Cơ cấu tổ chức công ty cổ phần siêu nhỏ

Chủ đề   RSS   
  • #119809 25/07/2011

    bt_thutra

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (8)
    Số điểm: 220
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 0 lần


    Cơ cấu tổ chức công ty cổ phần siêu nhỏ

    Mong mọi người tư vấn cho công ty chúng tôi về cơ cấu tổ chức. Đặc điểm công ty là siêu nhỏ, lao động dưới 10 người. Nhưng do yêu cầu của quá trình kinh doanh chúng tôi lấy chức danh là tổng giám đốc là người đại diện theo pháp luật của công ty. Trong công ty có 2 người có quan hệ là vợ và em ruột với tổng giám đốc. Vậy cơ cấu tổ chức quản lý phù hợp cho công ty là như thế nào. Liệu chúng tôi có nhất thiết phải có các phó tổng giám đốc, Giám đốc, trưởng phòng, và những người có quan hệ huyết thông có được giữ các chức vụ trưởng phòng, giám đốc hay phó tổng giám đốc không ạ?

     
    15892 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #119867   25/07/2011

    AuQuangPhuc
    AuQuangPhuc
    Top 100
    Male
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:21/04/2011
    Tổng số bài viết (656)
    Số điểm: 4556
    Cảm ơn: 17
    Được cảm ơn 183 lần


    Chào bạn #0072bc;">bt_thutra!
    Bạn có thể tham khảo thêm luật DN 2005 trong đó có quy định về chức danh TGĐ/GĐ. Trong đó có quy định thêm những người thân của TGĐ/GĐ không được giữ chức vụ gì. Đã là công ty thì phải tuân thủ theo LDN. Các chức danh phó GĐ hay TP chẳng qua là giúp GĐ điều hành công ty dễ dàng hơn thôi, không nhất thiết phải có.

    Điều 116. Giám đốc hoặc Tổng giám đốc công ty

    1. Hội đồng quản trị bổ nhiệm một người trong số họ hoặc thuê người khác làm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc. Trường hợp Điều lệ công ty không quy định Chủ tịch Hội đồng quản trị là người đại diện theo pháp luật thì Giám đốc hoặc Tổng giám đốc là người đại diện theo pháp luật của công ty.

    2. Giám đốc hoặc Tổng giám đốc là người điều hành công việc kinh doanh hằng ngày của công ty; chịu sự giám sát của Hội đồng quản trị và chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị và trước pháp luật về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao.

    Nhiệm kỳ của Giám đốc hoặc Tổng giám đốc không quá năm năm; có thể được bổ nhiệm lại với số nhiệm kỳ không hạn chế.

    Tiêu chuẩn và điều kiện của Giám đốc hoặc Tổng giám đốc áp dụng theo quy định tại Điều 57 của Luật này.

    Giám đốc hoặc Tổng giám đốc công ty không được đồng thời làm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc của doanh nghiệp khác.

    3. Giám đốc hoặc Tổng giám đốc có các quyền và nhiệm vụ sau đây:

    a) Quyết định các vấn đề liên quan đến công việc kinh doanh hằng ngày của công ty mà không cần phải có quyết định của Hội đồng quản trị;

    b) Tổ chức thực hiện các quyết định của Hội đồng quản trị;

    c) Tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh và phương án đầu tư của công ty;

    d) Kiến nghị phương án cơ cấu tổ chức, quy chế quản lý nội bộ công ty;

    đ) Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các chức danh quản lý trong công ty, trừ các chức danh thuộc thẩm quyền của Hội đồng quản trị;

    e) Quyết định lương và phụ cấp (nếu có) đối với người lao động trong công ty kể cả người quản lý thuộc thẩm quyền bổ nhiệm của Giám đốc hoặc Tổng giám đốc;

    g) Tuyển dụng lao động;

    h) Kiến nghị phương án trả cổ tức hoặc xử lý lỗ trong kinh doanh;

    i) Các quyền và nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật, Điều lệ công ty và quyết định của Hội đồng quản trị.

    4. Giám đốc hoặc Tổng giám đốc phải điều hành công việc kinh doanh hằng ngày của công ty theo đúng quy định của pháp luật, Điều lệ công ty, hợp đồng lao động ký với công ty và quyết định của Hội đồng quản trị. Nếu điều hành trái với quy định này mà gây thiệt hại cho công ty thì Giám đốc hoặc Tổng giám đốc phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và phải bồi thường thiệt hại cho công ty.

    Điều 57. Tiêu chuẩn và điều kiện làm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc

    1. Giám đốc hoặc Tổng giám đốc phải có các tiêu chuẩn và điều kiện sau đây:

    a) Có đủ năng lực hành vi dân sự và không thuộc đối tượng bị cấm quản lý doanh nghiệp theo quy định của Luật này;

    b) Là cá nhân sở hữu ít nhất 10% vốn điều lệ của công ty hoặc người không phải là thành viên, có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm thực tế trong quản trị kinh doanh hoặc trong các ngành, nghề kinh doanh chủ yếu của công ty hoặc tiêu chuẩn, điều kiện khác quy định tại Điều lệ công ty.

    2. Đối với công ty con của công ty có phần vốn góp, cổ phần của Nhà nước chiếm trên 50% vốn điều lệ thì ngoài các tiêu chuẩn và điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc không được là vợ hoặc chồng, cha, cha nuôi, mẹ, mẹ nuôi, con, con nuôi, anh, chị, em ruột của người quản lý và người có thẩm quyền bổ nhiệm người quản lý của công ty mẹ.


    Trân trọng!

    Luật sư: Âu Quang Phục

    Nhận tư vấn trọn gói cho Công ty về pháp luật Doanh nghiệp; hợp đồng kinh tế; lao động; quản trị, tái cấu trúc DN ...

     
    Báo quản trị |  
  • #120245   27/07/2011

    hiyatuongda
    hiyatuongda
    Top 100
    Male
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/12/2010
    Tổng số bài viết (689)
    Số điểm: 13555
    Cảm ơn: 605
    Được cảm ơn 540 lần


    Chào bạn bt-thutra

    Cơ cấu tổ chức quản lý của CTCP theo quy định của LDN sẽ bao gồm, như sau:

    1. Đại hội đồng cổ đông (bao gồm tất cả các cổ đông của công ty);
    2. Hội đồng quản trị (có từ 3 - 11 thành viên), chịu trách nhiệm quản lý công ty; các thành viên sẽ bầu Chủ tịch HĐQT;
    3. Ban kiểm soát (đối với Cty có trên 11 cổ đông,  hoặc có cổ đông là tổ chức chiếm 50%), => CTCP của bạn không cần;
    4. GĐ hoặc TGĐ; và
    5. Chủ tịch HĐQT/GĐ/TGĐ là người đại diện theo pháp luật của Công ty.

    Riêng đối với các chức danh bạn nêu trên Phó TGĐ, Phó GĐ, Trưởng Phòng,..LDN không bắt buộc phải có. Thiết nghĩ, nếu không cần thiết thì CTy của bạn không nhất thiết phải có.

    Clear Thinking!

     
    Báo quản trị |