Có đòi lại được quyền sử dụng đất khi đã cho con 16 năm (chưa hoàn tất thủ tục), con đã xây nhà kiên cố và tạo lập khuôn viên riêng?

Chủ đề   RSS   
  • #326335 03/06/2014

    luatsuthuc
    Top 75
    Male
    Lớp 4

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:16/04/2011
    Tổng số bài viết (806)
    Số điểm: 5250
    Cảm ơn: 59
    Được cảm ơn 350 lần


    Có đòi lại được quyền sử dụng đất khi đã cho con 16 năm (chưa hoàn tất thủ tục), con đã xây nhà kiên cố và tạo lập khuôn viên riêng?

    Ông Nguyễn Văn A cùng bà Nguyễn Thị B tạo lập được khối tài sản chung là 509m2 đất, ông A, bà B có 8 con chung.

    Năm 1996, khi anh con tra là Nguyễn Văn C lập gia đình, ông A và bà B đã cho vợ chồng anh C diện tích đất 100m2 để xây nhà ở. Vợ chồng anh C đã xây nhà kiên cố, tạo lập khuôn viên riêng và không có tranh chấp với ai. Các thành viên khác trong gia đình đều biết việc ông A,bà B cho anh C quyền sử dụng đất và không có ý kiến tranh chấp.

    Theo hồ sơ địa chính thì toàn bộ thửa đất 509m2 vẫn đứng tên ông A, bà B và đang được UBND xem xét cấp giấy chứng nhận cho ông A, bà B.

    Năm 2011 ông A chết không để lại di chúc, bà B khởi kiện đòi anh C phải trả lại cho bà 1/2 tài sản chung (227m2) và yêu cầu Tòa án chia di sản thừa kế của ông A.

    Vậy trong trường hợp này, anh Nguyễn Văn C có được công nhận đối với phần diện tích bố mẹ đã cho hay không?

    Nếu không được công nhận đối với phần diện tích đất bố mẹ đã cho thì giải quyết tình huống này thế nào?

    Kết quả anh C sẽ được hưởng bao nhiêu m2 (theo đúng quy định của pháp luật)

    Cập nhật bởi luatsuthuc ngày 04/06/2014 08:55:25 SA

    CÔNG TY LUẬT TNHH MINH THƯ

    Đại diện: Luật sư Nguyễn Đắc Thực

    Địa chỉ: Tầng 4, C16 - 21, KĐT Hai bên đường Lê Trọng Tấn, xã La Phù, huyện Hoài Đức, Tp Hà Nội. Hotline: 0972805588 - 0975205588

     
    22862 | Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn luatsuthuc vì bài viết hữu ích
    hungthamnhung (07/06/2014) SAdmin (04/06/2014)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #327020   07/06/2014

    hungthamnhung
    hungthamnhung
    Top 500
    Lớp 3

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:29/10/2010
    Tổng số bài viết (226)
    Số điểm: 4529
    Cảm ơn: 46
    Được cảm ơn 75 lần


    Vụ này để xử thấu tình đạt lý là rất khó đấy :) Nó làm mình nhớ lại câu nói kinh điển 'Án dân sự, xử thế nào cũng được :)"

    Nếu được giao thì mình sẽ làm rõ tình tiết quan trọng nhất là "cho đất" hay "cho mượn đất" 

    Vài người thì bảo là cho, người mẹ thì bảo là cho mượn, tại sao mình lại tin người khác mà không tin người chủ đất nói nhỉ ?? Vấn đề là chẳng có giấy tờ gì cả nên phải xem xét các yếu tố xung quanh để kết luận có việc cho hay không đã.

    Tham khảo thêm việc đóng thuế SD đất và tham khảo thêm việc ăn ở, đối xử của người con đối với bố mẹ nhé :). Khi không có cơ sở pháp lý để kết luận cho hay cho mượn thì đó lại là cứu cánh của phương án quyết định tối ưu đấy :)

    Nếu không đủ cơ sở để kết luận đã có việc cho đất thì khỏi bàn làm gì.

    Nếu có cơ sở để KL đã có việc cho đất thì thường có 2 phương án xử lý:

    1. Công nhận việc cho tặng đất

    2. Tuyên hủy việc cho tặng đất.

    Nếu vẫn là đất trống thì còn bám vào mấy cái hủ tục để tuyên hủy, còn đã xây dựng nhà, tạo lập khuôn viên độc lập rồi thì phải công nhận việc cho tặng đó thôi (cái này bên Tòa hình như có hướng dẫn cụ thể)

    Nếu đã công nhận việc cho tặng đất thì thường có 2 phương án xử lý:

    1. Công nhận phần đã xây dựng công trình là của người con để tách riêng ra, sau đó phân chia phần còn lại.

    2. Công nhận phần đã xây dựng công trình và phần đất trong khuôn viên công trình của người con để tách riêng ra, sau đó phân chia phần còn lại 

    Bên tòa thì hay theo phương án 1. Bên hành chính thì hay theo phương án 2.

