Có được bắt người lao động cam kết phải làm việc lâu dài?

Chủ đề   RSS   
  • #456641 08/06/2017

    thuytrang95
    Top 500
    Female


    Đăk Lăk, Việt Nam
    Tham gia:15/05/2017
    Tổng số bài viết (233)
    Số điểm: 2190
    Cảm ơn: 25
    Được cảm ơn 91 lần


    Có được bắt người lao động cam kết phải làm việc lâu dài?

    Nhiều người thắc mắc, khi giao kết hợp đồng lao động công ty bắt phải cam kết làm việc trong một thời gian nhất định (5 năm, 10 năm...), nếu nghỉ sớm thì phải bổi thường cho công ty. Theo ý kiến của các bạn như vậy là đúng hay sai?

    Việc người sử dụng lao động bắt người lao động cam kết làm việc lâu dài tại công ty có thể chia hai trường hợp như sau:

    1/ Được

    Được trong trường hợp nếu trong quá trình làm việc công ty có tiến hành đào tạo nghề, nâng cao tay nghề cho người lao động bằng kinh phí của công ty.

    Trường hợp này hai bên được phép ký hợp đồng đào tạo nghề trong đó có cam kết người lao động pháo làm việc cho người sử dụng lao động sau thời gian đào tạo (làm bao lâu là theo cam kết của hai bên). Trong trường hợp người lao động nghỉ trước thời gian cam kết thì sẽ phải bồi thường chi phí đào tạo cho người sử dụng lao động.

    Cụ thể về hợp đồng đào tạo nghề được quy định tại Điều 62 Bộ luật lao động 2012.

    2/ Không được

    Hợp đồng đó không phải thuộc trường hợp trên mà là cam kết buộc người lao động làm việc lâu dài. Với trườn hợp này thì cam kết đó đã hạn chế quyền của người lao động, cụ thể là quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng theo quy định tại Điều 5 Bộ luật lao động 2012

    " Điều 5

    1. Người lao động có các quyền sau đây:

    a) Làm việc, tự do lựa chọn việc làm, nghề nghiệp, học nghề, nâng cao trình độ nghề nghiệp và không bị phân biệt đối xử;

    b) Hưởng lương phù hợp với trình độ kỹ năng nghề trên cơ sở thoả thuận với người sử dụng lao động; được bảo hộ lao động, làm việc trong điều kiện bảo đảm về an toàn lao động, vệ sinh lao động; nghỉ theo chế độ, nghỉ hằng năm có lương và được hưởng phúc lợi tập thể;

    c) Thành lập, gia nhập, hoạt động công đoàn, tổ chức nghề nghiệp và tổ chức khác theo quy định của pháp luật; yêu cầu và tham gia đối thoại với người sử dụng lao động, thực hiện quy chế dân chủ và được tham vấn tại nơi làm việc để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình; tham gia quản lý theo nội quy của người sử dụng lao động;

    d) Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định của pháp luật;[...].

    - Hợp đồng trong trường hợp này sẽ bị vô hiệu hóa theo quy định tại Điều 50 Bộ luật lao động 2012.

    " Điều 50. Hợp đồng lao động bị vô hiệu

    1. Hợp đồng lao động vô hiệu toàn bộ khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

    a) Toàn bộ nội dung của hợp đồng lao động trái pháp luật;

    b) Người ký kết hợp đồng lao động không đúng thẩm quyền;

    c) Công việc mà hai bên đã giao kết trong hợp đồng lao động là công việc bị pháp luật cấm;

    d) Nội dung của hợp đồng lao động hạn chế hoặc ngăn cản quyền thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn của người lao động.

    2. Hợp đồng lao động vô hiệu từng phần khi nội dung của phần đó vi phạm pháp luật nhưng không ảnh hưởng đến các phần còn lại của hợp đồng.

    3. Trong trường hợp một phần hoặc toàn bộ nội dung của hợp đồng lao động quy định quyền lợi của người lao động thấp hơn quy định trong pháp luật về lao động, nội quy lao động, thoả ước lao động tập thể đang áp dụng hoặc nội dung của hợp đồng lao động hạn chế các quyền khác của người lao động thì một phần hoặc toàn bộ nội dung đó bị vô hiệu."

