Có được chuyển người lao động làm địa điểm khác so với hợp đồng?

Chủ đề   RSS   
  • #454234 22/05/2017

    anthuylaw
    Top 50
    Female
    Lớp 9

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:29/04/2017
    Tổng số bài viết (1322)
    Số điểm: 11747
    Cảm ơn: 252
    Được cảm ơn 273 lần


    Có được chuyển người lao động làm địa điểm khác so với hợp đồng?

    Em đang có một số vấn đề tư vấn pháp luật có thể tư vấn giúp em được không ạ.

    Vấn đề là khi phỏng vấn đi làm thì chỉ để địa điểm là Thành phố và trong quá trình trao đổi việc làm đã chốt là làm việc tại Thành phố. Nhưng qua quá trình làm việc 5 tháng đã kí hợp đồng 9 thức 2 năm. Thì lại có tinh giảm biên chế và em bị điều chuyển ra làm tại Phú quốc ( em ko thể đi vì có gia đình tại Thành phố) và điều chuyển là đi làm luôn cố định tại Phú quốc luôn chứ ko phải là đi công tác hay hỗ trợ. Vì trong hợp đồng có ghi là có điều chuyển đi công tác hỗ trợ các cơ sở mới

    Vì ko đi Phú quốc nên e năm trong danh sách doi dư tinh giãm biên chế và bôid thường chấm dứt hợp đồng của cty. E

    Em muốn hỏi là nếu nhân viên đã kí hợp đồng 2 năm với cty thì khi chỉ mới làm việc đc 2 tháng từ khi ký hợp đồng 9 thức thì khi công ty tinh giảm biên chế sẽ bồi thường như thế nào là đúng luật lao động.

    Công ty em nói là công ty sẽ hỗ trợ các bạn tinh giãm biên chế 1 tháng lương và báo trước 30 ngày

    Như thế có đúng ko? Em xin cảm ơn!

     

    Không có gì là không thể.

     
    3479 | Báo quản trị |  
    3 thành viên cảm ơn anthuylaw vì bài viết hữu ích
    minhlong3110 (28/05/2017) Sensen93 (23/05/2017) trang_u (23/05/2017)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #454313   23/05/2017

    trang_u
    trang_u
    Top 25
    Female
    Đại học

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/11/2015
    Tổng số bài viết (2972)
    Số điểm: 44888
    Cảm ơn: 1413
    Được cảm ơn 1721 lần


    Chào bạn , góp ý với bạn, mai mốt đặt câu hỏi nên ghi rõ ra nhé! Mới đầu đọc chả hiểu cái chỗ "9 thức" của bạn. với nữa, cái câu hỏi tiêu đề với nội dung bạn thắc mắc hình như không liên quan nhau 

    Cập nhật bởi trang_u ngày 23/05/2017 03:23:26 CH
     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn trang_u vì bài viết hữu ích
    anthuylaw (24/05/2017)
  • #454338   23/05/2017

    ntdieu
    ntdieu
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Đồng Nai, Việt Nam
    Tham gia:11/02/2009
    Tổng số bài viết (14968)
    Số điểm: 100035
    Cảm ơn: 3515
    Được cảm ơn 5368 lần
    SMod

    "9 thức" nghĩa là "chín thức" đó.

    Nghĩ cũng lạ, gõ phím thêm có vài cái thôi mà cũng phải gõ tắt làm gì để gây khó cho người khác :-O

     
    Báo quản trị |  
  • #454348   23/05/2017

    giangmoom
    giangmoom
    Top 500
    Female
    Lớp 5

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:10/05/2017
    Tổng số bài viết (345)
    Số điểm: 6481
    Cảm ơn: 212
    Được cảm ơn 136 lần


    ntdieutrang_u  thành viên thân mến, mình đang chờ để xem hai thành viên kỳ cựu có phản hồi hay ho cho vấn đề này đó. Mình cũng đang thắc mắc vì điều chuyển người lao động làm công việc khác công việc đã ký thì sẽ có nhiều trường và được luật quy định khá chi tiết. Nhưng việc điều chỉnh địa điểm làm việc thì mình cũng muốn biết các quy định và hình thức xử lý và biện pháp bảo vệ người người lao động trong trường hợp này!

     
    Báo quản trị |  
  • #454360   23/05/2017

    longofs
    longofs
    Top 500
    Male


    Bà Rịa - Vũng Tàu, Việt Nam
    Tham gia:21/02/2017
    Tổng số bài viết (165)
    Số điểm: 1890
    Cảm ơn: 21
    Được cảm ơn 47 lần


    Điều 31 BLLĐ 2012 có quy định do nhu cầu sảrn xuất kinh doanh NSDLĐ có quyền tạm thời chuyển NLĐ làm công việc khác không quá 60 ngày trong 1 năm trừ trường hợp được sự đồng ý của NLĐ.

