Có nên cho phá sản ngân hàng thương mại

Chủ đề   RSS   
  • #457591 15/06/2017

    taigioi1995
    Top 500
    Male
    Lớp 5

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:10/10/2014
    Tổng số bài viết (213)
    Số điểm: 6302
    Cảm ơn: 153
    Được cảm ơn 179 lần


    Có nên cho phá sản ngân hàng thương mại

    Trong khoản thời gian gần đây vấn đề "Phá sản ngân hàng thương mại" trở thành một chù đề nóng và nhận được sự quan tâm và thảo luận của mọi người. 

    Có hai luồng quan điểm về vấn đề này. Quan điểm thứ nhất cho rằng nên cho phá sản ngân hàng thương mại yếu kém bởi vì ngân hàng thương mại cũng là một doanh nhiệp hoạt động vì mục tiêu lợi nhuận (theo khoản 3 Điều 4 Luật các tổ chức tín dụng 2010) thế nên ngân hàng thương mại cũng phải tuân theo quy luật của thị trường, nếu hoạt động kinh doanh yếu kém thì phải tiến hành phá sản. Quan điểm thứ hai cho rằng, không nên cho phá sản ngân hàng thương mại vì ngân hàng thương mại đóng vai trò chủ chốt trong hệ thống tài chính và cả nền kinh tế, nó như một mắc xích trong sự vận hành của cả nền kinh tế nói chung. Mặt khác, các ngân hàng có mối liên kết với nhau, nếu một ngân hàng đổ vỡ thì sẽ kéo theo sự đỗ vỡ của nhiều ngân hàng khác theo hiệu ứng "Domino", thế nên không nên cho phá sản ngân hàng thương mại.

    Những luồng quan điểm trên suy cho cùng cũng xuất phát từ góc độ kinh tế, xã hội. Còn về góc nhìn pháp lý, chúng ta thấy rằng tại Luật Phá sản 2014 đã quy định hẳn một chương dành cho phá sản các tổ chức tín dụng và những quy định này rất rỏ và chi tiết. Không dừng lại ở đó, nhiều chuyên gia còn cho rằng phá sản ngân hàng thương mại yếu kém là để thanh lọc hệ thống tài chính và phù hợp với thông lệ quốc tế. 

    Trong lịch sử ngành ngân hàng của nước ta chưa có một vụ phá sản ngân hàng thương mại nào xảy ra mặc dù có rất nhiều ngân hàng thương mại hoạt động yếu kém và lâm vào tình trạng phá sản. Nhà nước ta đã áp dụng rất nhiều biện pháp để hạn chế tối đa việc phá sản ngân hàng thương mại xảy ra gồm chia tách, sáp nhập, hợp nhất ngân hàng và có một biện pháp lần đầu tiên xuất hiện trong lịch sử đó chính là biện pháp "mua lại ngân hàng gia 0 đồng". Biện pháp này là biện pháp đột phá và thông minh, tuy nhiên nó chỉ giải quyết được tình trạng tạm thời và về lâu dài thì không nên áp dụng biện pháp này. 

    Chúng ta nhận thấy được tầm ảnh hướng và hậu quả của phá sản ngân hàng nên hạn chế tối đa và không để tình trạng phá sản ngân hàng xảy ra. Có thể nó đúng ở tình trạng tình hình kinh tế nước ta hiện tại, nhưng về lâu dài khi đất nước ta dần hoà nhập vào sân chơi chung của thế giới thì vấn đề phá sản ngân hàng thương mại bắc buộc phải xảy ra với những ngân hàng hoạt động yếu kém, vì Nhà nươc ta không mãi bao che cho những "doanh nghiệp" này mãi được. 

    Trên đây là những quan điểm của mình, hy vọng nhận được sự chia sẻ, đóng góp của mọi người!

     
    3625 | Báo quản trị |  
    3 thành viên cảm ơn taigioi1995 vì bài viết hữu ích
    thuychichu (18/06/2017) thanhdatvo95 (16/06/2017) DT_DA (15/06/2017)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #457607   15/06/2017

    Việc phá sản ngân hàng, vì thế, có thể sẽ không dễ nhìn thấy như việc phá sản một doanh nghiệp thông thường. Bởi lẽ Phá sản một ngân hàng thường không đơn giản. Bởi điều khác biệt lớn nhất giữa một ngân hàng và doanh nghiệp phi tài chính là hệ thống người gửi tiền và sự liên hệ chặt chẽ giữa các ngân hàng với nhau. Vì thế, phá sản ngân hàng là lựa chọn cuối cùng, khi những nỗ lực xử lý trước đó của ngân hàng trung ương không thành công. Khi một ngân hàng nộp thủ tục xin phá sản, phần tiền thu được từ việc thanh lý tài sản sẽ được trả cho các chủ nợ theo thứ tự ưu tiên: cơ quan thuế, người gửi tiền, các tổ chức tín dụng trên thị trường liên ngân hàng, người sở hữu trái phiếu của ngân hàng, các nhà cung cấp sản phẩm dịch vụ và cuối cùng là cổ đông của ngân hàng. Bên cạnh đó  vấn đề bảo vệ người gửi tiền, cổ đông lớn ở những ngân hàng yếu kém chưa kịp tẩu tán tài sản thường có xu hướng trì hoãn sự can thiệp của Nhà nước hoặc yêu cầu hỗ trợ thanh khoản, với lý do đảm bảo các khoản tiền gửi cho dân chúng. Tục ngữ có câu “ còn nước còn tác” trường hợp này áp dụng với việc phá sản cho hệ thống ngân hàng rất phù hợp.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn KieuNga1109 vì bài viết hữu ích
    taigioi1995 (15/06/2017)
  • #457621   15/06/2017

    hkhduy
    hkhduy
    Top 500
    Male
    Lớp 5

    Cần Thơ, Việt Nam
    Tham gia:23/11/2014
    Tổng số bài viết (304)
    Số điểm: 7238
    Cảm ơn: 186
    Được cảm ơn 139 lần


