Có được gửi máy nghe nhạc vào buồng giam cho người bị tạm giam?

Chủ đề   RSS   
  • #602754 23/05/2023

    Hong312
    Top 75
    Lớp 6

    Vietnam --> Đăk Lăk
    Tham gia:05/05/2021
    Tổng số bài viết (878)
    Số điểm: 7537
    Cảm ơn: 7
    Được cảm ơn 137 lần


    Có được gửi máy nghe nhạc vào buồng giam cho người bị tạm giam?

    Nghe nhạc là hoạt động giải trí cơ bản của con người, nên nhiều người nghĩ khi gửi máy nhạc cho người bị tạm giam sẽ không làm ảnh hưởng đến công tác thi hành tạm giữ, tạm giam, các hoạt động điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án, tuy nhiên quy định của pháp luật về hình sự và tội phạm rất nghiêm ngặt.

    1. Các đồ dùng mà thân nhân người bị tạm giữ, người bị tạm giam được gửi

    Căn cứ theo Điều 9 Thông tư 34/2017/TT-BCA về việc giải quyết cho người bị tạm giữ, người bị tạm giam nhận quà

    Các loại quà mà thân nhân người bị tạm giữ, người bị tạm giam được gửi gồm: tiền, thuốc chữa bệnh, thuốc bổ, đồ ăn, uống, đồ dùng sinh hoạt và tư trang cá nhân (trừ các đồ vật thuộc danh mục cấm). Trong trường hợp đặc biệt để phòng, chống dịch bệnh và đảm bảo sức khỏe cho người bị tạm giữ, người bị tạm giam, thủ trưởng cơ sở giam giữ quyết định tạm dừng việc nhận quà là đồ ăn, uống.

    Người bị tạm giữ, người bị tạm giam được nhận tiền của thân nhân gửi là tiền Việt Nam và phải gửi lưu ký tại cơ sở giam giữ. Người bị tạm giữ, người bị tạm giam là người nước ngoài được nhận tiền Việt Nam hoặc ngoại tệ và được quy đổi sang tiền Việt Nam theo tỷ giá của Ngân hàng nhà nước Việt Nam quy định tại thời điểm gửi.

    Người bị tạm giữ, người bị tạm giam không được sử dụng tiền mặt, cơ sở giam giữ có trách nhiệm mở sổ lưu ký để tiếp nhận, theo dõi, quản lý việc sử dụng tiền lưu ký.

    Người bị tạm giữ, người bị tạm giam được sử dụng tiền lưu ký để mua đồ dùng sinh hoạt và đồ ăn, uống; định lượng đồ ăn, uống được mua một lần không quá 03 lần tiêu chuẩn ăn ngày thường.

    Người bị tạm giữ, người bị tạm giam được nhận lại tiền lưu ký (nếu còn) khi được trả tự do, chuyển đi cơ sở giam giữ khác hoặc giao lại cho thân nhân của họ.

    Thuốc chữa bệnh, thuốc bổ của thân nhân gửi cho người bị tạm giữ, người bị tạm giam phải có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, còn hạn sử dụng và có đơn thuốc của thầy thuốc tại cơ sở y tế nhà nước. Cán bộ y tế của cơ sở giam giữ có trách nhiệm tiếp nhận, quản lý và cho người bị tạm giữ, người bị tạm giam sử dụng thuốc theo chỉ định.

    Theo đó, thì người bị tạm giam được nhận quà của thân nhân gửi đến, bao gồm: tiền, thuốc chữa bệnh, thuốc bổ, đồ ăn, uống, đồ dùng sinh hoạt và tư trang cá nhân (trừ các đồ vật thuộc danh mục cấm).

    2. Đồ vật cấm đưa vào buồng tạm giam

    Căn cứ theo Khoản 3 Điều 3, Điều 4 Thông tư số 32/2017/TT-BCA danh mục đồ vật cấm đưa vào buồng tạm giam và xử lý vi phạm

    - Các loại vũ khí, vật liệu nổ, chất nổ, công cụ hỗ trợ.

    - Chất gây mê, chất độc, khí độc, chất phóng xạ, hóa chất độc hại, nguy hiểm.

    - Điện thoại di động và các thiết bị thông tin liên lạc.

    - Thiết bị lưu trữ dữ liệu, máy ghi âm, máy ghi hình, máy nghe ca nhạc, radio; những thiết bị, đồ dùng có tính năng tương tự và các thiết bị kỹ thuật, điện tử khác.

    - Các loại sách, báo, tài liệu, tranh, ảnh, băng đĩa có nội dung phản động, truyền đạo trái phép, đồi trụy, mê tín dị đoan; các phương tiện, công cụ dùng để đánh bạc dưới mọi hình thức...

    - Các đồ dùng bằng kim loại, sành, sứ, đá, thủy tinh, các đồ vật cung, sắc nhọn khác và các loại dây có khả năng dùng để tự sát, phá buồng giam, trốn khỏi nơi giam giữ, gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe, tính mạng của người bị tạm giữ, người bị tạm giam hoặc người khác,...

    Như vậy, máy nghe nhạc là đồ vật thuộc danh mục bị cấm đưa vào buồng tạm giam theo quy định của pháp luật nên không được gửi đồ vật này cho người bị tạm giam.

     

     
    261 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận