Một số cơ sở pháp lý về việc Ngân hàng nhà nước(NHNN) mua lại các Tổ chức tín dụng (điển hình là Ngân hàng Đại dương) với giá 0đ như sau:
Đây là một trong những chức năng của NHNN, khi tác tổ chức tín dụng có nguy cơ mất khả năng chi trả, tổ chức tín dụng phải kịp thời báo cáo với Ngân hàng Nhà nước về thực trạng tài chính, nguyên nhân và các biện pháp đã áp dụng, dự kiến áp dụng để khắc phục. Đây được gọi là tình trạng kiểm soát đặc biệt.
Kiểm soát đặc biệt là việc một tổ chức tín dụng bị đặt dưới sự kiểm soát trực tiếp của Ngân hàng Nhà nước do có nguy cơ mất khả năng chi trả, mất khả năng thanh toán. NHNN quyết định đặt một Tổ chức tín dụng (TCTD) vào tình trạng kiểm soát đặc biệt và sẽ lập ra Ban kiểm soát.
Đây là quyền chỉ có ở Ngân hàng nhà nước, thể hiện được vị trí, vai trò của NHNN trong việc kiểm soát hoạt động của các TCTD.
Cụ thể Khoản 12 Điều 4 Luật NHNN 2010 quy định về quyền hạn của NHNN như sau: "Quyết định áp dụng biện pháp xử lý đặc biệt đối với tổ chức tín dụng vi phạm nghiêm trọng các quy định của pháp luật về tiền tệ và ngân hàng, gặp khó khăn về tài chính, có nguy cơ gây mất an toàn cho hệ thống ngân hàng, gồm mua cổ phần của tổ chức tín dụng; đình chỉ, tạm đình chỉ, miễn nhiệm chức vụ người quản lý, người điều hành của tổ chức tín dụng; quyết định sáp nhập, hợp nhất, giải thể tổ chức tín dụng; đặt tổ chức tín dụng vào tình trạng kiểm soát đặc biệt; thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình theo quy định của pháp luật về phá sản đối với tổ chức tín dụng."
Như vậy, trước tiên khi một TCTD lâm vào tình trạng mất khả năng thanh toán bắt buộc NHNN phải đặt vào tình trạng kiểm soát đặc biệt. Sau đó, trong quá trình kiểm soát đặc biệt, tổ chức tín dụng sẽ rơi vào một trong các trường hợp sau:
- Thứ nhất, TCTD đó có thể được vay khoản vay đặc biệt của NHNN quy định để trở lại hoạt động bình thường.
- Thứ hai, tổ chức tín dụng được sáp nhập, hợp nhất vào một tổ chức tín dụng khác
- Thứ ba, TCTD không khôi phục khả năng thanh toán.
Dù rơi vào trường hợp nào thì cũng làm chấm dứt tình trạng kiểm soát đặc biệt. Có thể thấy rằng vai trò NHNN là quan trọng, trong các tình trạng này NHNN luôn là cứu cánh cho các TCTD nhằm đảm bảo quyền lợi cao nhất là của khách hàng, gánh thay trách nhiệm của các TCTD đối với các khoản tiền gửi của khách,..Mình thấy rằng, cơ chế nằm giúp ổn định nền kinh tế, không làm thị trường tín dụng lung lay gây hệ hụy đến toàn bộ nền kinh tế. Vì hoạt động tín dụng chiếm một vai trò rất lớn trong nên kinh tế của mỗi quốc gia nên phải hy sinh lợi ích nhỏ vì lợi ích chung.
Cơ sở pháp lý: Luật Ngân hàng nhà nước 2010; Luật các tổ chức tín dụng 2010
Trên đây là một vài ý kiến chia sẻ của mình ^^
Cập nhật bởi thuytrang95 ngày 15/06/2017 10:44:59 CH