Có được hưởng quyền thừa kế.

Chủ đề   RSS   
  • #232077 09/12/2012

    tranlinda

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:09/12/2012
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 50
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1 lần


    Có được hưởng quyền thừa kế.

    Em có 1 thắc mắc mong nhận được sự giúp đỡ của quý luật sư!

    Bố em trước đây từng có 1 người vợ, có hôn thú và có 1 người con trai lớn. Nhưng từ lúc bố em và mẹ anh ấy li dị thì anh ấy đã không sống cùng bố em nữa. 
    Sau đó bố em lấy mẹ em, cũng có hôn thú và có với nhau 4 người con ( 3 gái, 1 trai ). Bố mẹ em lại li dị, chị gái em đã kết hôn và không sống ở việt nam. Em và 2 người em được toà án giao quyền nuôi dưỡng cho bố. Hiện 3 chị em em vẫn sống cùng bố.
    Sau này bố em cũng có cưới thêm 1 người vợ nhưng chỉ là hình thức. Dì ấy không ở VN và bố em đã không liên lạc với dì khoảng 3 năm. Hiện bố em muốn làm thủ tục li dị nhưng không tìm được dì. Có thể bố em sẽ làm thủ tục đơn phương li dị.
    Em xin có những câu hỏi 
    + thủ tục pháp lý để tiến hành đơn phương li dị gồm những giấy tờ gì? Yêu cầu như thế nào?
    + nếu lỡ 1 người bố em bệnh yếu và mất đi nhưng không lập di chúc thì người con trai lớn của bố em có được hưởng quyền thừa kế của pháp?
    + nếu được hưởng anh ấy sẽ được chia tài sản như thế nào?
    Mong sớm nhận được sự tư vấn và giai đáp từ phía các vị luật sư. Chân thành cám ơn!
     
    7610 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn tranlinda vì bài viết hữu ích
    minhtrang1981 (13/12/2012)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #232268   10/12/2012

    luatsuduytam
    luatsuduytam
    Top 500
    Male
    Chồi

    Đồng Nai, Việt Nam
    Tham gia:28/02/2012
    Tổng số bài viết (225)
    Số điểm: 1309
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 86 lần


    Chào bạn.

    Bạn không nêu rõ là bố bạn và người dì thứ ba này có đăng ký kết hôn hay không, có con chung hay không, và chung sống từ thời điểm nào.

    Về vấn đề thừa kế, thì theo quy định của pháp luật, nếu người để lại di sản không lập di chúc thì di sản do người chết để lại sẽ chia đều cho những người thừa kế thuộc hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, con ruột, con nuôi, cha mẹ ruột, cha mẹ nuôi. Mỗi người một phần bằng nhau.

     

    Thân chào bạn.

    Luật sư NGUYỄN DUY TÂM

    Công ty Luật Hợp Danh QUỐC VIỆT

    ĐC: 53 Nguyễn Ái Quốc, phường Tân Phong, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai.

    ĐT: 061 3600436

    DĐ: 0917 179737

    Email: lsduytam@yahoo.com

     
    Báo quản trị |  
  • #232269   10/12/2012
    Được đánh dấu trả lời

    LSTHACHTHAO
    LSTHACHTHAO
    Top 100
    Male
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:12/07/2008
    Tổng số bài viết (671)
    Số điểm: 3784
    Cảm ơn: 7
    Được cảm ơn 246 lần


    Chào bạn.

    LS Thạch Thảo tư vấn cho bạn như sau:

    1. Nếu ba bạn muốn ly hôn với Dì bạn mà không biết địa chỉ của dì bạn đang ở đâu, thì vẫn có quyền nộp đơn yêu cầu Tòa án cho ly hôn ( Đơn ly hôn gởi kèm giấy đăng ký kết hôn, CMND+hộ khẩu của ba bạn, các giấy tờ khác có liên quan đến dì của bạn như: hộ chiếu...) . ba bạn có thể đề nghị Tòa án có biện pháp để xác minh địa chỉ của dì bạn ( thông qua người thân của dì bạn, qua Đại sứ quán Việt Nam nơi quốc gia mà di bạn đang sinh sống), tùy trường hợp cụ thể của ba bạn trình bày với Tòa án như thế nào để Tòa có cách xử lý phù hợp.

    2. Trong trường hợp ba bạn chết có lập di chúc nhưng di chúc không hợp pháp hoặc không để lại để lại di chúc thì toàn bộ di sản của ba bạn sẽ được chia thừa kế theo pháp luật.

    Điều 676 Bộ luật Dân sư quy định: hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết.

    Căn cứ theo quy định trên thì bạn có thể liệt kê ra được những người nào trong gia đình bạn có thể hưởng thừa kế của ba bạn.