    Cá nhân mình theo phương án 2 vì đất này chưa được cấp GCNQSD, việc cấp giấy phải gắn với người sử dụng đất. Thực tế người con được cho đất, đã tạo lập khuôn viên, sử dụng ổn định, liên tục...

    Chốt lại trong vụ này nếu chứng minh được việc bố mẹ cho đất thì tách phần đó ra, người mẹ không đòi được nữa và việc chia chác tiến hành trong số đất còn lại theo bài toán chia thừa kế đơn giản.

     

     

     

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn hungthamnhung vì bài viết hữu ích
    luatsuthuc (11/06/2014) tvpl2012 (16/06/2014)
  • #327096   07/06/2014

    luatsuthuc
    luatsuthuc
    Top 75
    Male
    Lớp 4

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:16/04/2011
    Tổng số bài viết (806)
    Số điểm: 5250
    Cảm ơn: 59
    Được cảm ơn 350 lần


    hungthamnhung viết:

    Vụ này để xử thấu tình đạt lý là rất khó đấy :) Nó làm mình nhớ lại câu nói kinh điển 'Án dân sự, xử thế nào cũng được :)"

    Nếu được giao thì mình sẽ làm rõ tình tiết quan trọng nhất là "cho đất" hay "cho mượn đất" 

    Vài người thì bảo là cho, người mẹ thì bảo là cho mượn, tại sao mình lại tin người khác mà không tin người chủ đất nói nhỉ ?? Vấn đề là chẳng có giấy tờ gì cả nên phải xem xét các yếu tố xung quanh để kết luận có việc cho hay không đã.

    Tham khảo thêm việc đóng thuế SD đất và tham khảo thêm việc ăn ở, đối xử của người con đối với bố mẹ nhé :). Khi không có cơ sở pháp lý để kết luận cho hay cho mượn thì đó lại là cứu cánh của phương án quyết định tối ưu đấy :)

    Nếu không đủ cơ sở để kết luận đã có việc cho đất thì khỏi bàn làm gì.

    Nếu có cơ sở để KL đã có việc cho đất thì thường có 2 phương án xử lý:

    1. Công nhận việc cho tặng đất

    2. Tuyên hủy việc cho tặng đất.

    Nếu vẫn là đất trống thì còn bám vào mấy cái hủ tục để tuyên hủy, còn đã xây dựng nhà, tạo lập khuôn viên độc lập rồi thì phải công nhận việc cho tặng đó thôi (cái này bên Tòa hình như có hướng dẫn cụ thể)

    Nếu đã công nhận việc cho tặng đất thì thường có 2 phương án xử lý:

    1. Công nhận phần đã xây dựng công trình là của người con để tách riêng ra, sau đó phân chia phần còn lại.

    2. Công nhận phần đã xây dựng công trình và phần đất trong khuôn viên công trình của người con để tách riêng ra, sau đó phân chia phần còn lại 

    Bên tòa thì hay theo phương án 1. Bên hành chính thì hay theo phương án 2.

    Cá nhân mình theo phương án 2 vì đất này chưa được cấp GCNQSD, việc cấp giấy phải gắn với người sử dụng đất. Thực tế người con được cho đất, đã tạo lập khuôn viên, sử dụng ổn định, liên tục...

    Chốt lại trong vụ này nếu chứng minh được việc bố mẹ cho đất thì tách phần đó ra, người mẹ không đòi được nữa và việc chia chác tiến hành trong số đất còn lại theo bài toán chia thừa kế đơn giản.

     

     

     

     

    Nói theo phân tích của bác Hungthamnhung thì vụ này phải công nhận quyền sử dụng đất cho người con là anh C vì chính bản thân bà B cũng thừa nhận là đã cho khi anh C lấy vợ. Hơn nữa, do đất của vợ chồng ông A chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nên có muốn cũng không làm thủ tục tặng cho được.

    Đó là thực tế khách quan, tuy nhiên Tòa án lại vận dụng kiến thức pháp luật cho rằng việc tặng cho phải hoàn tất thủ tục sang tên thì mới được công nhận nên đã không không nhận quyền sử dụng đất cho C (mặc dù chưa tuyên bố việc tặng cho vô hiệu).

    Không những thế, Tòa án còn cho rằng việc bà B đòi lại tài sản là có cơ sở nên buộc anh C phải trả lại cho bà B 1/2 khối tài sản chung với ông A (tức là 254,5m2) mặc dù anh C chỉ quản lý sử dụng khoảng 100m2 do bố mẹ cho từ năm 1996.

    Vụ này đã đương sự đã nộp đơn đề nghị kháng nghị Giám đốc thẩm, chờ hồi kết với Quyết định giám đốc thẩm của Tòa án nhân dân tối cao. Hy vọng công lý được thực thi, đòi lại quyền và lợi ích hợp pháp cho đương sự.

     

     

    CÔNG TY LUẬT TNHH MINH THƯ

    Đại diện: Luật sư Nguyễn Đắc Thực

    Địa chỉ: Tầng 4, C16 - 21, KĐT Hai bên đường Lê Trọng Tấn, xã La Phù, huyện Hoài Đức, Tp Hà Nội. Hotline: 0972805588 - 0975205588

     
    Báo quản trị |  
  • #327031   07/06/2014

    nguyenkhanhchinh
    nguyenkhanhchinh
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:12/09/2011
    Tổng số bài viết (6840)
    Số điểm: 79446
    Cảm ơn: 1955
    Được cảm ơn 3777 lần


    Bà B khởi kiện khi đã hết thời hiệu chia thừa kế chưa LS?

    Ông C còn căn nhà nào khác không?

    Nhà C xây dựng trên đất cha mẹ từ năm nào?

    "Các thành viên đều biết việc ông A, bà C cho anh C quyền sử dụng đất và không có ý kiến tranh chấp", câu này có thể hiện trong hồ sơ vụ án không hay chỉ là nói theo phỏng đoán của Luật sư và ông C?

    Giấy chứng nhận QSDĐ của ông A, bà B cấp năm nào?

    0917 313 339

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn nguyenkhanhchinh vì bài viết hữu ích
    luatsuthuc (11/06/2014)
  • #327091   07/06/2014

    luatsuthuc
    luatsuthuc
    Top 75
    Male
    Lớp 4

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:16/04/2011
    Tổng số bài viết (806)
    Số điểm: 5250
    Cảm ơn: 59
    Được cảm ơn 350 lần


    Vụ này đúng là xử thấu tình, đạt lý là việc cực kỳ khó khăn. Bởi tranh chấp giữa mẹ và con nên nghiêng về bên nào cũng khó.

    Thửa đất nói ở trên là do ông A và bà B có mua lại của một người khác từ năm 1988 (chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất).

    Năm 1996 khi anh C lấy vợ thì ông A và bà B cho (tặng cho miệng, không có giấy tờ, do đất chưa có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nên vợ chồng ông A cũng chưa làm thủ tục tặng cho C) vợ chồng anh C một phần thửa đất để xây nhà để ở, sau đó anh C đã xây nhà, tạo lập các công trình phụ và tạo lập thành khuôn viên riêng, anh C xây tường bao quanh thửa đất và tạo lập cổng đi riêng.

    Ông A và bà B vẫn ở trên phần đất còn lại khoảng 400m2 bên cạnh nhà anh C. Trong quá trình chung sống ông A và bà B không có mâu thuẫn gì với anh C. anh C còn mua thêm đất để tôn tạo vườn vợ chồng ông A, xây tường bao quanh thửa đất cho vợ chồng ông A,  các anh chị em cũng thừa nhận là bố mẹ đã cho C và không có tranh chấp gì.

    Năm 2011, khi ông A mới chết, bà B họp gia đình và đòi chia đất. Do một số người con không đồng ý vì muốn để lại để sau này làm nhà thờ (hiện tại thì bà B vẫn quản lý sử dụng hơn 400m2 còn lại) nên bà B đã tức giận đòi khởi kiện để đòi lại đất của anh C và đòi chia thừa kế của ông A.

    Tại biên bản hòa giải ngày 19/12/2012, bà B xác nhận:  " Sau khi anh C xây dựng gia đình, vợ chồng tôi đã cho C một mảnh đất trên đất của vợ chồng tôi, anh C đã xây dựng nhà, lán, bếp như hiện trạng hiện nay trên phần đất của anh C".......

