Có mâu thuẫn giữa Luật và Nghị định không?

Chủ đề   RSS   
  • #65747 27/10/2010

    oixanhhlu

    Female
    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:27/10/2010
    Tổng số bài viết (47)
    Số điểm: 465
    Cảm ơn: 14
    Được cảm ơn 5 lần


    Có mâu thuẫn giữa Luật và Nghị định không?

    Mình đang tìm hiểu về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, có thắc mắc này, định gọi điện hỏi cô nhưng ngại cô đang đi công tác nên k dám làm phiền. Bạn nào hiểu thì giải đáp giúp mình nhé! thanks! :d
    Theo khoản 3 Điều 62 BLLĐ sửa đổi, bổ sung: " nếu vì sự cố về điện, nước mà không do lỗi của người sử dụng lao động hoặc vì những nguyên nhân bất khả kháng, thì tiền lương do hai bên thỏa thuận nhưng không được thấp hơn mức lương tối thiểu"
    Còn theo Khoản 3 Điều 3 NĐ 195/CP hướng dẫn thi hành BLLĐ về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi có quy định: " thời giờ được tính vào thời giờ làm việc có hưởng lương bao gồm:
                   - Thời giờ nghỉ giữa ca làm việc;
                   - Thời giờ nghỉ giải lao theo tính chất công việc;
                     .....
                    Thời giờ phải ngừng việc không do lỗi của người lao động;
                       ...........
    Theo mình hiểu, thì ở K3 Đ62 BLLĐ thì khi có sự cố bất khả kháng phải ngừng việc (không do lỗi của NLĐ) , thì tiền lương do ng NSDLD và NLĐ thỏa thuận => không được nhận nguyên lương, có thể thấp hơn mức lương ký kết trong HĐLĐ.
    Còn theo K3 Đ3 NĐ 195/CP thì khi ngừng việc, không do lỗi của ng lao động thì họ vẫn đc nhận lương đầy đủ như ký kết trong hợp đồng.
    Nếu cách hiểu như trên đúng, thì Luật có mâu thuẫn k? Mong các bạn đóng góp ý kiến nhé!
     
    8330 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #65758   27/10/2010

    chào oixanhhlu mình thì chưa học luật lao động nên mình cũng chưa tìm hiểu những văn bản trên nhưng nếu đúng như bạn nói thì mình có thể thấy được sự khác biệt của luật và nghị định, vì thế nếu tình huống này xảy ra khi có tranh chấp thì chúng ta sẻ áp dụng văn bản có hiệ lực pháp lý cao hơn là Bộ luật Lao động(khoản 2 điều 83 luật XDVBPL)
    thân
     
    Báo quản trị |  
  • #65759   27/10/2010

    boyluat
    boyluat
    Top 50
    Male
    Lớp 12

    Thái Nguyên, Việt Nam
    Tham gia:19/04/2010
    Tổng số bài viết (1808)
    Số điểm: 19520
    Cảm ơn: 358
    Được cảm ơn 810 lần


    Mình thấy hai quy định này không có gì mâu thuẫn cả.

    Khoản 3 Điều 3 NĐ 195/CP chỉ quy định rằng 
    Thời giờ phải ngừng việc không do lỗi của người lao động; cũng được tính vào thời gian hưởng lương, tức là người sử dụng LĐ không thể lấy lý do ngừng việc ko do lỗi của người LĐ để không trả lương.

    Khoản 3 Điều 62 BLLĐ sửa đổi, bổ sung quy định như vậy, tức là cho phép người sử dụng LĐ và người LĐ tự thỏa thuận mức lương trong thời gian
    vì sự cố về điện, nước mà không do lỗi của người sử dụng lao động hoặc vì những nguyên nhân bất khả kháng. Tự thỏa thuận ở đây bao gồm các mức lương có thể cao hơn, thấp hơn, hoặc bằng mức lương hiện có, nhưng ko thể thấp hơn mức lương tối thiểu. Người LĐ chấp nhận mức lương này, thì ký HĐ, còn ko thì thôi. Nếu HĐ ko quy định về chuyện này, thì áp dụng quy định của PL, tức là mức lương áp dụng trong trường hợp ở điều 62 sẽ vẫn bằng mức lương như người LĐ lao động trong thời gian làm việc bình thường.

