Có được chấm dứt hợp đồng lao động với người không đủ sức khoẻ làm việc không?

Chủ đề   RSS   
  • #547793 31/05/2020

    tranghuyenle

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:31/05/2020
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 35
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Có được chấm dứt hợp đồng lao động với người không đủ sức khoẻ làm việc không?

    Công ty tôi có 1 lao động nam làm công việc lao động trực tiếp, cần sức khoẻ để làm được công việc do Công ty giao cho.Tuy nhiên, hiện nay sức khoẻ của người công nhân này quá yếu không làm được công việc kỹ thuật cần sức lao động, do anh này bị tai nạn giao thông ngoài giờ làm việc, gãy xương bàn chân, khó di chuyển, sức khoẻ luôn trong tình trạng yếu. 
    Tôi xin hỏi Doanh nghiệp có được sa thải, chấm dứt hợp đồng lao động (thuộc HĐLĐ không xác định thời hạn) đối với Công nhân này hay không?
    Tôi đã nghiên cứu Luật Lao động, Nghị định 05/2015/NĐ-CP về HĐLĐ, và một số văn bản khác nhưng không thấy có hình thức nào áp dụng hợp lý. Doanh nghiệp có cử người lao động đị giám định sức khoẻ được không? Để có căn cứ chính xác, đúng pháp luật cần thiết để Công ty chấm dứt HĐLĐ đối với người này thì Công ty phải thực hiện các bước như thế nào? Do Công ty không bố trí làm việc khác được, vì đi làm cần có sức khoẻ tối thiểu để tham gia lao động, làm việc thì mới có cơ sở trả lương. 
     
    3900 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #547816   31/05/2020

    thuychichu
    thuychichu
    Top 50
    Female
    Lớp 9

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:16/05/2017
    Tổng số bài viết (1433)
    Số điểm: 12415
    Cảm ơn: 63
    Được cảm ơn 282 lần


    Theo mình, trường hợp này người này không thuộc trường hợp phải sa thải theo Điều 126 Bộ luật lao động 2012 nên không thể áp dụng hình thức sa thải (sa thải là một hình thức kỷ luật, chỉ khi nào NLĐ vi phạm kỷ luật thì mới có thể xem xét sa thải, chứ không thể chỉ vì sức khỏe của NLĐ mà sa thải).

    Tương tự, trường hợp này cũng không thuộc điều 38 Bộ luật lao động, do đó công ty cũng không thể đơn phương chấm dứt HĐLĐ với NLĐ.

    Hiện tại, nếu người lao động không còn đủ sức khỏe thì doanh nghiệp nên thỏa thuận với người lao động về việc chấm dứt HĐLĐ, nếu không thỏa thuận được mà DN vẫn muốn chấm dứt HĐLĐ thì doanh nghiệp có thể làm theo hướng là ghi nhận định mức công việc mà người này đang làm, theo dõi trong thời gian tới để xác định rằng NLĐ không hoàn thành công việc. 

    Từ đó, công ty mới có thể đơn phương chấm dứt HĐLĐ với họ theo căn cứ tại điểm a khoản 1 Điều 38 Bộ luật lao động 2012 và khoản 1 Điều 12 Nghị định 05/2015/NĐ-CP.

    Việc giám định sức khỏe trong trường hợp này cũng không mang lại kết quả, vì thực tế nếu vấn đề sức khỏe không phải cơ sở để doanh nghiệp đơn phương chấm dứt HĐLĐ theo Điều 38 Bộ luật lao động 2012. Ví dụ người lao động khi khám sức khỏe yếu nhưng thực tế họ vẫn đảm bảo hoàn thành công việc được giao thì vẫn được.

     
    Báo quản trị |  
  • #548047   31/05/2020

    tranghuyenle viết:

    Công ty tôi có 1 lao động nam làm công việc lao động trực tiếp, cần sức khoẻ để làm được công việc do Công ty giao cho.Tuy nhiên, hiện nay sức khoẻ của người công nhân này quá yếu không làm được công việc kỹ thuật cần sức lao động, do anh này bị tai nạn giao thông ngoài giờ làm việc, gãy xương bàn chân, khó di chuyển, sức khoẻ luôn trong tình trạng yếu. 
    Tôi xin hỏi Doanh nghiệp có được sa thải, chấm dứt hợp đồng lao động (thuộc HĐLĐ không xác định thời hạn) đối với Công nhân này hay không?
    Tôi đã nghiên cứu Luật Lao động, Nghị định 05/2015/NĐ-CP về HĐLĐ, và một số văn bản khác nhưng không thấy có hình thức nào áp dụng hợp lý. Doanh nghiệp có cử người lao động đị giám định sức khoẻ được không? Để có căn cứ chính xác, đúng pháp luật cần thiết để Công ty chấm dứt HĐLĐ đối với người này thì Công ty phải thực hiện các bước như thế nào? Do Công ty không bố trí làm việc khác được, vì đi làm cần có sức khoẻ tối thiểu để tham gia lao động, làm việc thì mới có cơ sở trả lương. 

    Để xử lý sa thải cần có căn cứ tại Điều 126 Bộ luật lao động 2012 => Trường hợp không thuộc diện được xử lý sa thải.

    Ở đây, bạn lưu ý quy định tại Điều 38 Bộ luật lao động 2012, bạn có thể kiểm tra và vận dụng 2 trường hợp sau:

    - Người lao động thường xuyên không hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động. Người sử dụng lao động phải quy định cụ thể tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thành công việc trong quy chế của doanh nghiệp, làm cơ sở đánh giá người lao động thường xuyên không hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động. Quy chế đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ do người sử dụng lao động ban hành sau khi có ý kiến của tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở.

    - Người lao động bị ốm đau, tai nạn đã điều trị 12 tháng liên tục đối với người làm theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, đã điều trị 06 tháng liên tục, đối với người lao động làm theo hợp đồng lao động xác định thời hạn và quá nửa thời hạn hợp đồng lao động đối với người làm theo hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng mà khả năng lao động chưa hồi phục.

     
    Báo quản trị |