Có được truy đóng 15 năm không tham gia BHXH?

Chủ đề   RSS   
  • #532042 31/10/2019

    sunshine19
    Top 150
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/12/2017
    Tổng số bài viết (613)
    Số điểm: 4350
    Cảm ơn: 210
    Được cảm ơn 135 lần


    Có được truy đóng 15 năm không tham gia BHXH?

    Ông X làm việc tại công ty A được 15 năm nhưng vì là doanh nghiệp (DN) nhỏ nên X và 3 nhân viên khác không được đóng BHXH. Nay, chủ DN đồng ý đóng bổ sung BHXH cho 15 năm làm việc của ông X. Vậy ông X có được đóng BHXH bắt buộc tính từ thời điểm đó hay phải mua BHXH tự nguyện? Nếu vậy thì chủ DN có bị xử phạt và phải đóng BHXH cho cả các thành viên khác không?

    Theo mình tìm hiểu thì:

    Căn cứ quy định tại Điều 122 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014, Điều 26 Nghị định số 95/2013/NĐ-CP ngày 22/8/2013 của Chính phủ quy định xử phạt quy định hành chính trong lĩnh vực lao động, BHXH và đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; Điều 216 Bộ Luật Hình sự năm 2015, người sử dụng lao động có hành vi trốn đóng, chậm đóng, chiếm dụng tiền đóng BHXH, BHYT, BHTN của người lao động từ 30 ngày trở lên thì ngoài việc phải đóng đủ số tiền chưa đóng, chậm đóng và bị xử lý theo quy định của pháp luật còn phải nộp số tiền lãi BHXH, BHTN bằng 2 lần mức lãi suất đầu tư quỹ BHXH bình quân của năm trước liền kề, BHYT bằng 2 lần mức lãi suất liên ngân hàng tính trên số tiền thời gian chậm đóng ngoài ra người sử dụng lao động còn bị phạt tiền với mức từ 12%-15% tổng số tiền phải đóng BHXH, BHTN tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính (tối đa không quá 75 triệu đồng) và bị phạt từ 50 triệu đồng đến 200 triệu đồng, cải tạo không giam giữ từ một năm hoặc phạt từ 33 tháng đến một năm đối với đơn vị sử dụng lao động gian dối hoặc thủ đoạn khác để không đóng, đóng không đầy đủ BHXH, BHYT, BHTN từ 6 tháng trở lên.

    Đối chiếu với quy định trên đơn vị sử dụng lao động phải truy đóng BHXH, BHYT, BHTN cho người lao động và số tiền lãi của số tiền chưa đóng, chậm đóng, theo quy định và bị phạt mức tiền 12%-15% (tối đa không quá 75 triệu đồng) và bị xử lý theo điều 216 Bộ Luật Hình sự 2015 nêu trên.

     
    1292 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn sunshine19 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (31/10/2019)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #532349   02/11/2019

    f3ngohoang
    f3ngohoang

    Male
    Mầm

    Tây Ninh, Việt Nam
    Tham gia:08/05/2017
    Tổng số bài viết (31)
    Số điểm: 605
    Cảm ơn: 14
    Được cảm ơn 8 lần


    Theo Mình hiểu

    Điều 216. Tội trốn đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động

    1. Người nào có nghĩa vụ đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động mà gian dối hoặc bằng thủ đoạn khác để không đóng hoặc không đóng đầy đủ theo quy định từ 06 tháng trở lên thuộc một trong những trường hợp sau đây, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm:

    a) Trốn đóng bảo hiểm từ 50.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng;

    b) Trốn đóng bảo hiểm cho từ 10 người đến dưới 50 người lao động.

    2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng năm đến 03 năm:

    a) Phạm tội 02 lần trở lên;

    b) Trốn đóng bảo hiểm từ 300.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng;

    c) Trốn đóng bảo hiểm cho từ 50 người đến dưới 200 người;

    d) Không đóng số tiền bảo hiểm đã thu hoặc đã khấu trừ của người lao động quy định tại điểm a hoặc điểm b khoản 1 Điều này.

    3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

    a) Trốn đóng bảo hiểm 1.000.000.000 đồng trở lên;

    b) Trốn đóng bảo hiểm cho 200 người trở lên;

    c) Không đóng số tiền bảo hiểm đã thu hoặc đã khấu trừ của người lao động quy định tại điểm b hoặc điểm c khoản 2 Điều này.

    4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

    5. Pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại Điều này, thì bị phạt như sau:

    a) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thì bị phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng;

    b) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này, thì bị phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng;

    c) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này, thì bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng.

    Điều 25. Vi phạm những quy định khác (95/2013/NĐ-CP)

    1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:

    a) Không lập sổ quản lý lao động, sổ lương hoặc không xuất trình khi cơ quan có thẩm quyền yêu cầu;

    b) Không khai trình việc sử dụng lao động trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày bắt đầu hoạt động và định kỳ báo cáo tình hình thay đổi về lao động trong quá trình hoạt động với cơ quan quản lý nhà nước về lao động ở địa phương;

    c) Vi phạm các quy định về trình tự, thủ tục, hồ sơ tuyển dụng lao động theo quy định.

    2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi phân biệt đối xử về giới tính, dân tộc, màu da, thành phần xã hội, tình trạng hôn nhân, tín ngưỡng, tôn giáo, nhiễm HIV, khuyết tật trong tuyển dụng, sử dụng và quản lý lao động.

    Như vậy:

    Công ty hoặc doanh nghiệp có thời gian 30 ngày khai trinh việc sử dụng lao động     

    Nếu công ty bạn không đóng BHXH, bảo hiểm thất nghiệp cho toàn bộ người lao động thì mức phạt tiền đối với công ty là từ 18% đến 20% tổng số tiền phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính.

    Còn nếu trường hợp công ty bạn không đóng cho một số trường hợp, hoặc không đóng cho bạn thì bị phạt tiền với mức từ 12% đến 15% tổng số tiền phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp.

    Đồng thời, công ty còn bị buộc đóng đủ số tiền chưa đóng và cả tiền lãi chậm đóng.

    Để bảo vệ quyền lợi của mình, bạn có thể làm đơn khiếu nại gửi đến Giám đốc công ty, tổ chức Công đoàn để công ty xem xét lại hành vi không đóng bảo hiểm xã hội cho bạn. Hoặc bạn có thể khiếu nại lên Phòng Lao động – thương binh và xã hội cấp huyện nơi công ty đặt trụ sở. Trong trường hợp không giải quyết cho bạn hoặc giải quyết mà bạn không thấy thỏa đáng, bạn cũng có thể gửi đơn yêu cầu Tòa án cấp huyện nơi công ty đóng trụ sở yêu cầu giải quyết.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn f3ngohoang vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (02/11/2019)