Có được ký kết điều khoản không được làm việc cho đối thủ cạnh tranh sau khi nghỉ việc?

Chủ đề   RSS   
  • #560307 11/10/2020

    phungpham1973
    Top 150
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:30/01/2019
    Tổng số bài viết (549)
    Số điểm: 14940
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 141 lần


    Có được ký kết điều khoản không được làm việc cho đối thủ cạnh tranh sau khi nghỉ việc?

    Hiện công ty mình đang có ý định ký 1 thỏa thuận bảo mật đối với một số nhân viên làm việc trong bộ phận liên quan đến bảo mật công nghệ với nội dung là "không được làm việc cho công ty đối thủ canh tranh trong vòng 1 năm kể từ ngày chấm dứt HĐLĐ với công ty". Vậy cho hỏi, việc ký điều khoản này có vi phạm công ước của ILO và các quy định khác của pháp luật về "Cưỡng bức lao động" không? 

     
    901 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #560319   11/10/2020

    minhpham1995
    minhpham1995
    Top 50
    Male
    Lớp 9

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:21/10/2017
    Tổng số bài viết (1446)
    Số điểm: 12229
    Cảm ơn: 9
    Được cảm ơn 211 lần


    Việc bảo vệ bí mật kinh doanh và bí mật công nghệ luôn là vấn đề sống còn của một doanh nghiệp. Trong trường hợp không may, những thông tin tối quan trọng bị rò rỉ ra bên ngoài, nhất là rơi vào tay (các) đối thủ cạnh tranh, thì sẽ gây ra những thiệt hại vô cùng to lớn cho doanh nghiệp. Hiện nay, pháp luật quy định, người sử dụng lao động (NSDLĐ) được quyền thỏa thuận với người lao động (NLĐ) về việc bảo vệ bí mật kinh doanh và bí mật công nghệ. Tuy nhiên, việc xác lập nội dung của thỏa thuận này như thế nào để vừa đảm bảo được quyền lợi của doanh nghiệp vừa không xâm phạm đến các quyền của NLĐ luôn là vấn đề gây tranh cãi trong giới chuyên môn.

    Bộ luật lao động không quy định khái niệm điều khoản bảo mật nhưng có thể hiểu:

    Điều khoản bảo mật thông tin là loại điều khoản thỏa thuận giữa các bên trong hợp đồng lao động (HĐLĐ) mà theo đó người lao động (NLĐ) đưa ra cam kết và phải tuân thủ những giới hạn về việc tìm việc làm mới trong một giới hạn về thời gian, không gian, lĩnh vực để bảo vệ bí mật công nghệ, kinh doanh cho người sử dụng lao động (NSDLĐ) và dự kiến cả hậu quả pháp lý trong trường hợp NLĐ vi phạm cam kết này.

    Hoặc theo cách hiểu của nước ngoài điều khoản bảo mật thông tin được gọi là điều khoản không cạnh tranh và được định nghĩa: một điều khoản không cạnh tranh- NCC (non-compete clause) hoặc giao ước không cạnh tranh - CNC (covenant not to compete) là một điều khoản trong đó NLĐ bị cấm, khi rời công ty, tham gia vào các hoạt động tương tự hoặc điều hành một doanh nghiệp tư nhân hoặc làm việc cho đối thủ cạnh tranh, do đó có khả năng làm phương hại đến NSDLĐ cũ mà anh ta đã làm bằng sử dụng kiến thức cụ thể về doanh nghiệp mà anh ta có được trong công việc cũ trong các vấn đề công nghiệp hoặc thương mại.

    Xoay quanh vấn đề này vẫn còn tồn tại nhiều quan điểm pháp lý, cụ thể mình có thể kiểm tra link sau đây của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT:

    https://danluat.thuvienphapluat.vn/thoa-thuan-bao-mat-va-khong-canh-tranh-han-che-quyen-lam-viec-cua-nguoi-lao-dong-170806.aspx

    Về cách thức thưc hiện: Vẫn có thể thực hiện được bằng cách chuyển sang một dạng giao dịch khác với quan hệ lao động (biến thành quan hệ dân sự/ thương mại).

     
    Báo quản trị |