Chào bạn,
Về vấn đề bạn đang hỏi thì mình xin căn cứ vào 2 vb luật là luật doanh nghiệp 2005 và luật doanh nghiệp 2014 (sắp có hiệu lực) để trả lời bạn như sau:
Theo định nghĩa tại khoản 11 Điều 4 của luật doanh nghiệp 2005 thì: "Cổ đông là người sở hữu ít nhất một cổ phần đã phát hành của công ty cổ phần. Cổ đông sáng lập là cổ đông tham gia xây dựng, thông qua và ký tên vào bản Điều lệ đầu tiên của công ty cổ phần."
Theo định nghĩa tại khoản 2 Điều 4 luật doanh nghiệp 2014 thì: "Cổ đông là cá nhân, tổ chức sở hữu ít nhất một cổ phần của công ty cổ phần. Cổ đông sáng lập là cổ đông sở hữu ít nhất một cổ phần phổ thông và ký tên trong danh sách cổ đông sáng lập công ty cổ phần."
Như vậy cổ đông sáng lập chính là cổ đông phổ thông. Điểm khác biệt giữa cổ đông sáng lập và cổ đông phổ thông chính là quyền và nghĩa vụ theo đó ngoài các quyền và nghĩa vụ của cổ đông phổ thông, cổ đông sáng lập còn có:
- quyền nắm giữ cổ phần ưu đãi biểu quyết trong thời hạn 03 năm kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
- Các nghĩa vụ quy định tại Khoản 1, 3, 4, 5 Điều 84 Luật doanh nghiệp 2005 (Khoản 2, 3, 4 Điều 119 Luật doanh nghiệp 2014 tương ứng).
Mình cũng xin tư vấn cho bạn một số khác biệt trong các quy định của Luật doanh nghiệp 2014 so với Luật doanh nghiệp 2005 về cổ đông sáng lập theo đó mở rộng như sau:
- công ty cổ phần được chuyển đổi từ doanh nghiệp nhà nước hoặc từ công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc được chia, tách, hợp nhất, sáp nhập từ công ty cổ phần khác không nhất thiết phải có cổ đông sáng lập;
- Các hạn chế đối với cổ phần phổ thông của cổ đông sáng lập không áp dụng đối với cổ phần mà cổ đông sáng lập có thêm sau khi đăng ký thành lập doanh nghiệp và cổ phần mà cổ đông sáng lập chuyển nhượng cho người khác không phải là cổ đông sáng lập của công ty.
Trân trọng
Cập nhật bởi Gennuy ngày 25/04/2015 03:47:26 CH