    Với luật sư, nói phải có căn cứ, có lý, có tình thì hãng nói. Nói chung chung, nói vu vơ, nói tránh đụng chạm thì tốt nhất là đừng nói.

    Làm thì làm làm dứt khoát, làm cẩn thận. Làm mà sợ đầu sợ đuôi, làm không đến đầu đến đũa thì tốt nhất là đừng làm.

    Còn luật sư mà nghĩ cái này, nói cái kia; nói một đằng, làm một nẻo thì tốt nhất là nên về quê chăn vịt.

    Vinh Quang l Trợ lý Luật sư - CÔNG TY LUẬT VIỆT KIM (www.luatvietkim.com)

    M: 0934.666.282 - E: vinhquang@luatvietkim.com - Ad: P1705 - Đ3, 15 Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội.

     
    Báo quản trị |  
  • #65766   27/10/2010

    oixanhhlu
    oixanhhlu

    Female
    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:27/10/2010
    Tổng số bài viết (47)
    Số điểm: 465
    Cảm ơn: 14
    Được cảm ơn 5 lần


    Cảm ơn hai bạn đã đóng góp ý kiến.
    Nhưng mình hiểu khác với boyluat về K3 Điều 3 NĐ195/CP ở chỗ: nghị định quy định: thời giờ được tính vào thời giờ làm việc có hưởng lương. như vậy, nếu như người lao động làm việc 4 tiếng tiêu chuẩn, nhưng ngày đó mất điện nên chỉ làm 3 tiếng, thì người lao động vẫn được hưởng lương 4 tiếng.
     
    Báo quản trị |  
  • #65777   27/10/2010

    boyluat
    boyluat
    Top 50
    Male
    Lớp 12

    Thái Nguyên, Việt Nam
    Tham gia:19/04/2010
    Tổng số bài viết (1808)
    Số điểm: 19520
    Cảm ơn: 358
    Được cảm ơn 810 lần


    Luật có quy định như bạn nói đâu, luật chỉ quy định là thời giờ được tính vào thời giờ hưởng lương, có nghĩa là thời giờ đó thì chắc chắn sẽ được hưởng lương, còn mức lương như thế nào là do người sử dụng LĐ tự thỏa thuận với người LĐ chứ.

    Với luật sư, nói phải có căn cứ, có lý, có tình thì hãng nói. Nói chung chung, nói vu vơ, nói tránh đụng chạm thì tốt nhất là đừng nói.

    Làm thì làm làm dứt khoát, làm cẩn thận. Làm mà sợ đầu sợ đuôi, làm không đến đầu đến đũa thì tốt nhất là đừng làm.

    Còn luật sư mà nghĩ cái này, nói cái kia; nói một đằng, làm một nẻo thì tốt nhất là nên về quê chăn vịt.

    Vinh Quang l Trợ lý Luật sư - CÔNG TY LUẬT VIỆT KIM (www.luatvietkim.com)

    M: 0934.666.282 - E: vinhquang@luatvietkim.com - Ad: P1705 - Đ3, 15 Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội.

     
    Báo quản trị |  
  • #65795   28/10/2010

    oixanhhlu
    oixanhhlu

    Female
    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:27/10/2010
    Tổng số bài viết (47)
    Số điểm: 465
    Cảm ơn: 14
    Được cảm ơn 5 lần


    tớ đang nói nghị định 195 mà bạn.
    Tớ cũng cùng cách hiểu với bạn là theo Luật lao động thì NLĐ và NSDLĐ tự thỏa thuận tiền lương khi ngừng việc bất khả kháng.
     
    Báo quản trị |