Có nên cho phép công ty TNHH và công ty cổ phần được kinh doanh trong lĩnh vực quản lí và thanh lí tài sản không?

Chủ đề   RSS   
  • #502236 15/09/2018

    Niceguys

    Male
    Sơ sinh

    Bình Dương, Việt Nam
    Tham gia:01/12/2017
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 20
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Có nên cho phép công ty TNHH và công ty cổ phần được kinh doanh trong lĩnh vực quản lí và thanh lí tài sản không?

    Dạ cho mình hỏi là có nên cho phép công ty TNHH và công ty cổ phần được kinh doanh trong lĩnh vực quản lí và thanh lí tài sản không ạ?

     
    2688 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #502260   15/09/2018

    ntdieu
    ntdieu
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Đồng Nai, Việt Nam
    Tham gia:11/02/2009
    Tổng số bài viết (14972)
    Số điểm: 100055
    Cảm ơn: 3515
    Được cảm ơn 5369 lần
    SMod

    Trả lời: nên

     
    Báo quản trị |  
  • #505030   17/10/2018

    dutiepkhac
    dutiepkhac
    Top 150
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Long An, Việt Nam
    Tham gia:21/08/2018
    Tổng số bài viết (543)
    Số điểm: 77128
    Cảm ơn: 13
    Được cảm ơn 178 lần


    Có nên cho phép công ty TNHH và công ty cổ phần được kinh doanh trong lĩnh vực quản lí và thanh lí tài sản không?

    Theo mình thì không nên. Vì:

    Theo Khoản 1 Điều 13 Luật Phá sản 2014 quy định: Các loại doanh nghiệp sau đây được hành nghề quản lý, thanh lý tài sản trong quá trình giải quyết phá sản:

    -Công ty hợp danh;

    - Doanh nghiệp tư nhân.

    Không phải khi không Luật phá sản lại quy định giới hạn chỉ 02 loại hình doanh nghiệp này được hành nghề quản lý, thanh lý tài sản trong quá trình giải quyết phá sản. Theo điểm b khoản 1 Điều 172 Luật Doanh nghiệp 2014, thành viên hợp danh phải là cá nhân, chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty; Khoản 1 Điều 183 Luật Doanh nghiệp 2014 quy định doanh nghiệp tư nhân [...] tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp.

    Như vậy, với chế độ trách nhiệm vô hạn của chủ doanh nghiệp tư nhân và thành viên hợp danh của công ty hợp danh, sẽ là một trong những biện pháp ngăn ngừa rủi ro từ phía chủ doanh nghiệp. Từ đó, bảo đảm lợi ích của cá nhân, tổ chức có liên quan đến hoạt động quản lý,thanh lý tài sản.

    Còn đối với công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cố phần, chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm "hữu hạnvề các khoản nợ trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty . Nếu nợ, nghĩa vụ tài chính vượt quá vốn điều lệ thì sẽ gây thiệt hại cho các bên liên quan. Nên những loại hình doanh nghiệp này không thể tham gia vào hoạt động quản lý,thanh lý tài sản. 

     

    Pháp luật vô hình, tuy không thể thấy nhưng phải biết!

     
    Báo quản trị |