Có cấu thành tội đe doạ giết người không?

Chủ đề   RSS   
  • #564802 15/12/2020

    doantuan294

    Male
    Sơ sinh

    Quảng Ninh, Việt Nam
    Tham gia:19/01/2013
    Tổng số bài viết (14)
    Số điểm: 295
    Cảm ơn: 3
    Được cảm ơn 6 lần


    Có cấu thành tội đe doạ giết người không?

    Chị gái tôi và anh A đã ly hôn (có quyết định của toà án). Tuy nhiên do anh A có khó khăn về chỗ ở, chị gái tôi cho phép anh A ở tạm một thời gian (theo bản án nhà là tài sản riêng của chị gái tôi). Tuy nhiên trong lúc sinh sống cùng nhau, anh A đã gây sự, cầm dao đuổi đe doạ giết chị gái tôi. Chị gái tôi đã trình báo cơ quan Công an, tuy nhiên Công an cho rằng hành vi của A chưa cấu thành tội đe doạ giết người vì sau đó chị gái tôi vẫn quay lại tiếp tục ở cùng nhà với anh A (chưa thực sự nghĩ rằng anh A sẽ giết).

    Vậy liệu không cấu thành tôi de doạ giết người thì anh A có bị xử phat hành chính về hành vi này không, theo quy định nào

     
    2216 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn doantuan294 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (16/12/2020)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #564828   16/12/2020

    toanvv
    toanvv
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:23/09/2009
    Tổng số bài viết (2218)
    Số điểm: 12665
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 1615 lần
    Lawyer

    Theo thông tin bạn cung cấp có thể thấy anh A đã đủ các yếu tố cấu thành tội đe dọa giết người theo quy định tại Điều 133 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017:

    “1. Người nào đe dọa giết người, nếu có căn cứ làm cho người bị đe dọa lo sợ rằng việc đe dọa này sẽ được thực hiện, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm…”

    Theo quy định tại Điều 144 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 quy định Tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố thì công dân có thể tố giác tội phạm với Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án hoặc với các cơ quan khác, tổ chức. Nếu tố giác bằng miệng thì cơ quan, tổ chức tiếp nhận phải lập biên bản và có chữ ký của người tố giác. Cơ quan, tổ chức khi phát hiện hoặc nhận được tố giác của công dân phải báo tin ngay về tội phạm cho Cơ quan điều tra bằng văn bản.

    Như vậy, bạn có thể gửi đơn tố giác về hành vi phạm tội của người bạn kia đến các cơ quan quy định tại Điều 144 Bộ luật tố tụng hình sự 2015, sau đó, các cơ quan chức năng sẽ có nhiệm vụ điều tra, truy tố, khởi tố vụ án hình sự theo quy định tại Điều 145 Bộ luật tố tụng hình sự 2015.

    tùy vào dấu hiệu hành vi và mức độ nguy hiểm của hành vi mà bố của bạn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội đe dọa giết người hoặc tội hành hạ người khác.

    Như vậy, bạn có thể làm đơn tố giác anh A về tội đe dọa giết người, mọi thủ tục tiếp theo các cơ quan chức năng sẽ có nhiệm vụ điểu tra, xác minh vụ việc, trong đơn tố giác bạn trình bày các hành vi đe dọa như trình bày ở trên một cách đầy đủ, căn cứ vào quy định pháp luật như trên, rõ ràng, không sai sự thật, có bằng chứng để chứng minh khi cần. Bạn có thể viết đơn tố cáo hành vi của anh A với cơ quan chức năng như  và nộp đơn đến cơ quan công an tại địa phương mình để yêu cầu giải quyết.

    Luật sư: Vũ Văn Toàn - Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội; Điện thoại: 0978 99 4377

    Website: https://myskincare.vn ; https://tplgiabinh.blogspot.com ; Email: luatsuvutoan@gmail.com.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn toanvv vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (16/12/2020)

Tư vấn của Luật sư có tính chất tham khảo, bạn có thể liên hệ trực tiếp với Luật sư theo thông tin sau:

Luật sư: Vũ Văn Toàn - Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội; Điện thoại: 0978 99 4377

Website: https://myskincare.vn ; https://tplgiabinh.blogspot.com ; Email: luatsuvutoan@gmail.com.