"Điều 31. Giao tài sản cầm cố
1. Thỏa thuận về giao tài sản cầm cố quy định tại khoản 1 Điều 311 của Bộ luật Dân sự có thể là việc bên cầm cố giao tài sản cầm cố cho bên nhận cầm cố giữ hoặc giao cho người thứ ba giữ. Bên nhận cầm cố có thể giữ tài sản cầm cố tại nơi có tài sản hoặc tại địa điểm do mình lựa chọn."
Như vậy, theo quy định trên thì việc cầm cố cần giao tài sản cầm cố cho bên nhận cầm cố giữ hoặc giao cho người thứ ba giữ.
"Điều 167. Quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp, góp vốn quyền sử dụng đất
1. Người sử dụng đất được thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp, góp vốn quyền sử dụng đất theo quy định của Luật này."
Như vậy, trong quy định về quyền của người sử dụng đất thì sẽ không có thực hiện về cầm cố quyền sử dụng đất.
Mặc dù trong Bộ luật Dân sự 2015 có quy định đối tượng của cầm cố bao gồm động sản và bất động sản nhưng thực tế thì có thể tòa sẽ không chấp nhận việc cầm cố này. Tại Bản án 117/2020/DS-ST ngày 25/08/2020 về tranh chấp hợp đồng vay và cầm cố của Toà án nhân dân thành phố Cà Mau nhận định: hợp đồng cầm cố giữa các bên không phù hợp với quy định, nên tuyên bố hợp đồng cầm cố nhà và đất bị vô hiệu. Hiện tại vẫn có quan điểm trái chiều liên quan đến nội dung này, mọi người có thể cho thêm ý kiến về vấn đề này để cùng trao đổi.