểm với bạn! Tuy nhiên vấn đề mình muốn nêu ở đây còn là trong khi Luật doanh nghiệp 2014 quy định Doanh nghiệp tư nhân là 1 chủ thể còn BLDS 2015 thì không coi nó là 1 chủ thể. Việc không thống nhất trong quan điểm lập pháp đã dẫn tới tình huống éo le. Và BLDS 2015 áp dụng trong trường hợp này không khi mà theo quan điểm LDN2014 mới là luật chuyên ngành điều chỉnh quan hệ này.

    Và túm lại là theo mình nên vứt quách cái loại hình doanh nghiệp tư nhân này đi.

    Thêm nữa quy định tại Điều 51 Hiến pháp

    Điều 51.

    1. Nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa với nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế; kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo.

    2. Các thành phần kinh tế đều là bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế quốc dân. Các chủ thể thuộc các thành phần kinh tế bình đẳng, hợp tác và cạnh tranh theo pháp luật.

    3. Nhà nước khuyến khích, tạo điều kiện để doanh nhân, doanh nghiệp và cá nhân, tổ chức khác đầu tư, sản xuất, kinh doanh; phát triển bền vững các ngành kinh tế, góp phần xây dựng đất nước. Tài sản hợp pháp của cá nhân, tổ chức đầu tư, sản xuất, kinh doanh được pháp luật bảo hộ và không bị quốc hữu hóa.

    thì quy định của BLDS 2015 và TT 39 này đang vi hiến.

     

     

     

    Đồng ý với bạn về sự thiếu nhất quán pháp luật ở BLDS 2015 và Luật doanh nghiệp 2014 ở trên , tuy nhiên có vi hiến hay không theo mình đó là một vấn dề phức tạp mà khó có thể khẳng định được. Dĩ nhiên luận điểm của bạn không phải là không có lý, cho rằng DNTN cũng là một thành phần kinh tế do đó phải bình đẳng với các thành phần kinh tế khác mà lại không được coi là một chủ thể trong BLDS thì rõ ràng là vi hiến. Thế nhưng, theo mình "bình đẳng" ở đây phải được hiểu theo nghĩa là bình đẳng trong khả năng có quyền và nghĩa vụ phù hợp với tính chất của từng thành phần kinh tế. Mà ai cũng biết đặc trưng của doanh nghiệp tư nhân là gắn với cá nhân nên có lẽ việc BLDS chỉ điều chỉnh cá nhân và pháp nhân cũng không hề sai. Có chăng là chỉ thiếu một thông tư quy định thêm rõ ràng hơn về mối liên hệ của cá nhân và DNTN để nhất quán được các quy phạm pháp luật cũng như tránh được sự không thống nhất của luật pháp. Tất nhiên đó cũng chỉ là ý kiến chủ quan phiến diện của mình, rất vui được bàn luận những quan điểm pháp luật cùng bạn 

     

     

     

    mình đồng ý với bạn, vì dù thế nào cũng không thể không nhận định là doanh nghiệp tư nhân không có tư cách pháp nhân, nguồn vốn của doanh nghiệp tư nhân gắn với cá nhân. cho nên cũng không thể nói là vi hiến được.
    Còn về vấn đề mô hình là vì mình hơi đi xa đề chút.

    Cập nhật bởi zing_zin_zz ngày 21/03/2017 03:53:39 CH
     
    Báo quản trị |