Có được cầm cố quyền sử dụng đất không?

Chủ đề   RSS   
  • #394049 28/07/2015

    bienlc

    Male
    Mầm

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:05/06/2015
    Tổng số bài viết (35)
    Số điểm: 585
    Cảm ơn: 3
    Được cảm ơn 10 lần


    Có được cầm cố quyền sử dụng đất không?

    Theo mình Điều 322 khoản 2 BLDS 2005 quy định: “Quyền sử dụng đất được dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự theo quy định của Bộ luật này và pháp luật về đất đai”. Theo đó Luật Đất đai hiện hành (Luật năm 2013) quy định người sử dụng đất có hai nhóm quyền, nhóm quyền chung và nhóm quyền cụ thể. Nhóm quyền chung được quy định tại Điều 166, theo đó người sử dụng đất có 7 quyền; nhóm quyền cụ thể được quy định tại Điều 167, theo đó người sử dụng đất có 8 quyền, cụ thể được quy định như sau:
    Điều 166. Quyền chung của người sử dụng đất
    1. Được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
    2. Hưởng thành quả lao động, kết quả đầu tư trên đất.
    3. Hưởng các lợi ích do công trình của Nhà nước phục vụ việc bảo vệ, cải tạo đất nông nghiệp.
    4. Được Nhà nước hướng dẫn và giúp đỡ trong việc cải tạo, bồi bổ đất nông nghiệp.
    5. Được Nhà nước bảo hộ khi người khác xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp về đất đai của mình.
    6. Được bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất theo quy định của Luật này.
    7. Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện về những hành vi vi phạm quyền sử dụng đất hợp pháp của mình và những hành vi khác vi phạm pháp luật về đất đai.
    Điều 167 quy đinh: Quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp, góp vốn quyền sử dụng đất (việc thực hiện các quyền này phải đúng theo quy định của Luật Đất đai và các quy định khác của pháp luật).
    Như vậy pháp luật về đất đai và BLDS 2005 không cấm cầm cố quyền sử dụng đất, về nguyên tắc ta được làm những gì mà pháp luật không cấm theo tinh thần tại Điều 123 BLDS 2005. Tuy nhiên trong giao dịch bảo đảm các bên có lập hợp đồng bảo đảm để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ dân sự nhất là bảo đảm nghĩa vụ bằng quyền sử dụng đất thì các bên phải phải giao kết hợp đồng. Mà hợp đồng là một phần của giao dịch, nếu liên quan đến hợp đồng thì phải áp dụng quy định riêng, cụ thể tại Điều 389 khoản 1 BLDS 2005 quy định nguyên tắc giao kết hợp đồng là không được trái với pháp luật. Không trái pháp luật là không được làm nững gì pháp luật cấm  hay được hiểu là làm những gì mà pháp luật quy định. Do đó, pháp luật không quy định được cầm cố quyền sử dụng đất thì quyền sử dụng đất không được cầm cố.

    Đó chỉ là quan điểm cá nhân, thực tế dự thảo BLDS 2005 có quy đinh được cầm cố quyền sử dụng đất. Vậy quyền sử dụng đất có được cầm cố không? Mọi người góp ý giúp với. 

    Lê Biển

    [T]: 093 858 3436

    [E]: bienls18@gmail.com

     
    33233 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn bienlc vì bài viết hữu ích
    MayDuong (14/09/2018)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #394055   28/07/2015

    phamcuong1080
    phamcuong1080

    Mầm

    Kiên Giang, Việt Nam
    Tham gia:06/11/2014
    Tổng số bài viết (75)
    Số điểm: 780
    Cảm ơn: 11
    Được cảm ơn 26 lần


    Chào bạn!

    Vấn đề này minh xin trao đổi với bạn như sau:

     Về giao dịch dân sự thì bạn nên lưu ý:

    * Cầm cố là Động sản.

    * Thế chấp là Bất động sản.

    (Theo BLDS 2005)

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn phamcuong1080 vì bài viết hữu ích
    luongconghanh (23/09/2017)
  • #394062   28/07/2015

    hungmaiusa
    hungmaiusa
    Top 10
    Cao Đẳng

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:22/06/2013
    Tổng số bài viết (4119)
    Số điểm: 30115
    Cảm ơn: 963
    Được cảm ơn 1985 lần


    Chào bạn.