    Quan điểm của bà B: " Chia đôi phần đất của tôi và ông A, phần đất của ông A đề nghị Tòa án chia theo quy định của pháp luật"

    Cập nhật bởi luatsuthuc ngày 07/06/2014 03:51:11 CH

    CÔNG TY LUẬT TNHH MINH THƯ

    Đại diện: Luật sư Nguyễn Đắc Thực

    Địa chỉ: Tầng 4, C16 - 21, KĐT Hai bên đường Lê Trọng Tấn, xã La Phù, huyện Hoài Đức, Tp Hà Nội. Hotline: 0972805588 - 0975205588

     
    Báo quản trị |  
  • #327158   08/06/2014

    nguyenkhanhchinh
    nguyenkhanhchinh
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:12/09/2011
    Tổng số bài viết (6840)
    Số điểm: 79446
    Cảm ơn: 1955
    Được cảm ơn 3777 lần


    Với những thông tin mà luatsuthuc nêu trên thì cấp sơ thẩm đã làm sai bét nhẹt rồi !!!

    0917 313 339

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn nguyenkhanhchinh vì bài viết hữu ích
    luatsuthuc (11/06/2014)
  • #327205   08/06/2014

    hungmaiusa
    hungmaiusa
    Top 10
    Cao Đẳng

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:22/06/2013
    Tổng số bài viết (4119)
    Số điểm: 30115
    Cảm ơn: 963
    Được cảm ơn 1985 lần


    nguyenkhanhchinh viết:

    Với những thông tin mà luatsuthuc nêu trên thì cấp sơ thẩm đã làm sai bét nhẹt rồi !!!

    Chào Thạc sĩ !

    Theo tôi thì TA đã không sai trong vụ kiện này. Vì :

    -"Theo hồ sơ địa chính thì toàn bộ thửa đất 509m2 vẫn đứng tên ông A, bà B và đang được UBND xem xét cấp giấy chứng nhận cho ông A, bà B."

    Do đó quyền lợi của bà B chưa (không) bị xâm phạm. Bà B cứ tiến hành làm giấy chứng nhận và sau đó yêu cầu phân chia tài sản chung (với chồng) và chia thừa kế.

       "Không những thế, Tòa án còn cho rằng việc bà B đòi lại tài sản là có cơ sở nên buộc anh C phải trả lại cho bà B 1/2 khối tài sản chung với ông A (tức là 254,5m2) mặc dù anh C chỉ quản lý sử dụng khoảng 100m2 do bố mẹ cho từ năm 1996."

    Bà B đòi lại 1/2 tài sản là có cơ sở và còn có quyền yêu cầu chia thừa kế trong 1/2 tài sản còn lại của ông A đã trở thành di sản.

    Bà A thừa nhận việc(cùng với chồng) có cho anh C 100 mét vuông. Do anh C chưa làm thủ tục đăng ký nên bà B thực sự có quyền thay đổi ý định : không tiếp tục cho.:'(

    Về lý thì bà B theo tôi không sai nhưng về mặt tình thì không hợp đạo lý.

    Về thẩm quyền thì TA có thẩm quyền vì đất có đủ điều kiện để được cấp giấy chứng nhận và đất đã có nhà.

     
    Báo quản trị |  
  • #327567   10/06/2014

    luatsuthuc
    luatsuthuc
    Top 75
    Male
    Lớp 4

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:16/04/2011
    Tổng số bài viết (806)
    Số điểm: 5250
    Cảm ơn: 59
    Được cảm ơn 350 lần


    hungmaiusa viết:

    nguyenkhanhchinh viết:

    Với những thông tin mà luatsuthuc nêu trên thì cấp sơ thẩm đã làm sai bét nhẹt rồi !!!

    Chào Thạc sĩ !

    Theo tôi thì TA đã không sai trong vụ kiện này. Vì :

    -"Theo hồ sơ địa chính thì toàn bộ thửa đất 509m2 vẫn đứng tên ông A, bà B và đang được UBND xem xét cấp giấy chứng nhận cho ông A, bà B."

    Do đó quyền lợi của bà B chưa (không) bị xâm phạm. Bà B cứ tiến hành làm giấy chứng nhận và sau đó yêu cầu phân chia tài sản chung (với chồng) và chia thừa kế.

       "Không những thế, Tòa án còn cho rằng việc bà B đòi lại tài sản là có cơ sở nên buộc anh C phải trả lại cho bà B 1/2 khối tài sản chung với ông A (tức là 254,5m2) mặc dù anh C chỉ quản lý sử dụng khoảng 100m2 do bố mẹ cho từ năm 1996."

    Bà B đòi lại 1/2 tài sản là có cơ sở và còn có quyền yêu cầu chia thừa kế trong 1/2 tài sản còn lại của ông A đã trở thành di sản.