    Nếu cứ tiếp tục phương án mua lại ngân hàng 0 đồng như hiện nay thì ngân sách nhà nước chắc chắn sẽ không chịu nổi. Việc phá sản ngân hàng cần phải có lộ trình và biện pháp thích hợp để tránh thiệt hại cho người gửi tiền và niềm tin đối với hệ thống ngân hàng. Phá sản ngân hàng là việc cần thiết để tránh gia tăng tình trạng nợ xấu và mua thua lỗ của các ngân hàng thương mại.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn hkhduy vì bài viết hữu ích
    taigioi1995 (16/06/2017)
  • #457627   15/06/2017

    thuytrang95
    thuytrang95
    Top 500
    Female


    Đăk Lăk, Việt Nam
    Tham gia:15/05/2017
    Tổng số bài viết (233)
    Số điểm: 2190
    Cảm ơn: 25
    Được cảm ơn 91 lần


    Đặt tổ chức tín dụng vào tình trạng kiểm soát đặc biệt

    Một số cơ sở pháp lý về việc Ngân hàng nhà nước(NHNN) mua lại các Tổ chức tín dụng (điển hình là Ngân hàng Đại dương) với giá 0đ như sau:

    Đây là một trong những chức năng của NHNN, khi tác tổ chức tín dụng có nguy cơ mất khả năng chi trả, tổ chức tín dụng phải kịp thời báo cáo với Ngân hàng Nhà nước về thực trạng tài chính, nguyên nhân và các biện pháp đã áp dụng, dự kiến áp dụng để khắc phục. Đây được gọi là tình trạng kiểm soát đặc biệt.

    Kiểm soát đặc biệt là việc một tổ chức tín dụng bị đặt dưới sự kiểm soát trực tiếp của Ngân hàng Nhà nước do có nguy cơ mất khả năng chi trả, mất khả năng thanh toán. NHNN quyết định đặt một Tổ chức tín dụng (TCTD) vào tình trạng kiểm soát đặc biệt và sẽ lập ra Ban kiểm soát.

    Đây là quyền chỉ có ở Ngân hàng nhà nước, thể hiện được vị trí, vai trò của NHNN trong việc kiểm soát hoạt động của các TCTD.

    Cụ thể Khoản 12 Điều 4 Luật NHNN 2010 quy định về quyền hạn của NHNN như sau:  "Quyết định áp dụng biện pháp xử lý đặc biệt đối với tổ chức tín dụng vi phạm nghiêm trọng các quy định của pháp luật về tiền tệ và ngân hàng, gặp khó khăn về tài chính, có nguy cơ gây mất an toàn cho hệ thống ngân hàng, gồm mua cổ phần của tổ chức tín dụng; đình chỉ, tạm đình chỉ, miễn nhiệm chức vụ người quản lý, người điều hành của tổ chức tín dụng; quyết định sáp nhập, hợp nhất, giải thể tổ chức tín dụng; đặt tổ chức tín dụng vào tình trạng kiểm soát đặc biệt; thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình theo quy định của pháp luật về phá sản đối với tổ chức tín dụng." 

    Như vậy, trước tiên khi một TCTD lâm vào tình trạng mất khả năng thanh toán bắt buộc NHNN phải đặt vào tình trạng kiểm soát đặc biệt. Sau đó, trong quá trình kiểm soát đặc biệt, tổ chức tín dụng sẽ rơi vào một trong các trường hợp sau:

    - Thứ nhất, TCTD đó có thể được vay khoản vay đặc biệt của NHNN quy định để trở lại hoạt động bình thường. 

    - Thứ hai, tổ chức tín dụng được sáp nhập, hợp nhất vào một tổ chức tín dụng khác

    - Thứ ba, TCTD không khôi phục khả năng thanh toán.

    Dù rơi vào trường hợp nào thì cũng làm chấm dứt tình trạng kiểm soát đặc biệt. Có thể thấy rằng vai trò NHNN là quan trọng, trong các tình trạng này NHNN luôn là cứu cánh cho các TCTD nhằm đảm bảo quyền lợi cao nhất là của khách hàng, gánh thay trách nhiệm của các TCTD đối với các khoản tiền gửi của khách,..Mình thấy rằng, cơ chế nằm giúp ổn định nền kinh tế, không làm thị trường tín dụng lung lay gây hệ hụy đến toàn bộ nền kinh tế.  Vì hoạt động tín dụng chiếm một vai trò rất lớn trong nên kinh tế của mỗi quốc gia nên phải hy sinh lợi ích nhỏ vì lợi ích chung.

    Cơ sở pháp lý: Luật Ngân hàng nhà nước 2010; Luật các tổ chức tín dụng 2010

    Trên đây là một vài ý kiến chia sẻ của mình ^^ 

    Cập nhật bởi thuytrang95 ngày 15/06/2017 10:44:59 CH
     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn thuytrang95 vì bài viết hữu ích
    taigioi1995 (16/06/2017)