    "Điều 167 quy đinh: Quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp, góp vốn quyền sử dụng đất"

    Đồng thời, luật đất đai có quy định các giao dịch (hợp đồng) về nhà đất phải được công chứng và chứng thực.

    Các cơ quan có thẩm quyền công chứng và chứng thực thì chỉ được làm những gì mà pháp luật cho phép, nên họ sẽ không công chứng hoặc chứng thực cho HĐ cầm cố của bạn. 

     
    Báo quản trị |  
  • #394103   28/07/2015

    bienlc
    bienlc

    Male
    Mầm

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:05/06/2015
    Tổng số bài viết (35)
    Số điểm: 585
    Cảm ơn: 3
    Được cảm ơn 10 lần


    #phamcuong1080  cảm ơn bạn đã gióp ý nhưng BLDS 2005 không có điều khoản nào quy định "Cầm cố là động sản. Thế chấp là bất động sản" như bạn nói. Mà điểm khác nhau cơ bản giữa cầm cố và thuế chấp tài sản là vấn đề về chuyển giao tài sản.

    #hungmaiusa Rất cảm ơn những ý kiến thực tế của bạn. Cũng có nhiều lập luận cho rằng pháp luật hiện hành cho phép dùng QSD đất cầm cố mà mình cũng cần tìm hiểu. Khi đó với lý do công dân được làm những gì mà pháp luật không cấm (trong khi đó pháp luật về đất đai cũng như BLDS không cấm cầm cố QSD đất). Hơn nữa QSD đất cũng là một loại tài sản thuộc quyền tài sản và có thể chuyển giao (chuyển giao quyền chiếm hữu, sử dụng) nên theo quy định tại Điều 322 khoản 2 BLDS 2005 "Quyền sử dụng đất được dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự theo quy định của Bộ luật này và pháp luật về đất đai" có thể hiểu là pháp luật cho phép cầm cố QSD đất. Lập luận này có được coi là hợp lý không khi vi phạm nguyên tắc về tài sản dùng để bảo đảm nghĩa vụ dân sự (tài sản dùng để bảo đảm nghĩa vụ dân sự phải thuộc sỡ hữu của bên bảo đẩm và được phép giao dịch) vì theo quy định của Luật đát đai hiện hành QSD đất thuộc sỡ hữu của toàn dân chứ không phải của cá nhân nào.

    Lê Biển

    [T]: 093 858 3436

    [E]: bienls18@gmail.com

     
    Báo quản trị |  
  • #394175   28/07/2015

    hungmaiusa
    hungmaiusa
    Top 10
    Cao Đẳng

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:22/06/2013
    Tổng số bài viết (4119)
    Số điểm: 30115
    Cảm ơn: 963
    Được cảm ơn 1985 lần


     

    bienlc viết:

     

    Khi đó với lý do công dân được làm những gì mà pháp luật không cấm (trong khi đó pháp luật về đất đai cũng như BLDS không cấm cầm cố QSD đất). Hơn nữa QSD đất cũng là một loại tài sản thuộc quyền tài sản và có thể chuyển giao (chuyển giao quyền chiếm hữu, sử dụng) nên theo quy định tại Điều 322 khoản 2 BLDS 2005 "Quyền sử dụng đất được dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự theo quy định của Bộ luật này và pháp luật về đất đai" có thể hiểu là pháp luật cho phép cầm cố QSD đất. Lập luận này có được coi là hợp lý không khi vi phạm nguyên tắc về tài sản dùng để bảo đảm nghĩa vụ dân sự (tài sản dùng để bảo đảm nghĩa vụ dân sự phải thuộc sỡ hữu của bên bảo đẩm và được phép giao dịch) vì theo quy định của Luật đát đai hiện hành QSD đất thuộc sỡ hữu của toàn dân chứ không phải của cá nhân nào.

     

     

    Theo bạn.

    +"QSD đất cũng là một loại tài sản thuộc quyền tài sản và có thể chuyển giao (chuyển giao quyền chiếm hữu, sử dụng)"

    Hiện nay nhà nước chỉ cấp giấy chứng nhận quyền sủ dụng chứ không có quyền định đoạt.

    Một phần của quyền định đoạt được giao cho người sử dụng thông qua luật đất đai; luật đất đai ban hành càng về sau thì NSDĐ càng có nhiều quyền hơn. Tuy nhiên, chưa có quyền định đọat hoàn toàn của người chủ sở hữu.

