Có khởi tố hình sự nếu bị hại từ chối giám định thương tích?

Chủ đề   RSS   
  • #593935 18/11/2022

    nguyenhoaibao12061999
    Top 25
    Dân Luật bậc 1

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:03/08/2022
    Tổng số bài viết (2261)
    Số điểm: 78451
    Cảm ơn: 100
    Được cảm ơn 2016 lần
    ContentAdministrators
    SMod

    Có khởi tố hình sự nếu bị hại từ chối giám định thương tích?

    Vừa qua một đoạn video ghi lại cảnh một chủ tàu cá hành hạ các tàu viên bằng các hành động dã man và được cộng đồng mạng chia sẻ với nhiều bình luận bức xúc.
     
    Tuy nhiên, theo tìm hiểu thì sự việc này đã xảy ra từ đầu năm 2022 và đã được giải quyết xong, dù vậy các bị hại đã từ chối giám định và không muốn truy cứu trách nhiệm hình sự. Vậy trong trường hợp người bị hại từ chối giám định thương tích thì có khởi tố hình sự?
     
    co-khoi-to-hinh-su-neu-bi-hai-tu-choi-giam-dinh-thuong-tich
     
    Trưng cầu giám định là gì?
     
    Trưng cầu giám định là một thủ tục tư pháp của cơ quan điều tra khi có yêu cầu trưng cầu giám định theo Điều 205 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định như sau:
     
    Theo đó, khi thuộc một trong các trường hợp bắt buộc phải trưng cầu giám định hoặc khi xét thấy cần thiết thì cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng ra quyết định trưng cầu giám định.
     
    Quyết định trưng cầu giám định có các nội dung:
     
    - Tên cơ quan trưng cầu giám định; họ tên người có thẩm quyền trưng cầu giám định.
     
    - Tên tổ chức; họ tên người được trưng cầu giám định.
     
    - Tên và đặc điểm của đối tượng cần giám định.
     
    - Tên tài liệu có liên quan hoặc mẫu so sánh gửi kèm theo (nếu có.
     
    - Nội dung yêu cầu giám định.
     
    - Ngày, tháng, năm trưng cầu giám định và thời hạn trả kết luận giám định.
     
    Việc trưng cầu giám định phải thực hiện trong thời hạn 24 giờ kể từ khi ra quyết định trưng cầu giám định, cơ quan trưng cầu giám định phải giao hoặc gửi quyết định trưng cầu giám định, hồ sơ, đối tượng trưng cầu giám định cho tổ chức, cá nhân thực hiện giám định.
     
    Sau đó, gửi quyết định trưng cầu giám định cho Viện kiểm sát có thẩm quyền thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra.
     
    Như vậy, kết quả trưng cầu giám định là một trong những chứng cứ và yếu tố dùng để thực hành quyền công tố của cơ quan có thẩm quyền.
     
    Tuy nhiên, theo điểm b khoản 2 Điều 127 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định trường hợp người bị hại trong trường hợp họ từ chối việc giám định theo quyết định trưng cầu của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng mà không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan.
     
    Khi nào bắt buộc phải giám định?
     
    Trong trường hợp cá nhân bị gây thương tích hoặc tổn hại về sức khỏe thì phải trưng cầu giám định. Tuy nhiên, không phải trường hợp nào cơ quan cũng có thể thực hiện giám định nếu bị can từ chối giám định.
     
    Nhưng nếu bị can thuộc các trường hợp bắt buộc phải trưng cầu giám định tại Điều 206  Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 thì cơ quan có thẩm quyền thực hiện theo quy định:
     
    (1) Tình trạng tâm thần của người bị buộc tội khi có sự nghi ngờ về năng lực trách nhiệm hình sự của họ; tình trạng tâm thần của người làm chứng hoặc bị hại khi có sự nghi ngờ về khả năng nhận thức, khả năng khai báo đúng đắn về những tình tiết của vụ án.
     
    (2) Tuổi của bị can, bị cáo, bị hại nếu việc đó có ý nghĩa đối với việc giải quyết vụ án và không có tài liệu để xác định chính xác tuổi của họ hoặc có nghi ngờ về tính xác thực của những tài liệu đó.
     
    (3) Nguyên nhân chết người.
     
    (4) Tính chất thương tích, mức độ tổn hại sức khỏe hoặc khả năng lao động.
     
    (5) Chất ma tuý, vũ khí quân dụng, vật liệu nổ, chất cháy, chất độc, chất phóng xạ, tiền giả, vàng, bạc, kim khí quý, đá quý, đồ cổ.
     
    (6) Mức độ ô nhiễm môi trường.
     
    Theo đó, trong trường hợp xét thấy bị hại như trong video đã đăng tải có dấu hiệu thương tật thì cơ quan điều tra vẫn có quyền giám định thương tật mà không phải có sự đồng ý của bị can.
     
