Cổ đông sáng lập trong công ty cổ phần chuyển đổi từ công ty TNHH

Chủ đề   RSS   
  • #541371 18/03/2020

    Cổ đông sáng lập trong công ty cổ phần chuyển đổi từ công ty TNHH

    Công ty mình hiện đang thực hiện thủ tục chuyển đổi công ty TNHH 2 thành viên sang công ty cổ phần. Các bạn có thể cho ý kiến giúp mình về vấn đề sau được k ạ?

    Thứ nhất: Hiện công ty mình có 8 cổ đông sáng lập, trong đó có Giám đốc cty mình. Sếp mình muốn sở hữu cổ phần ưu đãi biểu quyết thôi có được không hay bắt buộc sếp mình phải có ít nhất 1 cổ phần phổ thông. Biết rằng tất cả các cổ đông còn lại đã đăng ký mua > 20% tổng số cổ phần phổ thông theo khoản 2 Điều 119 LDN 2014.

    Thứ hai: Về hiệu lực của CPPT và CPUDBQ được tính từ khi cty mình có giấy CNĐKDN CTCP hay từ khi còn là CT TNHH. Mình đã có câu trả lời và đã giải thích với Sếp mình (Người nước ngoài). Nhưng để tăng tính thuyết phục, cơ sở chắc chắn hơn mong các bạn cùng thảo luận nhé!

    Mình cám ơn.

     
    1863 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn huynhmyxinh0123456789 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (18/03/2020)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #543928   20/04/2020

    thanghi.info
    thanghi.info
    Top 150
    Male
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:21/02/2020
    Tổng số bài viết (510)
    Số điểm: 3432
    Cảm ơn: 41
    Được cảm ơn 98 lần


    Giải đáp: Cổ đông sáng lập trong công ty cổ phần chuyển đổi từ công ty TNHH

    Thứ nhất, về việc cổ đông sáng lập chỉ nắm giữa cổ phần ưu đãi quyết quyết mà không giữ cổ phần phổ thông có được không?

    Theo quy định tại Khoản 2 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2014 thì "Cổ đông là cá nhân, tổ chức sở hữu ít nhất một cổ phần của công ty cổ phần".

    Do đó, theo quy định trên thì cá nhân,tổ chức sở hữu ít nhất một cổ phần của Công ty cổ phần thì sẽ được coi là Cổ đông của công ty.

    Tuy nhiên, theo quy định tại Khoản 2 Điều 119 Luật Doanh nghiệp 2014 thì Các cổ đông sáng lập phải cùng nhau đăng ký mua ít nhất 20% tổng số cổ phần phổ thông được quyền chào bán tại thời điểm đăng ký doanh nghiệp. Do đó, đối với cổ đông sáng lập thì bắt buộc phải nắm giữ ít nhất một cổ phần phổ thông (nhưng phải đảm bảo tổng số cổ phần phổ thông mà các cổ đông sáng lập đăng ký mua ít nhất là 20% trên tổng số cổ phần phổ thông của Công ty).

    Vì vậy, cổ đông sáng lập chỉ nắm giữa cổ phần ưu đãi quyết quyết mà không giữ cổ phần phổ thông thì sẽ KHÔNG đáp ứng điều kiện tại Khoản 2 Điều 119 Luật Doanh nghiệp 2014.

    Lưu ý: Công ty cổ phần được chuyển đổi từ công ty trách nhiệm hữu hạn thì không nhất thiết phải có cổ đông sáng lập. Trường hợp không có cổ đông sáng lập, Điều lệ công ty cổ phần trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp phải có chữ ký của người đại diện theo pháp luật hoặc các cổ đông phổ thông của công ty đó. (Theo quy định tại Khoản 1 Điều 119 Luật Doanh nghiệp 2014).

    Thứ hai, hiệu lực của cổ phần phổ thông và cổ phần ưu đãi biểu quyết được tính từ khi nào? 

    - Cổ phần phổ thông: có hiệu lực kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Bởi vì, trước khi là Công ty Cổ phần thì doanh nghiệp bạn vẫn là Công ty TNHH thì thì chưa tồn tại Cổ phần.

    - Cổ phần ưu đãi biểu quyết của cổ đông sáng lập chỉ có hiệu lực trong 03 năm, kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Sau thời hạn đó, cổ phần ưu đãi biểu quyết của cổ đông sáng lập chuyển đổi thành cổ phần phổ thông. (Theo quy định tại Khoản 3 Điều 113 Luật Doanh nghiệp 2014).

     
    Báo quản trị |