Có được hủy bỏ hợp đồng tặng cho trong trường hợp dưới đây không

Chủ đề   RSS   
  • #452869 02/05/2017

    Rin0409

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:11/10/2016
    Tổng số bài viết (2)
    Số điểm: 55
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Có được hủy bỏ hợp đồng tặng cho trong trường hợp dưới đây không

    Ông A có 3 người con là L,M,N (L là con trai duy nhất). Năm 2016 ông A quyết định trao toàn bộ diện tích nhà cho L, ông A đã tới phòng công chứng làm hợp đồng tặng cho nhà đất của mình cho L(mảnh đất có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất) với điều kiện anh L có nghĩa vụ chăm sóc cho cháu B (10 tuổi)- 1 dứa bé mồ côi trong làng thay ông A đến khi cháu đủ 18 tuổi. Trong thời gian ông A còn sống, anh L làm đúng nghĩa vụ chăm sóc cháu B. Tuy nhiên, năm 2017 ông A chết, anh L không thực hiện nghĩa vụ chăm sóc B nữa. Hỏi  anh M,N có quyền đòi lại tài sản ông A đã cho anh L không? Tại sao?

     
    9786 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #452876   03/05/2017

    Chào bạn,

    Căn cứ để giải quyết vụ việc này là Khoản 3 Điều 470 Bộ luật dân sự 2005 (có hiệu lực vào thời điểm ký HĐ tặng cho)

    3. Trong trường hợp phải thực hiện nghĩa vụ sau khi tặng cho mà bên được tặng cho không thực hiện thì bên tặng cho có quyền đòi lại tài sản và yêu cầu bồi thường thiệt hại.

    Nếu theo quy định trên tôi thấy có 02 quan điểm:

    1. Người thực hiện đòi lại tài sản phải là "bên tặng cho". Vì bên tặng cho đã chết nên không ai có thể đòi lại được.

    2. Mặc dù luật quy định là bên tặng cho nhưng người này đã chết nên sẽ phát sinh quyền thừa kế đối với tài sản này. Do đó, những người thừa kế của bên tặng cho sẽ kế thừa quyền và nghĩa vụ của bên tặng cho và có thể để đòi lại.

    Với tôi, tôi theo quan điểm số 02 là những người thừa kế có thể đòi được.

    Trân trọng.

    Hỗ trợ các bạn những vấn đề pháp lý qua email.

    Email: luatsutrantrongqui@gmail.com

     
    Báo quản trị |  
  • #452911   03/05/2017

    Anlhk33-DLU
    Anlhk33-DLU
    Top 75
    Male
    Lớp 6

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:10/05/2011
    Tổng số bài viết (834)
    Số điểm: 7872
    Cảm ơn: 215
    Được cảm ơn 338 lần


    Tôi đồng ý với quan điểm của Ls Trần Trọng Quý. Trong trường hợp này Mặc dù luật quy định là bên tặng cho nhưng người này đã chết nên sẽ phát sinh quyền thừa kế đối với tài sản này. Do đó, những người thừa kế của bên tặng cho sẽ kế thừa quyền và nghĩa vụ của bên tặng cho và có thể để đòi lại theo quy định tại điều  636,637 Bộ luật dân sự năm 2005. 

     

    Hãy theo đuổi đam mê, thành công sẽ đến với bạn.

    Hotline: 0989.422.798. Luật sư - Hãng luật Hai Nguyen & Cộng Sự. Lya BuilDing, phòng 12 A, Chung cư Viện chiến lược Bộ Công An, Nguyễn Chánh, Cầu Giấy, Hà Nội.

    Website: http://lamchuphapluat.vn/

    Tư vấn luật miễn phí: http: http://duongleuocan.blogspot.com/

     
    Báo quản trị |  
  • #498534   02/08/2018

    tangoctram1101ulaw
    tangoctram1101ulaw
    Top 500
    Female


    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:14/10/2015
    Tổng số bài viết (134)
    Số điểm: 2194
    Cảm ơn: 13
    Được cảm ơn 83 lần


    03 trường hợp được hủy bỏ hợp đồng

    Bên cạnh quy định về điều kiện chung để dẫn đến hủy bỏ hợp đồng. Bộ luật dân sự (BLDS) 2015 cũng đã bổ sung thêm một số quy định cho phép hủy bỏ hợp đồng.

    Thứ nhất, hủy bỏ hợp đồng do chậm thực hiện nghĩa vụ 

    “Điều 424. Hủy bỏ hợp đồng do chậm thực hiện nghĩa vụ

    1. Trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện đúng nghĩa vụ mà bên có quyền yêu cầu thực hiện nghĩa vụ trong một thời hạn hợp lý nhưng bên có nghĩa vụ không thực hiện thì bên có quyền có thể hủy bỏ hợp đồng.

    2. Trường hợp do tính chất của hợp đồng hoặc do ý chí của các bên, hợp đồng sẽ không đạt được mục đích nếu không được thực hiện trong thời hạn nhất định mà hết thời hạn đó bên có nghĩa vụ không thực hiện đúng nghĩa vụ thì bên kia có quyền hủy bỏ hợp đồng mà không phải tuân theo quy định tại khoản 1 Điều này.”

    Việc dành riêng một điều luật về hủy bỏ hợp đồng do chậm thực hiện là hết sức phù hợp do trường hợp này khá phổ biến. Ở đây, chúng ta phải xem mục đích của hợp đồng có đạt được hay không khi chậm thực hiện.