    Bà A thừa nhận việc(cùng với chồng) có cho anh C 100 mét vuông. Do anh C chưa làm thủ tục đăng ký nên bà B thực sự có quyền thay đổi ý định : không tiếp tục cho.:'(

    Về lý thì bà B theo tôi không sai nhưng về mặt tình thì không hợp đạo lý.

    Về thẩm quyền thì TA có thẩm quyền vì đất có đủ điều kiện để được cấp giấy chứng nhận và đất đã có nhà.

     

    Mình thì không đồng ý với quan điểm của hungmaiusa bởi một số lý do sau:

    - Theo đơn khởi kiện của bà B thì bà B đòi anh C phải trả cho bà 227m2 đất là phần đất của bà trong khối tài sản chung vợ chồng (bà B cho rằng tài sản chung của vợ chồng bà là 528m2 nhưng chỉ đòi anh C trả 227m2). Thực chất, theo tôi hiểu thì bà B thừa nhận đã cho anh C 100m2 nên không đòi và chỉ đòi 1/2 trong phần diện tích lại khoảng hơn 400m2 còn lại chứ không phải đòi 1/2 của khối tài sản 528m2 . Nếu Tòa án chấp nhận đơn khởi kiện thì phải là chấp nhận chia cho bà B 227m2.( chứ không phải là 254m2) - Đây là vụ án yêu cầu chia tài sản chung và chia thừa kế.

    Nếu tòa án cho rằng việc ông A và bà B tặng cho chưa có giá trị pháp lý thì cũng không thể căn cứ theo đơn khởi kiện của bà B để buộc anh C phải trả cho bà B là 254m2 bởi thực tế anh C chỉ quản lý sử dụng 100m2 mà bố mẹ đã cho từ năm 1996. Tòa án chấp nhận yêu cầu chia tài sản chung nhưng lại buộc anh C phải trả lại cho bà B tới 254m2  (Đây là điều bất hợp lý) - Mình cho rằng Tòa án đã xác định sai quan hệ pháp luật khi cho rằng đây là vụ "kiện đòi tài sản và yêu cầu chia thừa kế"

    - Việc bà B thừa nhận đã cho anh C 100m2, thì Tòa án cần vận dụng hướng dẫn của Tòa án nhân dân tối cao để chấp nhận quyền sử dụng đất hợp pháp cho anh C: " Nếu các thành viên trong hộ gia đình đều đồng ý cho đất để vợ chồng một người con của chủ hộ làm nhà ở, mặc dù không có giấy tờ, nhưng có nhiều người biết việc cho đất đó và vợ chồng người con đã làm nhà ở thực sự trên đất đã được cho thành khuôn viên riêng, thì vợ chồng người con đó đang sử dụng đất được tiếp tục sử dụng đất. Khi xét xử cho ly hôn thì quyền sử dụng đất đó là tài sản riêng của vợ chồng và được chia theo quy định chung".

    CÔNG TY LUẬT TNHH MINH THƯ

    Đại diện: Luật sư Nguyễn Đắc Thực

    Địa chỉ: Tầng 4, C16 - 21, KĐT Hai bên đường Lê Trọng Tấn, xã La Phù, huyện Hoài Đức, Tp Hà Nội. Hotline: 0972805588 - 0975205588

     
    Báo quản trị |  
  • #327661   10/06/2014

    hungmaiusa
    hungmaiusa
    Top 10
    Cao Đẳng

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:22/06/2013
    Tổng số bài viết (4119)
    Số điểm: 30115
    Cảm ơn: 963
    Được cảm ơn 1985 lần


    luatsuthuc viết:

    Mình thì không đồng ý với quan điểm của hungmaiusa bởi một số lý do sau:

    - Theo đơn khởi kiện của bà B thì bà B đòi anh C phải trả cho bà 227m2 đất là phần đất của bà trong khối tài sản chung vợ chồng (bà B cho rằng tài sản chung của vợ chồng bà là 528m2 nhưng chỉ đòi anh C trả 227m2). Thực chất, theo tôi hiểu thì bà B thừa nhận đã cho anh C 100m2 nên không đòi và chỉ đòi 1/2 trong phần diện tích lại khoảng hơn 400m2 còn lại chứ không phải đòi 1/2 của khối tài sản 528m2 . Nếu Tòa án chấp nhận đơn khởi kiện thì phải là chấp nhận chia cho bà B 227m2.( chứ không phải là 254m2) - Đây là vụ án yêu cầu chia tài sản chung và chia thừa kế.