    +"Quyền sử dụng đất được dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự theo quy định của Bộ luật này và pháp luật về đất đai"

     Như vậy nếu luật đất đai có quy định thì phải áp dụng luật chuyên ngành là luật đất đai; Theo luật đất đai thì không có quyền cầm cố...dù thực tế thì có không ít người cầm cố đất.

    Cập nhật bởi hungmaiusa ngày 28/07/2015 05:55:20 CH
     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn hungmaiusa vì bài viết hữu ích
    hamyillustration (10/10/2017)
  • #492229   21/05/2018

    bạn có nhầm lẫn với đất đai ( thuộc sở hữu toàn dân) và quyền sử dụng đất (thuộc sỡ hữu tư nhân) không bạn @@

     
    Báo quản trị |  
  • #492236   21/05/2018

    Wizardma
    Wizardma
    Top 500
    Male
    Lớp 1

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:13/07/2015
    Tổng số bài viết (212)
    Số điểm: 2510
    Cảm ơn: 19
    Được cảm ơn 127 lần
    Moderator

    Dear all!

    Thực ra vấn đề của chủ thớt chỉ mong muốn giải thích về mặt lý luận thôi. Và về mặt lý luận thì không ai cầm cố quyền tài sản cả. Vì quyền tài sản gắn với nhân thân nên không có việc chuyển giao khi thực hiện việc cầm cố mà đã không chuyển giao được thì đương nhiên không thể thực hiện việc cầm cố quyền sử dụng đất được.

    Cầm cố chỉ áp dụng đối với tài sản cầm cố là vật (cầm, nắm, sờ, lưu giữ được)

    Luật sư - Trọng tài viên trung tâm trọng tài thương mại Công Lý Việt Nam (VIETJAC)

    Nguyễn Ngọc Anh

    Email: ngocanhlawyer@gmail.com

    Mobile: 0982502577

     
    Báo quản trị |  
  • #492303   22/05/2018

    bạn ơi, bạn có 3 lỗi sai rồi, thứ 1: quyền tài sản không nhất thiết gắn với nhân thân (luật dân sự định nghĩa quyền tài sản không có nhắc đến yếu tố nhân thân), và có thể chuyển giao được hoặc không, vđ như quyền đòi nợ theo hđ, hoặc quyền tài sản đối với đối tượng sở hữu trí tuệ ( quyền này không nhất thiết phải gắn với nhân thân ccuar người sở hữu quyền). Thứ 2: thực tế vẫn tồn tại cầm cố quyên sử dụng đất. vd :https://danluat.thuvienphapluat.vn/banan/default.aspx?q=c%E1%BA%A7m+c%E1%BB%91&PageIndex=2 . Thứ 3, luật không giới hạn tài sản cầm cố, và trên thực tế có cầm cố thẻ ngân hàng (thực chất là quyền tài sản đối với số dư trong thẻ chứ không thể là cái thẻ vật chất), như vậy vẫn tồn tại cầm cố đối với tài sản vô hình (thực tế, luật của pháp có ghi nhận cầm cố động sản vô hình - bao gồm quyền tài sản).

    Cập nhật bởi khoaluatTDTU ngày 22/05/2018 01:46:51 CH
     
    Báo quản trị |  
  • #502207   14/09/2018

    Theo quy định tại khoản 2 điều 310 Bộ luật Dân sự 2015 thì bất động sản vẫn là đối tượng được quyền cầm cố. 

    "Trường hợp bất động sản là đối tượng của cầm cố theo quy định của luật thì việc cầm cố bất động sản có hiệu lực đối kháng với người thứ ba kể từ thời điểm đăng ký."

    Ngoài ra theo quy định thì tài sản bảo đảm là tài sản đáp ứng điều kiện tại điều 295:

    "1. Tài sản bảo đảm phải thuộc quyền sở hữu của bên bảo đảm, trừ trường hợp cầm giữ tài sản, bảo lưu quyền sở hữu.

    2. Tài sản bảo đảm có thể được mô tả chung, nhưng phải xác định được.

    3. Tài sản bảo đảm có thể là tài sản hiện có hoặc tài sản hình thành trong tương lai.

    4. Giá trị của tài sản bảo đảm có thể lớn hơn, bằng hoặc nhỏ hơn giá trị nghĩa vụ được bảo đảm."

    Và theo định nghĩa tại điều 105 thì Tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản, trong đó quyền tài sản có bao gồm quyền sử dụng đất. 

     
    Báo quản trị |