Có được giữ lương nhân viên khi nghỉ việc

Chủ đề   RSS   
  • #595355 08/12/2022

    Có được giữ lương nhân viên khi nghỉ việc

    NLĐ nghỉ việc khi chưa đến ngày thanh toán lương, trong trường hợp mình thanh toán lương cho NLĐ đã thôi việc xong thì phát sinh tổn thất cho cty liên quan đến NLĐ. Vậy mình sẽ xử lý trường hợp này như thế nào? có cách nào giữ lương nhân viên khoảng 30 ngày không?

    Căn cứ theo Khoản 1 Điều 48 Bộ luật lao động 2019 quy định:

    Điều 48. Trách nhiệm khi chấm dứt hợp đồng lao động

    1. Trong thời hạn 14 ngày làm việc kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, hai bên có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản tiền có liên quan đến quyền lợi của mỗi bên, trừ trường hợp sau đây có thể kéo dài nhưng không được quá 30 ngày:

    a) Người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động;

    b) Người sử dụng lao động thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế;

    c) Chia, tách, hợp nhất, sáp nhập; bán, cho thuê, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp; chuyển nhượng quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã;

    d) Do thiên tai, hỏa hoạn, địch họa hoặc dịch bệnh nguy hiểm.

    …”

    Như vậy, nếu không thuộc 1 trong 4 trường hợp trên thì người sử dụng lao động bắt buộc phải thanh toán đầy đủ các khoản tiền có liên quan cho người lao động trong thời hạn 14 ngày kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động mà không được giữ lương.

    Bên cạnh đó, theo Khoản 2 Điều 219 Bộ luật lao động 2019 quy định:

    Điều 219. Sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật có liên quan đến lao động

    2. Sửa đổi, bổ sung Điều 32 của Bộ luật Tố tụng dân sự số 92/2015/QH13 như sau:

    a) Sửa đổi, bổ sung tên điều, khoản 1; bổ sung các khoản 1a, 1b và 1c vào sau khoản 1 như sau:

    Điều 32. Những tranh chấp về lao động và tranh chấp liên quan đến lao động thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án

    1. Tranh chấp lao động cá nhân giữa người lao động với người sử dụng lao động phải thông qua thủ tục hòa giải của hòa giải viên lao động mà hòa giải thành nhưng các bên không thực hiện hoặc thực hiện không đúng, hòa giải không thành hoặc hết thời hạn hòa giải theo quy định của pháp luật về lao động mà hòa giải viên lao động không tiến hành hòa giải, trừ các tranh chấp lao động sau đây không bắt buộc phải qua thủ tục hòa giải:

    a) Về xử lý kỷ luật lao động theo hình thức sa thải hoặc về trường hợp bị đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động;

    b) Về bồi thường thiệt hại, trợ cấp khi chấm dứt hợp đồng lao động;

    c) Giữa người giúp việc gia đình với người sử dụng lao động;

    d) Về bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, về bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế, về bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật về việc làm, về bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động;

    đ) Về bồi thường thiệt hại giữa người lao động với doanh nghiệp, tổ chức đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;

    e) Giữa người lao động thuê lại với người sử dụng lao động thuê lại.

    …”

    Như vậy, sau khi hoàn tất nghĩa vụ thanh toán cho người lao động mà công ty phát hiện có thiệt hại liên quan đến NLĐ thì công ty có thể khởi kiện NLĐ ra Tòa án có thẩm quyền để yêu cầu NLĐ bồi thường.

     
    1502 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn quyen.vuong197@gmail.com vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (09/12/2022)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #599623   28/02/2023

    lvkhngoc
    lvkhngoc
    Top 200
    Lớp 2

    Vietnam
    Tham gia:10/07/2022
    Tổng số bài viết (395)
    Số điểm: 3364
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 72 lần


    Có được giữ lương nhân viên khi nghỉ việc

    Căn cứ theo quy định pháp luật thì công ty không được giữ/giam lương tiền lương của người lao động. Theo quy định tại Điều 102 Bộ luật lao động 2019 thì công ty được khấu trừ tiền lương của người lao động để bồi thường thiệt hại do làm hư hỏng dụng cụ, thiết bị, tài sản. Tuy nhiên việc khấu trừ tiền lương này được thực hiện khi trả lương cho người lao động. Trường hợp đã thanh toán xong sau đó lại phát sinh nghĩa vụ bồi thường, thì hai bên cần thỏa thuận để bồi thường. Nếu không thỏa thuận được thì xảy ra tranh chấp lao động và sẽ tiến hành hòa giải thông qua hòa giải viên lao động. Nếu sau đó hòa giải không thành thì công ty có quyền kiện người lao động ra Tòa án để yêu cầu bồi thường thiệt hại của mình.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #599719   28/02/2023

    minhcong99
    minhcong99
    Top 200
    Lớp 2

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:16/03/2022
    Tổng số bài viết (438)
    Số điểm: 3985
    Cảm ơn: 7
    Được cảm ơn 36 lần


