Di sản dùng "cho việc thờ cúng, không được bán". Tất nhiên khi bán không ai công chứng.
Các anh em tự họp để thay đổi nội dung di chúc là trái pháp luật.
Việc thay đổi là ý chí của anh em bạn. Còn pháp luật có công nhận việc anh em bạn thay đổi nội dung di chúc hoặc bên đối tác (bên nhận thế chấp, bên mua tài sản) có chấp nhận hay không là chuyện khác.
Pháp luật không thừa nhận việc vừa nhận di sản theo di chúc, nhưng lại sửa nội dung cho phù hợp với ý chi của người hưởng di sản.
Nếu không đồng ý với di chúc. Gia đình không nên công bố di chúc. Khi đó, thừa kế theo pháp luật phát sinh. Trong thời hạn 6 tháng kể từ ngày mở di chúc, người thừa kế khác lập văn bản từ chối nhận di sản. Người được hưởng di sản theo di chúc lập thủ tục thừa kế theo pháp luật.
Khi ấy quyền sở hữu di sản thuộc về người thừa kế. Thực hiện quyền chủ sở hữu, họ có quyền định đoạt.
Theo pháp luật về thừa kế. Đối với di sản dùng cho việc thờ cúng sẽ trở thành tài sản riêng của người thừa kế theo pháp luật hoặc theo di chúc của người hưởng di sản này. (Tức con của người thừa kế theo di chúc).
Cách tôi hướng dẫn trên dùng để hợp pháp hoá ý chí của các anh em của người thừa kế theo di chúc (về mặt thủ tục giấy tờ hợp lệ). Cách này tiềm ản nhiều rủi ro về mặt tài sản.
Về mặt duy tâm. Tôi nghĩ ý chí của người chết cần phải tôn trọng.
Để giải quyết khó khăn cấp thời cho người nhận di sản theo di chúc, các anh em bạn đóng góp một phần tài sản nhằm tạo điều kiện giải quyết khó khăn trước mắt là tốt nhất.
Thân ái
Luật sư Phan Thanh Thy
Văn phòng luật sư Hữu Luật
527 Điện Biên Phủ, P.3, Q.3, Tp.HCM
ls.thanhthy@gmail.com Luật sư Phan Thanh Thy
Văn phòng luật sư Hữu Luật
527 Điện Biên Phủ, P.3, Q.3, Tp.HCM
ls.thanhthy@gmail.com
ls.phanthanhthy@gmail.com
(08) 38302 695 - 0903 01 01 58