    Trường hợp ly hôn của ba bạn, bạn có thể tham khảo một số quy định cụ thể tại Nghị quyết 01/2003 của Hội đồng thẩm phán Tòa án Nhân dân tối cao như sau:

    Đối với trường hợp công dân Việt Nam ở trong nước xin ly hôn với công dân Việt Nam đã đi ra nước ngoài

    Khi giải quyết loại việc này, cần phân biệt như sau:

    a. Đối với những trường hợp uỷ thác tư pháp không có kết quả vì lý do bị đơn sống lưu vong, không có cơ quan nào quản lý, không có địa chỉ rõ ràng nên không thể liên hệ với họ được, thì Toà án yêu cầu thân nhân của bị đơn đó gửi cho họ lời khai của nguyên đơn và báo cho họ gửi về Toà án những lời khai hoặc tài liệu cần thiết cho việc giải quyết vụ án. Sau khi có kết quả, Toà án có thể căn cứ vào những lời khai và tài liệu đó để xét xử theo thủ tục chung.

    b. Trường hợp bên đương sự là bị đơn đang ở nước ngoài không có địa chỉ, không có tin tức hoặc giấu địa chỉ nên nguyên đơn ở trong nước không thể biết địa chỉ, tin tức của họ, thì giải quyết như sau:

    - Nếu bị đơn ở nước ngoài không có địa chỉ, không có tin tức gì về họ (kể cả thân nhân của họ cũng không có địa chỉ, tin tức gì về họ), thì Toà án ra quyết định tạm đình chỉ việc giải quyết vụ án theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 45 Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự và giải thích cho nguyên đơn biết họ có quyền khởi kiện yêu cầu Toà án cấp huyện nơi họ thường trú tuyên bố bị đơn mất tích hoặc đã chết theo quy định của pháp luật về tuyên bố mất tích, tuyên bố chết.

    - Nếu thông qua thân nhân của họ mà biết rằng họ vẫn có liên hệ với thân nhân ở trong nước, nhưng thân nhân của họ không cung cấp địa chỉ, tin tức của bị đơn cho Toà án, cũng như không thực hiện yêu cầu của Toà án thông báo cho bị đơn biết để gửi lời khai về cho Toà án, thì coi đây là trường hợp bị đơn cố tình giấu địa chỉ, từ chối khai báo, từ chối cung cấp những tài liệu cần thiết. Nếu Toà án đã yêu cầu đến lần thứ hai mà thân nhân của họ cũng không chịu cung cấp địa chỉ, tin tức của bị đơn cho Toà án cũng như không chịu thực hiện yêu cầu của Toà án thông báo cho bị đơn biết, thì Toà án đưa vụ án ra xét xử vắng mặt bị đơn theo thủ tục chung. Sau khi xét xử Toà án cần gửi ngay cho thân nhân của bị đơn bản sao bản án hoặc quyết định để những người này chuyển cho bị đơn, đồng thời tiến hành niêm yết công khai bản sao bản án, quyết định tại trụ sở Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi bị đơn cư trú cuối cùng và nơi thân nhân của bị đơn cư trú để đương sự có thể sử dụng quyền kháng cáo theo quy định của pháp luật tố tụng.

    Thân mến

    LUẬT SƯ NGUYỄN THẠCH THẢO - ĐÒAN LUẬT SƯ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

    VĂN PHÒNG LUẬT SƯ NGUYỄN THẠCH THẢO

    ĐC: 4/63 - QUANG TRUNG - PHƯỜNG 10 - QUẬN GÒ VẤP - TP.HCM ( Cách Ngã 6 Gò Vấp 100m. Hẽm đầu tiên bên phải)

    ĐTDĐ: 0989046966

    ĐTVP: (08).38940903

    EMAIL: lsthachthao@yahoo.com

    TƯ VẤN PHÁP LUẬT TRỰC TIẾP TẠI VP HOẶC QUA ĐIỆN THOẠI THƯỜNG XUYÊN : Từ Thứ 2 - Chủ nhật vào lúc: 08h - 21h mỗi ngày

    1. Email: lsthachthao@yahoo.com.

    2. ĐIỆN THOẠI TƯ VẤN: 0989 046 966

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn LSTHACHTHAO vì bài viết hữu ích
    minhtrang1981 (13/12/2012)
  • #232451   10/12/2012

    luatgiatrinhvn
    luatgiatrinhvn

    Female
    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:06/12/2012
    Tổng số bài viết (41)
    Số điểm: 223
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 15 lần


    Chào bạn!

    Với câu hỏi của bạn Luật Gia Trịnh xin trả lời như sau:

    - Câu hỏi thứ nhất: Thủ tục pháp lý để tiến hành đơn phương xin ly hôn gồm những giấy tờ gì? Yêu cầu như thế nào?