    Nếu tòa án cho rằng việc ông A và bà B tặng cho chưa có giá trị pháp lý thì cũng không thể căn cứ theo đơn khởi kiện của bà B để buộc anh C phải trả cho bà B là 254m2 bởi thực tế anh C chỉ quản lý sử dụng 100m2 mà bố mẹ đã cho từ năm 1996. Tòa án chấp nhận yêu cầu chia tài sản chung nhưng lại buộc anh C phải trả lại cho bà B tới 254m2  (Đây là điều bất hợp lý) - Mình cho rằng Tòa án đã xác định sai quan hệ pháp luật khi cho rằng đây là vụ "kiện đòi tài sản và yêu cầu chia thừa kế"

    - Việc bà B thừa nhận đã cho anh C 100m2, thì Tòa án cần vận dụng hướng dẫn của Tòa án nhân dân tối cao để chấp nhận quyền sử dụng đất hợp pháp cho anh C: Nếu các thành viên trong hộ gia đình đều đồng ý cho đất để vợ chồng một người con của chủ hộ làm nhà ở, mặc dù không có giấy tờ, nhưng có nhiều người biết việc cho đất đó và vợ chồng người con đã làm nhà ở thực sự trên đất đã được cho thành khuôn viên riêng, thì vợ chồng người con đó đang sử dụng đất được tiếp tục sử dụng đất. Khi xét xử cho ly hôn thì quyền sử dụng đất đó là tài sản riêng của vợ chồng và được chia theo quy định chung".

    Chào bạn luatsuthuc.

    Do sự kiện pháp lý chỉ được thể hiện qua sự cung cấp của bạn và không có điều kiện nghiên cứ hồ sơ để hiểu rõ nên trao đổi hướng xử lý sẽ khó thuyết phục.

    Theo tôi thì bà B xác định yêu cầu khởi kiện như sau :

    -Tài sản chung của 2 vợ chồng : 509 m2 và đã cho 100 m2 nên còn 409m2.

    -Tài sản riêng của bà B : 204,5 m2

    -Di sản là ½ : 409 m2 : 2 = 204,5 m2

    -Người thừa kế : 9 người (bà B và 8 người con)

    -Kỷ phần của mỗi người : 204,5 m2 : 9 = 22,72 m2.

    -Diện tích đất thuộc sở hửu của bà B là : 204,5 + 22,72 = 227,22 m2.

    Do đó việc bà B yêu cầu được nhận 227 m2 là có cơ sở.

    Việc cho là bà B đưa ra yêu cầu chia 227 m2 và chia thừa kế có thể có nhầm lẫn vì nếu chưa tính đất bà B được thừa kế thì không thể giải thích được yêu cầu của bà B từ đâu có con số 227 m2.  

    Qua bài viết của bạn tôi thấy có vài chổ chưa rõ :

    -Bà B vì sao khởi kiện anh C nếu như bạn luatsuthuc nói: anh C chỉ quản lý 100m2;

    Việc tranh chấp đất đai phải qua hòa giải cơ sở nếu anh C không chiếm giữ đất của bà B thì hòa giải thành rồi.Do đó có thể kết luận anh C thực sự là người quản lý toàn bộ thửa đất và không đồng ý giao cho bà B để bán.

    -Bà B yêu cầu được nhận 227 m2 nhưng tại sao lại xử được 254 m2. Nếu bà B không có thay đổi yêu cầu khởi kiện thì đây là việc vi phạm tố tụng (vượt quá yêu cầu khởi kiện).

    Bà B đã thừa nhận là 2 vợ chồng có cho đất nên tòa xử như vậy là không căn cứ vào chứng cứ, tình tiết khách quan của vụ án

    Cập nhật bởi hungmaiusa ngày 10/06/2014 07:09:31 CH
     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn hungmaiusa vì bài viết hữu ích
    luatsuthuc (11/06/2014)
  • #328175   13/06/2014

    luatsuthuc
    luatsuthuc
    Top 75
    Male
    Lớp 4

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:16/04/2011
    Tổng số bài viết (806)
    Số điểm: 5250
    Cảm ơn: 59
    Được cảm ơn 350 lần


    Cảm ơn các bác vì đã chia sẻ quan điểm pháp lý. Tuy nhiên, nếu "chia" như các bác thì đương sự sẽ không phải làm Giám đốc thẩm.

    Quan điểm của các bác đều khác xa so với quan điểm của HĐXX ở 2 cấp sơ thẩm và phúc thẩm. Đành chờ phán quyết của HĐTP tòa án nhân dân Tối Cao vậy!