    Có được giữ lương nhân viên khi nghỉ việc

    Xin cảm ơn bài viết của bạn, mình cũng xin chia sẽ quy định về phạt chậm trả lương sau đây:
    Căn cứ Điều 16 Nghị định 28/2020/NĐ-CP quy định về Vi phạm quy định về tiền lương như sau:
    Vi phạm quy định về tiền lương
     
    1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
     
    a) Không công bố công khai tại nơi làm việc thang lương, bảng lương, định mức lao động, quy chế thưởng;
     
    b) Không lập sổ lương và xuất trình khi cơ quan có thẩm quyền yêu cầu;
     
    c) Khi thay đổi hình thức trả lương, người sử dụng lao động không thông báo cho người lao động biết trước ít nhất 10 ngày trước khi thực hiện;
     
    d) Không xây dựng thang lương, bảng lương, định mức lao động;
     
    đ) Sử dụng thang lương, bảng lương, định mức lao động không đúng quy định khi đã có ý kiến sửa đổi, bổ sung của cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp huyện;
     
    e) Không tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở khi xây dựng thang lương, bảng lương, định mức lao động, quy chế thưởng.
     
    2. Phạt tiền đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi: Trả lương không đúng hạn; không trả hoặc trả không đủ tiền lương cho người lao động theo thỏa thuận trong hợp đồng lao động; không trả hoặc trả không đủ tiền lương cho người lao động làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, công việc đòi hỏi đã qua đào tạo, học nghề theo quy định của pháp luật; trả lương thấp hơn mức quy định tại thang lương, bảng lương đã gửi cho cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp huyện; không trả hoặc trả không đủ tiền lương làm thêm giờ, tiền lương làm việc ban đêm, tiền lương ngừng việc cho người lao động theo quy định của pháp luật; khấu trừ tiền lương của người lao động không đúng quy định của pháp luật; trả lương không đúng quy định cho người lao động khi tạm thời chuyển người lao động sang làm công việc khác so với hợp đồng lao động, trong thời gian tạm đình chỉ công việc, trong thời gian đình công, những ngày người lao động chưa nghỉ hàng năm theo một trong các mức sau đây:
     
    a) Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động;
     
    b) Từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động;
     
    c) Từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng với vi phạm từ 51 người đến 100 người lao động;
     
    d) Từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng với vi phạm từ 101 người đến 300 người lao động;
     
    đ) Từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng với vi phạm từ 301 người lao động trở lên.
     
    3. Phạt tiền đối với người sử dụng lao động khi có hành vi trả lương cho người lao động thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định theo các mức sau đây:
     
    a) Từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động;
     
    b) Từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động;
     
    c) Từ 50.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng với vi phạm từ 51 người lao động trở lên.
     
    4. Phạt tiền đối với người sử dụng lao động khi có hành vi không trả thêm một khoản tiền tương ứng với mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp và tiền nghỉ phép hằng năm cho người lao động không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật theo một trong các mức sau đây:
     
    a) Từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động;
     
    b) Từ 5.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động;
     
    c) Từ 8.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng với vi phạm từ 51 người đến 100 người lao động;
     
    d) Từ 12.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng với vi phạm từ 101 người đến 300 người lao động;
     
    đ) Từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng với vi phạm từ 301 người lao động trở lên.
     
    5. Biện pháp khắc phục hậu quả
     
    a) Buộc trả đủ tiền lương cộng với khoản tiền lãi của số tiền lương chậm trả, trả thiếu cho người lao động tính theo mức lãi suất tiền gửi không kỳ hạn cao nhất của các ngân hàng thương mại nhà nước công bố tại thời điểm xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều này;
     
    b) Buộc trả đủ khoản tiền tương ứng với mức đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp và tiền nghỉ phép hằng năm cho người lao động đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 4 Điều này.
    Theo đó, trường hợp bên sử dụng lao động chậm trả lương hoặc giữ lương nhân viên ở trên thì người sử dụng lao động có thể bị phạt tiền lên đến 50 triệu đồng. Buộc trả đủ tiền lương cộng với khoản tiền lãi của số tiền lương chậm trả, trả thiếu cho người lao động tính theo mức lãi suất tiền gửi không kỳ hạn cao nhất của các ngân hàng thương mại nhà nước công bố tại thời điểm xử phạt đối với hành vi vi phạm.
     
    Báo quản trị |