Có được yêu cầu người lao động nghỉ việc trong thời gian chờ xử lý kỷ luật?

Chủ đề   RSS   
  • #567227 30/01/2021

    phungpham1973
    Top 150
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:30/01/2019
    Tổng số bài viết (549)
    Số điểm: 14940
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 141 lần


    Có được yêu cầu người lao động nghỉ việc trong thời gian chờ xử lý kỷ luật?

    Vì tình hình covid và các thành phần tham dự họp xử lý kỷ luật lao động vắng mặt có lý do nên công ty đã dời lịch họp xử lý kỷ luật lại và trong thời gian này, NLĐ bị xem xét xử lý kỷ luật không đi làm nên công ty không trả lương cho những ngày nghỉ chờ xem xét xử lý kỷ luật như vậy đúng quy định không?

     
    943 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #567253   30/01/2021

    minhpham1995
    minhpham1995
    Top 50
    Male
    Lớp 9

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:21/10/2017
    Tổng số bài viết (1446)
    Số điểm: 12229
    Cảm ơn: 9
    Được cảm ơn 211 lần


    Về vấn đề của anh, việc người lao động tự ý nghỉ việc không đi làm thì có thể xem là nghỉ trái phép, đơn vị có thể không trả lương cho những ngày người lao động không đi làm này. Còn nếu là đơn vị yêu cầu nghỉ để tiến hành xử lý kỷ luật thì đơn vị phải đảm bảo quy định tại Điều 129 Bộ Luật lao động 2012 về tạm đình chỉ công việc:

    Điều 129. Tạm đình chỉ công việc

    1. Người sử dụng lao động có quyền tạm đình chỉ công việc của người lao động khi vụ việc vi phạm có những tình tiết phức tạp, nếu xét thấy để người lao động tiếp tục làm việc sẽ gây khó khăn cho việc xác minh. Việc tạm đình chỉ công việc của người lao động chỉ được thực hiện sau khi tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở.

    2. Thời hạn tạm đình chỉ công việc không được quá 15 ngày, trường hợp đặc biệt cũng không được quá 90 ngày. Trong thời gian bị tạm đình chỉ công việc, người lao động được tạm ứng 50% tiền lương trước khi bị đình chỉ công việc.

    Hết thời hạn tạm đình chỉ công việc, người sử dụng lao động phải nhận người lao động trở lại làm việc.

    3. Trường hợp người lao động bị xử lý kỷ luật lao động, người lao động cũng không phải trả lại số tiền lương đã tạm ứng.

    4. Trường hợp người lao động không bị xử lý kỷ luật lao động thì được người sử dụng lao động trả đủ tiền lương cho thời gian bị tạm đình chỉ công việc.

    Về vấn đề dời cuộc họp thì hiện quy định không có hướng dẫn rõ, thay vào đó, khi có sự thay đổi thời gian họp, đơn vị nên lập thông báo bằng văn bản gửi các chủ thể tham gia họp làm căn cứ xác định thời điểm họp mới. Tránh trường hợp các chủ thể lấy lí do không biết thông tin dời, đơn vị nói tổ chức (theo thời gian cũ) nhưng không tiến hành,...

     
    Báo quản trị |