    Các trường hợp sẽ không khởi tố vụ án hình sự
     
    Hiện hành theo Điều 155 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 (sửa đổi bởi BLTTHS 2021) thì chỉ được khởi tố vụ án hình sự về tội phạm quy định tại khoản 1 các điều 134, 135, 136, 138, 139, 141, 143, 155 và 156 Bộ Luật Hình sự 2015 khi có yêu cầu của bị hại hoặc người đại diện của bị hại là người dưới 18 tuổi, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất hoặc đã chết.
     
    Trường hợp người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu thì vụ án phải được đình chỉ, trừ trường hợp có căn cứ xác định người đã yêu cầu rút yêu cầu khởi tố trái với ý muốn của họ do bị ép buộc, cưỡng bức thì tuy người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án vẫn tiếp tục tiến hành tố tụng đối với vụ án.
     
    Bị hại hoặc người đại diện của bị hại đã rút yêu cầu khởi tố thì không có quyền yêu cầu lại, trừ trường hợp rút yêu cầu do bị ép buộc, cưỡng bức.
     
    Nếu hành vi phạm tội thuộc vào một trong 09 trường hợp trên mà không có yêu cầu của bị hại thì không có căn cứ khởi tố vụ án.
     
    Mặc dù vậy, vụ việc nêu trên thuộc 01 trong 09 trường hợp không truy cứu khởi tố hình sự nhưng có quan điều tra vẫn có quyền khởi tố vì chủ tàu cá đã vi phạm Điều 134 Bộ Luật Hình sự 2015 (sửa đổi bởi BLHS 2017) về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác thì dù nạn nhân không yêu cầu xử lý hình sự, cơ quan công an vẫn có thể khởi tố vụ án.
     
    4454 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn nguyenhoaibao12061999 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (18/11/2022)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #593971   19/11/2022

    minhtai99
    minhtai99
    Top 200
    Lớp 2

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:14/06/2022
    Tổng số bài viết (412)
    Số điểm: 3785
    Cảm ơn: 5
    Được cảm ơn 123 lần


    Có khởi tố hình sự nếu bị hại từ chối giám định thương tích?

    Cảm ơn chia sẻ của bạn. Mình bổ sung thêm là tại Điều 127 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 quy định như sau:

    1. Áp giải có thể áp dụng đối với người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị buộc tội.

    2. Dẫn giải có thể áp dụng đối với:

    a) Người làm chứng trong trường hợp họ không có mặt theo giấy triệu tập mà không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan;

    b) Người bị hại trong trường hợp họ từ chối việc giám định theo quyết định trưng cầu của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng mà không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan;

    c) Người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố mà qua kiểm tra, xác minh có đủ căn cứ xác định người đó liên quan đến hành vi phạm tội được khởi tố vụ án, đã được triệu tập mà vẫn vắng mặt không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan.

    3. Điều tra viên, cấp trưởng của cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra, Kiểm sát viên, Thẩm phán chủ tọa phiên tòa, Hội đồng xét xử có quyền ra quyết định áp giải, dẫn giải.

    4. Quyết định áp giải, quyết định dẫn giải phải ghi rõ họ tên, ngày, tháng, năm sinh, nơi cư trú của người bị áp giải, dẫn giải; thời gian, địa điểm người bị áp giải, dẫn giải phải có mặt và các nội dung quy định tại khoản 2 Điều 132 của Bộ luật này.

    5. Người thi hành quyết định áp giải, dẫn giải phải đọc, giải thích quyết định và lập biên bản về việc áp giải, dẫn giải theo quy định tại Điều 133 của Bộ luật này.

    Cơ quan Công an nhân dân, Quân đội nhân dân có thẩm quyền có trách nhiệm tổ chức thi hành quyết định áp giải, dẫn giải.

    6. Không được bắt đầu việc áp giải, dẫn giải người vào ban đêm; không được áp giải, dẫn giải người già yếu, người bị bệnh nặng có xác nhận của cơ quan y tế.

    Theo quy định trên, khi bị hại từ chối việc giám định theo quyết định trưng cầu của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng mà không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan thì các Cơ quan tiến hành tố tụng có thể ra quyết định dẫn giải để buộc người đó phải thực hiện quyết định trưng cầu giám định.
     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn minhtai99 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (21/11/2022)
  • #593977   20/11/2022

    Có khởi tố hình sự nếu bị hại từ chối giám định thương tích?

    Cảm ơn những thông tin hữu ích mà tác giả chia sẻ. Hành vi của chủ tàu cá hành hạ các tàu viên một cách dã man có đầy đủ các yếu tố cấu thành tội Cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác, do đó cần phải được điều tra nghiêm túc và kĩ lưỡng để có thể xét xử đúng người đúng tội.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn tranquanghung651999@gmail.com vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (21/11/2022)