Cơ chế quản lý hoạt động khi do đơn vị khác thành lập?

Chủ đề   RSS   
  • #544773 29/04/2020

    phungpham1973
    Top 150
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:30/01/2019
    Tổng số bài viết (549)
    Số điểm: 14940
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 141 lần


    Cơ chế quản lý hoạt động khi do đơn vị khác thành lập?

    Trung tâm A trực thuộc công ty mẹ là B nhưng không phải do Cty Mẹ thành lập mà là do đơn vị chủ quản của Cty Mẹ thành lập để thực hiện chức năng kinh doanh của Cty Mẹ.
    Trung tâm này không có tài sản và vốn, chỉ thực hiện chức năng kinh doanh của Cty Mẹ. 
    Trong quyết định thành lập thì Trung tâm này là đơn vị sự nghiệp có thu và có tư cách pháp nhân
    Vậy nếu không có giấy ủy quyền giữa Giám đốc cty Mẹ B ủy quyền cho Giám đốc Trung tâm A thì giám đốc Trung tâm có được ký kết hợp đồng lao động?
    Trung tâm A này trong quyết định ghi là đơn vị sự có thu, có tư cách pháp nhân, được mở tk ở Kho bạc, ngân hàng.
     
    361 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #544786   29/04/2020

    minhpham1995
    minhpham1995
    Top 50
    Male
    Lớp 9

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:21/10/2017
    Tổng số bài viết (1446)
    Số điểm: 12229
    Cảm ơn: 9
    Được cảm ơn 211 lần


    Với thông tin anh/chị cung cấp “Trung tâm này trong quyết định ghi là đơn vị sự ngiệp có thu, có tư cách pháp nhân, được mở tk ở Kho bạc, ngân hàng” thì có thể khẳng định đây là một chủ thể pháp lý độc lập tương đối và độc lập về tư cách chủ thể với công ty mẹ. Do đó, đứng trên phương diện pháp lý, thì đây không phải là đơn vị phụ thuộc với công ty mẹ (bởi về mặt pháp lý, đơn vị trực thuộc công ty mẹ phải tồn tại dưới dạng chi nhánh, văn phòng đại diện hoặc địa điêm kinh doanh theo Điều 45 Luật Doanh nghiệp 2014).
    Nếu nó đã tồn tại một cách độc lập (xét về phương diện pháp lý, nó chỉ chịu sự điều chỉnh của đơn vị chủ quản đã thành lập ra nó và hoạt động dưới hình thức PHỐI HỢP với công ty mẹ để thực hiện các mục đích kinh doanh của công ty mẹ).

    Do đó, có thể thấy rằng nó ĐỘC LẬP mà sự hoạt động của nó (người quản lý của nó là giám đốc) cũng sẽ ĐỘC LẬP với công ty mẹ. Do đó, theo quan điểm pháp lý sẽ khó có việc “ủy quyền thì mới được làm” ở đây nó với công ty mẹ (nếu có thì cũng chỉ giữa nó với cơ quan chủ quản – đơn vị thành lập và quản lý nó trực tiếp).

     
    Báo quản trị |