     
    20300 | Báo quản trị |  
    3 thành viên cảm ơn thuytrang95 vì bài viết hữu ích
    myduyen1312 (09/06/2017) thuychichu (08/06/2017) taigioi1995 (08/06/2017)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #456659   08/06/2017

    taigioi1995
    taigioi1995
    Top 500
    Male
    Lớp 5

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:10/10/2014
    Tổng số bài viết (213)
    Số điểm: 6302
    Cảm ơn: 153
    Được cảm ơn 179 lần


    Hi bạn, mình nghỉ la được bởi vì hợp đồng lao động cũng là một dạng hợp đồng cũng đều là sự thoả thuận của các bên tham gia quan hệ hợp đồng. Thì việc thoả thuận như thế trong hợp đồng của 2 bên là điều hoàn toàn hợp lý và có thể thực hiện được. :D

     
    Báo quản trị |  
  • #456689   08/06/2017

    thuychichu
    thuychichu
    Top 50
    Female
    Lớp 9

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:16/05/2017
    Tổng số bài viết (1433)
    Số điểm: 12415
    Cảm ơn: 63
    Được cảm ơn 282 lần


    Chào bạn, trong vấn đề này thì mình cũng nghĩ là được. Bởi khi bỏ ra khoản chi phí đào tạo nghề, 2 bên có quyền cùng thỏa thuận cam kết hợp đồng cho phù hợp với nguyện vọng của hai bên. Tất nhiên khi đã cam kết mà không thực hiện, thì người lao động sẽ có nghĩa vụ bồi thường. Tuy nhiên trường hợp do lỗi của bên sử dụng lao động dẫn đến phải nghỉ việc trước thời hạn thì xử lý thế nào nhỉ? Có phải nghỉ không cần bồi thường?

     
    Báo quản trị |  
  • #456703   09/06/2017

    nguyentrongtan188
    nguyentrongtan188
    Top 500
    Male
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:26/05/2017
    Tổng số bài viết (180)
    Số điểm: 2319
    Cảm ơn: 47
    Được cảm ơn 65 lần


    Chào bạn Trang,

    mình thì thấy thế này: quan hệ lao động là quan hệ được xây dựng dựa trên sự thỏa thuận của cá nhân người lao động với người sử dụng lao động mà, nên mình nghĩ đối với quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ này là bình đẳng,  việc người lao động phải cam kết làm việc cho người sử dụng lao động trong khoảng thời gian bao nhiêu năm đó cũng là sự thỏa thuận, dựa trên ý chí của người lao động. Vì vậy, về mặt pháp luật thì không thể coi đó là quyền của người sử dụng lao động được. 

     
    Báo quản trị |  
  • #456795   09/06/2017

    thuytrang95
    thuytrang95
    Top 500
    Female


    Đăk Lăk, Việt Nam
    Tham gia:15/05/2017
    Tổng số bài viết (233)
    Số điểm: 2190
    Cảm ơn: 25
    Được cảm ơn 91 lần


    Chào các bạn. Cảm ơn góp ý của các bạn. Mình vẫn giữ quan điểm của mình là việc cam kết làm việc được xem là thỏa thuận của các bên, tuy nhiên thỏa thuận này đã làm hạn chế quyền của người lao động. GIả sử trong trường hợp người sử dụng lao động có những hành vi bóc lột, xúc phạm người lao động khiến người lao động muốn đơn phương chấm dứt hợp đồng nhưng lại không được vì ràng buộc bởi cam kết, như vậy là không công bằng với người lao động.

     
    Báo quản trị |  
  • #456812   09/06/2017

    myduyen1312
    myduyen1312
    Top 500
    Female
    Chồi

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:19/11/2014
    Tổng số bài viết (177)
    Số điểm: 1315
    Cảm ơn: 184
    Được cảm ơn 38 lần


    Khoan xét đến góc độ pháp luật, mình nghĩ việc này là không cần thiết. Như bạn có đề cập ở trên thì người lao động có quyền làm việc, tự do lựa chọn việc làm, nghề nghiệp, học nghề, nâng cao trình độ nghề nghiệp và không bị phân biệt đối xử. Trường hợp công việc không như kỳ vọng của người lao động, họ bị bóc lột sức lao động... thì việc cam kết làm việc lâu dài sẽ gây bất lợi cho NLĐ. Chưa kể  hợp đồng lao động là thỏa thuận giữa 2 bên, không nên mang tính ép buộc ở đây.

    be positive always

     
    Báo quản trị |