    CÔNG TY LUẬT TNHH MINH THƯ

    Đại diện: Luật sư Nguyễn Đắc Thực

    Địa chỉ: Tầng 4, C16 - 21, KĐT Hai bên đường Lê Trọng Tấn, xã La Phù, huyện Hoài Đức, Tp Hà Nội. Hotline: 0972805588 - 0975205588

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn luatsuthuc vì bài viết hữu ích
    hungthamnhung (14/06/2014)
  • #328309   14/06/2014

    hungthamnhung
    hungthamnhung
    Top 500
    Lớp 3

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:29/10/2010
    Tổng số bài viết (226)
    Số điểm: 4529
    Cảm ơn: 46
    Được cảm ơn 75 lần


    Theo mình việc giao thẩm quyền quá rộng cho tòa án trong giải quyết tranh chấp đất đai là không hợp lý. Khi có tranh chấp mà đất đó chưa được cấp GCN thì nên để cho bên hành chính giải quyết :) VD như trường hợp này trên sổ là 509 m2 nhưng đo thực tế chỉ có 490 m2, rồi một phần đất lại nằm trong chỉ giới GPMB hoặc hành lang bảo vệ đê điều, rồi khi cấp GCN lại có quy định về hạn mức đất ở, đất vườn gì đó... thì việc phân chia còn phức tạp nữa :)

    Mình dự là Tòa án Tối cao sẽ hủy án, xét xử lại từ đầu :) 

    Chỉ khổ cho những người dân vô tội, do ấu trĩ về pháp luật lại rất có thể bị người nọ xúi, kẻ kia giục mà cuốn nhau vào một trận chiến pháp lý phi đạo lý :) KQ là lao tâm, khổ tứ, mất hết tình nghĩa, lại còn tốn kém tiền bạc (trong đó có cả chi phí không nhỏ cho anh em luật sư nhà mình :)  

     

     

     

     

     

     
    Báo quản trị |  
  • #328328   14/06/2014

    hungmaiusa
    hungmaiusa
    Top 10
    Cao Đẳng

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:22/06/2013
    Tổng số bài viết (4119)
    Số điểm: 30115
    Cảm ơn: 963
    Được cảm ơn 1985 lần


    [CHào bạn hungthamnhung

    Theo mình việc giao thẩm quyền quá rộng cho tòa án trong giải quyết tranh chấp đất đai là không hợp lý. Khi có tranh chấp mà đất đó chưa được cấp GCN thì nên để cho bên hành chính giải quyết :) VD như trường hợp này trên sổ là 509 m2 nhưng đo thực tế chỉ có 490 m2, rồi một phần đất lại nằm trong chỉ giới GPMB hoặc hành lang bảo vệ đê điều, rồi khi cấp GCN lại có quy định về hạn mức đất ở, đất vườn gì đó... thì việc phân chia còn phức tạp nữa :)

    Tôi hoàn toàn suy nghĩ trái với bạn. Mọi tranh chấp phải giao cho TA giải quyết vì cơ quan hành pháp không thể làm công việc xét xử vốn thuộc các cơ quan tư pháp.

    Có thể thực sự có tình trạng sau khi phân xử "một phần đất lại nằm trong chỉ giới GPMB hoặc hành lang bảo vệ đê điều, rồi khi cấp GCN lại có quy định về hạn mức đất ở, đất vườn gì đó...thì việc phân chia còn phức tạp nữa" thì đó là hên xui.

    Trái lại nếu giao cho UBND mà thực chất là các cơ quan tài nguyên môi trường giải quyết thì những người dân thấp cổ, bé họng, nghèo khó sẽ chắc chắn bị giao các phần đất vướng quy hoạch, còn phần đất tốt sẽ chia cho các đương sự là xếp ở địa phương hoặc những đương sự chịu chi tiền, vì cơ quan quản lý đất đai ở VN được nằm trong 5 hàng đầu về tham nhũng nhất thông qua khảo sát của các tổ chức thế giới. Nick của bạn chứng tỏ bạn là cán bộ công chức quản lý đất đai nên bạn rành về tình hình này rồi !   

    Mình dự là Tòa án Tối cao sẽ hủy án, xét xử lại từ đầu :) 

    Không coi hồ sơ, không có bản án nên không thể suy đoán gì cả.