    Chẳng hạn, A đặt mua bánh sinh nhật và thỏa thuận với bên bán B là giao hàng vào lúc 11 giờ trưa nhưng, đến tận 12 giờ trưa, B mới giao trong khi buổi sinh nhật đã kết thúc. Trong trường hợp này, theo quy định trên, A được quyền hủy bỏ hợp đồng.

                      

    Thứ hai, hủy bỏ hợp đồng do không có khả năng thực hiện được

    "Điều 425. Hủy bỏ hợp đồng do không có khả năng thực hiện

    Trường hợp bên có nghĩa vụ không thể thực hiện được một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ của mình làm cho mục đích của bên có quyền không thể đạt được thì bên có quyền có thể hủy bỏ hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại"

    Quy định này đủ rộng để cho phép hủy bỏ hợp đồng trước hạn.

    Ví dụ: A và B cam kết là A sẽ giao hàng cho B vào 17 giờ ở Quận 1 TP Hồ Chí Minh nhưng, vào lúc 14 giờ cùng ngày, B được A thông báo rằng xe của A có sự cố và vẫn chưa khởi hành từ Lạng Sơn. Trong trường hợp này, ở thời điểm 14 giờ (tức trước khi đến hạn A giao hàng theo thỏa thuận), B biết rằng đến thời điểm đã thỏa thuận thì A không thực hiện đúng hợp đồng. Đây là trường hợp vi phạm hợp đồng trước thời hạn và theo quy định trên, B được hủy bỏ hợp đồng.

    Lý giải cho quy định trên, PGS.TS Đỗ Văn Đại từng khẳng định: “thật bất hợp lý khi không cho phép một bên hủy hay chấm dứt hợp đồng trong khi biết chắc là bên kia sẽ không thực hiện hợp đồng nếu đến hạn thực hiện. Mặt khác, sẽ có lợi về kinh tế khi cho phép một bên hủy hay đình chỉ (chấm dứt) hợp đồng trong trường hợp bên kia sẽ vi phạm hợp đồng. Ví dụ, nếu cho phép bên mua hủy hợp đồng khi biết chắc là bên bán sẽ không thực hiện hợp đồng, chúng ta sẽ giúp người mua sớm đi tìm người bán khác để có được số lượng hàng cần mua nhằm đáp ứng được nhu cầu của mình. Hoặc khi biết chắc là bên mua sẽ không nhận hàng và không trả tiền, cho phép người bán hủy hợp đồng sẽ giúp họ sớm tìm được đối tác tiêu thụ mới hoặc quyết định không tiếp tục sản xuất nữa để tránh bị tồn đọng thừa hàng”.

    Thứ ba, hủy bỏ hợp đồng trong trường hợp tài sản bị mất, bị hư hỏng

    “Điều 426. Hủy bỏ hợp đồng trong trường hợp tài sản bị mất, bị hư hỏng

    Trường hợp một bên làm mất, làm hư hỏng tài sản là đối tượng của hợp đồng mà không thể hoàn trả, đền bù bằng tài sản khác hoặc không thể sửa chữa, thay thế bằng tài sản cùng loại thì bên kia có quyền hủy bỏ hợp đồng.

    Bên vi phạm phải bồi thường bằng tiền ngang với giá trị của tài sản bị mất, bị hư hỏng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc theo quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 351 và Điều 363 của Bộ luật này.”

    Trong trường hợp này, bên vi phạm phải bồi thường bằng tiền ngang với giá trị của tài sản bị mất, bị hư hỏng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc theo quy định tại Khoản 2, Khoản 3 Điều 351 và Điều 363 của BLDS.

     
    Báo quản trị |  
  • #499074   08/08/2018

    anhkhoayentam
    anhkhoayentam
    Top 500
    Male
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:08/12/2015
    Tổng số bài viết (335)
    Số điểm: 2826
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 48 lần


    Các bên chỉ được hủy bỏ Hợp đồng tặng cho nhà ở và quyền sử dụng đất khi tài sản chưa được đăng ký quyền sở hữu/sử dụng cho bên nhận tặng cho.

    Tặng cho không có điều kiện quy định tại Khoản 1 Điều 467 Bộ luật Dân sự đã quy định việc tặng cho bất động sản phải được lập thành văn bản và có công chứng. Do vậy, trình tự giao kết hợp đồng cũng như việc sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ hợp đồng được thực hiện theo hướng dẫn của Luật Công chứng 2014. Theo đó, Điều 44 Luật Công chứng quy định như sau: Việc sửa đổi, bổ sung, huỷ bỏ hợp đồng, giao dịch đã được công chứng chỉ được thực hiện khi có sự thoả thuận, cam kết bằng văn bản của tất cả những người đã tham gia hợp đồng, giao dịch đó và phải được công chứng.

    Như vậy, nếu muốn huỷ bỏ hợp đồng tặng cho đã ký thì cần có sự thỏa thuận của cả hai bên, bên tặng cho không thể tự mình đến yêu cầu công chứng việc hủy hợp đồng đó nếu không có sự đồng ý của bên nhận.

    Nên bên cạnh việc hủy bỏ hợp đồng theo thỏa thuận của hai bên và theo trình tự, thủ tục thì bên tặng cho có thêm quyền đòi lại tài sản nếu: khi tặng cho tài sản bên cho có yêu cầu bên nhận phải thực hiện một nghĩa vụ dân sự mà sau đó bên nhận không thực hiện được thì bên cho có quyền đòi lại tài sản đã tặng cho (hủy bỏ hợp đồng) mà không cần có sự đồng ý của bên nhận.

     
    Báo quản trị |