    Do hiện tại Dì của bạn không còn ở Việt Nam, vì thế thủ tục tiến hành ly hôn của bố bạn phức tạp hơn trường hợp ly hôn khi cả 2 đang cư trú tại Việt Nam. Bố bạn phải làm đơn gửi đến Tòa án nhân dân tỉnh nơi bố bạn cư trú hoặc thường trú.

    Về hồ sơ đơn phương xin ly hôn với Dì của bạn gồm có: Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn bản gốc (nếu không có bản gốc thì có thể thay thế bằng bản sao do chính cơ quan Nhà nước nơi thực hiện đăng ký kết hôn cấp); giấy khai sinh của các con; bản sao CMND; bản sao sổ hộ khẩu; Đơn xin ly hôn.

    Dì của bạn hiện không ở Việt Nam và bố bạn cũng không thể liên lạc được với Dì khoảng 3 năm nay vì thế hướng giải quyết trường hợp này có thể sẽ theo một trong các hướng sau tùy theo thực tế. Theo quy định tại Nghị quyết số 01/2003/NQ - HĐTPngày 16/04/2003 thì:

    + Thứ nhất, nếu có thể liên lạc được với bị đơn ở nước ngoài thông qua thân nhân của họ thì tòa án thông qua thân nhân đó gửi cho bị đơn ở nước ngoài lời khai của nguyên đơn, và yêu cầu họ phúc đáp về tòa án những lời khai hoặc tài liệu cần thiết cho việc giải quyết ly hôn. Căn cứ vào lời khai và tài liệu nhận được, tòa xét xử theo thủ tục chung;

    + Thứ hai, nếu thực sự không liên hệ được với bị đơn ở nước ngoài thì tòa ra quyết định tạm đình chỉ việc giải quyết vụ án, giải thích cho nguyên đơn biết họ có quyền khởi kiện yêu cầu TAND cấp huyện nơi họ thường trú tuyên bố bị đơn mất tích hoặc đã chết. Đây là cơ sở để chấm dứt hôn nhân;

    + Thứ ba, nếu có căn cứ cho thấy thân nhân của bị đơn biết nhưng không cung cấp địa chỉ, tin tức bị đơn cho tòa án cũng như không thực hiện yêu cầu của tòa (ở phần thứ nhất) thì coi đây là trường hợp bị đơn cố tình giấu địa chỉ, từ chối khai báo. Đã yêu cầu đến lần thứ 2 mà thân nhân của họ vẫn không chịu hợp tác thì tòa án đưa vụ án ra xét xử vắng mặt bị đơn theo thủ tục chung. Sau khi xét xử, tòa án gửi ngay cho thân nhân của bị đơn bản sao bản án hoặc quyết định, đồng thời niêm yết công khai bản sao bản án, quyết định tại trụ sở UBND cấp xã nơi cư trú cuối cùng của bị đơn, để đương sự có thể sử dụng quyền kháng cáo theo quy định của pháp luật tố tụng.

    - Câu hỏi thứ hai: Người con trai lớn của bố có được hưởng thừa kế khi bố mất hay không?

    Trong trường hợp bố bạn mất mà không để lại di chúc hoặc di chúc để lại không có hiệu lực pháp luật thì tài sản của bố bạn sẽ được chia theo pháp luật. Khi tiến hành chia di sản theo pháp luật thì phải căn cứ vào quan hệ huyết thống. Anh trai của bạn cũng như bạn và những người con khác sẽ thuộc hàng thừa kế thứ nhất. Và đương nhiên anh trai của bạn sẽ được hưởng thừa kế của bố bạn.

    - Nếu được hưởng anh ấy sẽ được chia như thế nào?

    Khi tài sản được chia theo pháp luật thì sẽ chia đều cho các  đồng thừa kế. Và anh trai của bạn sẽ được chia một phần trong khối tài sản của bố bạn như bạn và các người con khác.

     

     

     

     

     

     

    Luật Gia Trịnh

    Cơ sở 1: Số 534 Minh Khai, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội

    Cơ sở 2: P902, tòa nhà HH1, đường Dương Đình Nghệ, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội.

    Phone: 0978 631 644 - 0916.674.386

    Website: www.luatgiatrinh.com

    Email: luatgiatrinh.@gmail.com

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn luatgiatrinhvn vì bài viết hữu ích
    minhtrang1981 (13/12/2012)

Tư vấn của Luật sư có tính chất tham khảo, bạn có thể liên hệ trực tiếp với Luật sư theo thông tin sau:

Luật sư NGUYỄN DUY TÂM - VĂN PHÒNG LUẬT SƯ QUỐC VIỆT

ĐC: 215B Phạm Văn Thuận, phường Tân Tiến, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai.

ĐT: 061 3600436 Fax: 061 3918588 - DĐ: 0979 889908 - Email: lsduytam@yahoo.com.