    Nếu bạn không đồng ý thì hai bên thỏa thuận chấm dứt hợp đồng.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn longofs vì bài viết hữu ích
    anthuylaw (24/05/2017)
  • #454413   24/05/2017

    anthuylaw
    anthuylaw
    Top 50
    Female
    Lớp 9

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:29/04/2017
    Tổng số bài viết (1322)
    Số điểm: 11747
    Cảm ơn: 252
    Được cảm ơn 273 lần


    cảm ơn bạn đã góp ý, vì câu hỏi này người ta hỏi mình nên mình gửi lại nguyên văn, lần sau mình sẽ để ý hơn. 

    Mình hiểu Điều 31 BL LĐ 2012 thì người sử dụng lao động có quyền chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp hợp đồng. nhưng mình có thắc mắc là việc chuyển người lao động làm ở địa điểm khác sẽ có sự khác biệ với chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng theo Điều này. Không biết ý kiến của bạn như thế nào?

    Không có gì là không thể.

     
    Báo quản trị |  
  • #454910   28/05/2017

    minhlong3110
    minhlong3110
    Top 500
    Male
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:20/03/2014
    Tổng số bài viết (249)
    Số điểm: 4125
    Cảm ơn: 84
    Được cảm ơn 157 lần


    Việc công ty chuyển bạn ra làm ở Phú Quốc, nếu trong hợp đồng lao động bạn đã ký với công ty có quy đinh điều khoản này thì công ty thực hiện là đúng, trường hợp không có quy định trong hợp đồng lao động của bạn đã ký thì công ty đã vi phạm pháp luật, vấn đề này căn cứ để xác định nội dung trong hợp đồng được quy định tại điều 23 Bộ Luật lao động 2012 và được hướng dẫn tại điều 4 Nghị định 05/2015-NĐ-CP

    "Điều 23. Nội dung hợp đồng lao động
     
    1. Hợp đồng lao động phải có những nội dung chủ yếu sau đây:
     
    a) Tên và địa chỉ người sử dụng lao động hoặc của người đại diện hợp pháp;
     
    b) Họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, địa chỉ nơi cư trú, số chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ hợp pháp khác của người lao động;
     
    c) Công việc và địa điểm làm việc;
     
    d) Thời hạn của hợp đồng lao động;
     
    đ) Mức lương, hình thức trả lương, thời hạn trả lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác;
     
    e) Chế độ nâng bậc, nâng lương;
     
    g) Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi;
     
    h) Trang bị bảo hộ lao động cho người lao động;
     
    i) Bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế;
     
    k) Đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề.
     
    2. Khi người lao động làm việc có liên quan trực tiếp đến bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ theo quy định của pháp luật, thì người sử dụng lao động có quyền thỏa thuận bằng văn bản với người lao động về nội dung, thời hạn bảo vệ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ, quyền lợi và việc bồi thường trong trường hợp người lao động vi phạm.
     
    3. Đối với người lao động làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp thì tùy theo loại công việc mà hai bên có thể giảm một số nội dung chủ yếu của hợp đồng lao động và thỏa thuận bổ sung nội dung về phương thức giải quyết trong trường hợp thực hiện hợp đồng chịu ảnh hưởng của thiên tai, hoả hoạn, thời tiết.
     
    4. Nội dung của hợp đồng lao động đối với người lao động được thuê làm giám đốc trong doanh nghiệp có vốn của Nhà nước do Chính phủ quy định."
     
    "Điều 4. Nội dung hợp đồng lao động
     
    Nội dung chủ yếu của hợp đồng lao động tại Khoản 1 Điều 23 của Bộ luật Lao động được quy định như sau:
     
    1. Tên và địa chỉ của người sử dụng lao động được quy định như sau:
     
    a) Tên doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, hợp tác xã, hộ gia đình thuê mướn, sử dụng lao động theo hợp đồng lao động theo giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, hợp tác xã hoặc giấy chứng nhận đầu tư hoặc quyết định thành lập cơ quan, tổ chức; trường hợp là cá nhân thuê mướn sử dụng lao động thì ghi họ và tên người sử dụng lao động theo chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu được cấp;
     
    b) Địa chỉ của doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, hợp tác xã, hộ gia đình, cá nhân thuê mướn, sử dụng lao động theo giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, hợp tác xã hoặc giấy chứng nhận đầu tư hoặc quyết định thành lập cơ quan, tổ chức theo quy định của pháp luật;
     
    c) Họ và tên, ngày tháng năm sinh, số chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu, địa chỉ nơi cư trú, chức danh trong doanh nghiệp, tổ chức, hợp tác xã, hộ gia đình thuê mướn, sử dụng lao động của người giao kết hợp đồng lao động bên phía người sử dụng lao động theo quy định tại Khoản 1 Điều 3 Nghị định này.
     
