Có được đồng thời phạt lãi và phạt vi phạm nghĩa vụ thanh toán

Chủ đề   RSS   
  • #494796 22/06/2018

    tranthuyan90

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:22/06/2018
    Tổng số bài viết (3)
    Số điểm: 45
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Có được đồng thời phạt lãi và phạt vi phạm nghĩa vụ thanh toán

    Kính gửi: Luật sư

    Luật sư cho em hỏi.

    - Hợp đồng giữa 2 tổ chức kinh doanh. Trong đó, bên em muốn quy định nội dung phạt khi đối tác vi phạm nghĩa vụ thanh toán như sau:

    1. Phạt vi phạm nghĩa vụ thanh toán: 8% giá trị nghĩa vụ HĐ vi phạm (= 8% * tiền chậm trả).

    2. Phạt lãi chậm trả dựa vào số số tiền chậm thanh toán tương ứng với thời gian thanh toán chậm (= tiền chậm trả * thời gian chậm trả * mức lãi suất theo quy định) => Phần này chậm bao nhiêu ngày phạt bấy nhiêu, không giới hạn 8%.

    => Quy đinh và áp dụng đồng thời cả 2 hình thức xử lý như trên đối với chậm thanh toán thì có phù hợp với quy định của pháp luật không ạ?

    Mong nhận được tư vấn của LS.

    Xin cám ơn.

     
    4475 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #496127   05/07/2018

    lskhacdo
    lskhacdo

    Male
    Luật sư địa phương

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:17/01/2016
    Tổng số bài viết (76)
    Số điểm: 1154
    Cảm ơn: 6
    Được cảm ơn 89 lần
    Lawyer

    Chào bạn,

    Câu hỏi của bạn được Luật sư Đoàn Khắc Độ - Đoàn Luật sư TP.HCM trả lời như sau:

    Phạt vi phạm hợp đồng và trách nhiệm trả lãi chậm thanh toán là hai chế tài độc lập. Áp dụng đồng thời vẫn được, phù hợp với pháp luật.

    Tuy nhiên, tôi lưu ý bạn vài điểm:

    - Không nên dùng từ “phạt” lãi chậm trả mà dùng thuật ngữ “trách nhiệm do chậm thanh toán”. Nếu dùng từ “phạt” sẽ dễ nhầm lẫn với “phạt vi phạm hợp đồng”.

    - Lãi chậm trả: có thể theo thỏa thuận hoặc theo luật. Nếu thỏa thuận thì cũng không vượt quá 20%/năm đối với khoản tiền chậm trả.

    Bạn có thể tham khảo các quy định sau:

    Điều 306 Luật Thương mại.

    Điều 357; Điều 468 Bộ luật Dân sự.

    Thân chào bạn.

     

    Luật sư Đoàn Khắc Độ, Giám đốc Công ty Luật TNHH Đại Đức

    Điện thoại: 0903 168 986

    Email: do@luatdaiduc.vn

    Website: www.luatdaiduc.vn

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn lskhacdo vì bài viết hữu ích
    buicamnhung (15/08/2018)

Tư vấn của Luật sư có tính chất tham khảo, bạn có thể liên hệ trực tiếp với Luật sư theo thông tin sau:

Luật sư Đoàn Khắc Độ, Giám đốc Công ty Luật TNHH Đại Đức

Điện thoại: 0903 168 986

Email: do@luatdaiduc.vn

Website: www.luatdaiduc.vn