    Chỉ khổ cho những người dân vô tội, do ấu trĩ về pháp luật lại rất có thể bị người nọ xúi, kẻ kia giục mà cuốn nhau vào một trận chiến pháp lý phi đạo lý :) KQ là lao tâm, khổ tứ, mất hết tình nghĩa, lại còn tốn kém tiền bạc (trong đó có cả chi phí không nhỏ cho anh em luật sư nhà mình :)

    Người dân không hề bị ai xúi giục đâu bạn. Chính chủ trương đúng đắn của chính phủ cấp giấy chứng nhận đã bị các cơ quan quản lý đất đai và UBND cấp thẩm quyền bóp méo , người dân bị nhũng nhiễu làm khó khi xin cấp giấy CNQSDĐ nên không thực hiện được, dẫn đến việc định đoạt của người dân bị hạn chế, không rõ ràng và dễ bị phát sinh tranh chấp vì chưa có GCN nên chưa được công chứng và đăng ký hợp pháp khi tặng cho hoặc chuyễn nhượng.

    Mặt khác, khi manh nha tranh chấp, lẽ ra người dân phải được cung cấp hồ sơ địa chính đầy đủ để tự giải quyết, hòa giải thì trái lại không được cung cấp hoặc cung cấp không đầy đủ dẫn đến không có đương sự nào có chứng cứ đầy đủ, rõ ràng để tự phân xử hợp tính, hơp lý.

    Để khắc phục điều đó thì công tác hòa giải được nhà nước xem trọng và ban hành thành luật. Lúc này thì ý muốn của bạn được thành hiện thực : thẩm quyền hòa giải thuộc về UBND.

    Thực tế các cán bộ hòa giải, UBND hòa gỉai để giải quyết như thế nào? Chỉ có thể tóm tắt trong vài chữ : hình thức và vô trách nhiệm.

    Có bao nhiêu khiếu nạn về nhà đất được giao UBND giải quyết có kết quả hay phải biến thành khiếu kiện tập thể, đông người, khiếu nại vượt cấp?

    Tôi thật sự không tin việc giao cho TA giải quyết mà không tốt bằng giao cho các cán bộ công chức UBND giải quyết, những người mà khi muốn vào UBND làm phải nhờ quen biết hoặc lo tiền để được làm thì năng lực có bao nhiêu?

    Hay chỉ muốn giành giải quyết tranh chấp của người dân để "gở vốn" lo vào công chức nhanh hơn?

     

     

    Cập nhật bởi hungmaiusa ngày 14/06/2014 06:59:29 CH
     
    Báo quản trị |  
  • #329591   22/06/2014

    luatsuthuc
    luatsuthuc
    Top 75
    Male
    Lớp 4

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:16/04/2011
    Tổng số bài viết (806)
    Số điểm: 5250
    Cảm ơn: 59
    Được cảm ơn 350 lần


    Vụ này theo mình dự báo thì 90% khả năng Tòa tối cao sẽ hủy án. Tuy nhiên cũng chỉ là dự báo, còn 10% khả năng vẫn có thể các bác ấy không thích hủy theo đúng cái câu " Càng cao thì càng tối".

    Quan điểm của mình thì HĐXX đã nhận định vấn đề không đúng với bản chất vụ án, dẫn đến việc Người dân phải chịu khổ, chỉ xuất phát từ mâu thuẫn trong việc chia di sản thừa kế nhưng các bác HĐXX (có thể bị tác động bởi nhiều yếu tố) đã làm cho sự việc ngày càng trở lên phức tạp, tình nghĩa gia đình ngày càng tan vỡ, thiệt hại về kinh tế của các đương sự.

    Mời các bác cùng tôi đợi kết quả Giám đốc thẩm vụ này nhé!

    CÔNG TY LUẬT TNHH MINH THƯ

    Đại diện: Luật sư Nguyễn Đắc Thực

    Địa chỉ: Tầng 4, C16 - 21, KĐT Hai bên đường Lê Trọng Tấn, xã La Phù, huyện Hoài Đức, Tp Hà Nội. Hotline: 0972805588 - 0975205588

     
    Báo quản trị |  
  • #329606   23/06/2014

    hungmaiusa
    hungmaiusa
    Top 10
    Cao Đẳng

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:22/06/2013
    Tổng số bài viết (4119)
    Số điểm: 30115
    Cảm ơn: 963
    Được cảm ơn 1985 lần


    luatsuthuc viết:

    Vụ này theo mình dự báo thì 90% khả năng Tòa tối cao sẽ hủy án. Tuy nhiên cũng chỉ là dự báo, còn 10% khả năng vẫn có thể các bác ấy không thích hủy theo đúng cái câu " Càng cao thì càng tối".

    Bản án đã có hiệu lực pháp lực dù có đơn khiếu nại lên TAND Tối cao, nhưng luật sư dự  báo "90% khả năng Tòa tối cao sẽ hủy án" là quá lạc quan và tự tin. 

    Hy vọng được như ý để công bằng được khôi phục

     
    Báo quản trị |