    2. Số chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ hợp pháp khác của người lao động được quy định như sau:
     
    a) Số chứng minh nhân dân hoặc số hộ chiếu do cơ quan có thẩm quyền cấp của người lao động;
     
    b) Số giấy phép lao động, ngày tháng năm cấp, nơi cấp giấy phép lao động của cơ quan có thẩm quyền cấp đối với lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam;
     
    c) Văn bản đồng ý việc giao kết hợp đồng lao động của người đại diện theo pháp luật đối với người lao động từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi;
     
    d) Họ và tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, địa chỉ nơi cư trú, số chứng minh nhân dân hoặc số hộ chiếu của người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi;
     
    đ) Văn bản của người dưới 15 tuổi đồng ý để người đại diện theo pháp luật của mình giao kết hợp đồng lao động.
     
    3. Công việc và địa điểm làm việc được quy định như sau:
     
    a) Công việc: Công việc mà người lao động phải thực hiện;
     
    b) Địa điểm làm việc của người lao động: Phạm vi, địa điểm người lao động làm công việc đã thỏa thuận; trường hợp người lao động làm việc ở nhiều địa điểm khác nhau thì ghi các địa điểm chính người lao động làm việc.
     
    4. Thời hạn của hợp đồng lao động: Thời gian thực hiện hợp đồng lao động (số tháng hoặc số ngày), thời điểm bắt đầu và thời điểm kết thúc thực hiện hợp đồng lao động (đối với hợp đồng lao động xác định thời hạn hoặc hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định); thời điểm bắt đầu thực hiện hợp đồng lao động (đối với hợp đồng lao động không xác định thời hạn).
     
    5. Mức lương, hình thức trả lương, thời hạn trả lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác được quy định như sau:
     
    a) Mức lương, phụ cấp lương, các khoản bổ sung khác xác định theo quy định tại Khoản 1 Điều 21 Nghị định này;
     
    b) Hình thức trả lương xác định theo quy định tại Điều 94 của Bộ luật Lao động;
     
    c) Kỳ hạn trả lương do hai bên xác định theo quy định tại Điều 95 của Bộ luật Lao động.
     
    6. Chế độ nâng ngạch, nâng bậc, nâng lương: Điều kiện, thời gian, thời điểm, mức lương sau khi nâng bậc, nâng lương mà hai bên đã thỏa thuận.
     
    7. Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi được quy định như sau:
     
    a) Thời giờ làm việc trong ngày, trong tuần; ca làm việc; thời điểm bắt đầu và thời điểm kết thúc của ngày, tuần hoặc ca làm việc; số ngày làm việc trong tuần; làm thêm giờ và các điều khoản liên quan khi làm thêm giờ;
     
    b) Thời gian, thời điểm bắt đầu, thời điểm kết thúc nghỉ trong giờ làm việc; thời gian nghỉ hằng tuần, nghỉ hằng năm, nghỉ lễ, tết, nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương.
     
    8. Trang bị bảo hộ lao động cho người lao động: Ghi cụ thể số lượng, chủng loại, chất lượng và thời hạn sử dụng của từng loại trang bị bảo hộ lao động theo quy định của người sử dụng lao động.
     
    9. Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp và bảo hiểm y tế được quy định như sau:
     
    a) Tỷ lệ % tính trên tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế thuộc trách nhiệm của người sử dụng lao động và của người lao động theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế;
     
    b) Phương thức đóng, thời gian đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế của người sử dụng lao động và của người lao động.
     
    10. Đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề của người lao động trong quá trình thực hiện hợp đồng: Quyền, nghĩa vụ của người sử dụng lao động và người lao động trong việc đảm bảo thời gian, kinh phí đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề.
     
    11. Các nội dung khác liên quan đến thực hiện nội dung mà hai bên thỏa thuận."
     
    Còn việc công ty tinh giảm biên chế có hỗ trợ và báo trước 30 ngày là đúng với quy định của pháp luật (do loại hợp đồng bạn đã ký với công ty là loại hợp đồng có thời hạn)

    Người đang làm, trời đang nhìn, pháp luật đang điều chỉnh

     
    Báo quản trị |