Chuyển nhượng phần vốn góp của người nước ngoài cho người nước ngoài và đại diện theo pháp luật của CTY TNHH 2 Thành viên

Chủ đề   RSS   
  • #325668 29/05/2014

    allintonvn

    Sơ sinh

    Hải Phòng, Việt Nam
    Tham gia:29/05/2014
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 20
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Chuyển nhượng phần vốn góp của người nước ngoài cho người nước ngoài và đại diện theo pháp luật của CTY TNHH 2 Thành viên

    Kính chào Luật sư,

    Luật sư cho tôi hỏi, công ty TNHH 2 thành viên , 1 thành viên là người nước ngoài với phần vốn góp là 40% ( 800,000,000VND) ,thành viên còn lại là người Việt Nam.

    Bây giờ thành viên người nước ngoài( cũng là giám đốc- Đại diện theo pháp luật của công ty)  muốn chuyển nhượng phần vốn góp cho một người nước ngoài khác , và người mới cũng giữ chức vụ  đại diện theo pháp luật mới

    Công ty năm 2012 có hoạt động kinh doanh có lãi tuy không lớn. Nhưng có số nợ khó đòi từ tập đoàn Vinashin , công ty có thể không chia lợi nhuận mà để bù trừ nếu trong trường hợp xấu không thu hồi được nợ khó không?

    Có thể bán phần vốn góp với giá nhỏ hơn 800,000,000 đồng hay không? và thủ tục cần những gì thưa Luật Sư?

    Tôi có nghe năm 2014 thì khi chuyển nhượng phần vốn góp bắt buộc phải chứng minh bằng chuyển khoản vào ngân hàng hoặc chứng từ nộp vào ngân hàng? Và hồ sơ nộp ở Sở KH và ĐT sẽ phải kèm theo chứng từ ngân hàng?

     

    Kính thư

    Nammy Pham

     

     
    8284 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #327807   11/06/2014

    daolienluatsu
    daolienluatsu
    Top 75
    Female
    Luật sư địa phương

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:11/11/2012
    Tổng số bài viết (836)
    Số điểm: 4505
    Cảm ơn: 15
    Được cảm ơn 416 lần
    Lawyer

    Chào bạn,

    Vấn đề bạn hỏi, luật sư Đào Thị Liên  - Công ty Luật Tiền Phong xin được tư vấn cho bạn như sau: 

    1. Về việc phân chia lợi nhuận trong công ty:

    Theo quy định tại Điều 41, Điều 47, Điều 61 của Luật Doanh nghiệp 2005, Hội đồng thành viên có thẩm quyền quyết định phương án sử dụng và phân chia lợi nhuận của Công ty.

    Về nguyên tắc, Công ty chỉ được chia lợi nhuận cho các thành viên khi công ty kinh doanh có lãi, đã hoàn thành nghĩa vụ thuế và các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật, đồng thời phải đảm bảo thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản đến hạn khác sau khi chia lợi nhuận. Các thành viên trong Công ty có quyền được chia lợi nhuận tương ứng với phần vốn góp sau khi công ty đã nộp đủ thuế và hoàn thành các nghĩa cụ tài chính khác theo quy định của pháp luật.

    Như vậy, Công ty có thể không chia lợi nhuận mà để giữ lại làm tài sản của Công ty để bù trừ nếu trong trường hợp xấu không thu hồi được nợ khó đòi của Công ty khi Hội đồng thành viên chấp thuận phương án sử dụng lợi nhuận này.

    Công ty cần tiến hành họp Hội đồng thành viên và ra Quyết định thông qua phương án sử dụng lợi nhuận trên. Cuộc họp Hội đồng thành viên trên cần tuân thủ thủ tục tiến hành họp Hội đồng thành viên theo quy định của Luật doanh nghiệp.

    2. Về giá trị chuyển nhượng phần vốn góp có được thẩp hơn trị giá phần vốn góp (là 800.000.000VNĐ)?

    Luật Doanh nghiệp hiện nay không giới hạn về giá chuyển nhượng trong trường hợp chuyển nhượng phần vốn góp. Giá chuyển nhượng về nguyên tắc do các bên thỏa thuận và được Công ty xác nhận.

    Tuy nhiên, Điều 11 Thông tư 111/2013/TT-BTC của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Luật thuế thu nhập cá nhân và Nghị định 65/2013/NĐ-CP quy định về căn cứ tính thuế thu nhập cá nhân, thì Giá chuyển nhượng là “số tiền mà cá nhân nhận được theo hợp đồng chuyển nhượng vốn. Trường hợp hợp đồng chuyển nhượng không quy định giá thanh toán hoặc giá thanh toán trên hợp đồng không phù hợp với giá thị trường thì cơ quan thuế có quyền ấn định giá chuyển nhượng theo quy định của pháp luật về quản lý thuế.”

    Theo Điều 37 Luật quản lý thuế năm 2006, sửa đổi bổ sung nằm 2013 quy định về việc ấn định thuế đối với người nộp thuế theo phương pháp kê khai thì người nộp thuế nộp thuế theo phương pháp kê khai bị ấn định thuế khi “mua, bán, trao đổi và hạch toán giá trị hàng hóa, dịch vụ không theo giá trị giao dịch thông thường trên thị trường.”

    Như vậy, thành viên Công ty được quyền chuyển nhượng phần vốn góp dưới giá trị phần vốn góp nhưng xét trên tình hình kinh doanh có lãi của Công ty, việc chuyển nhượng phần vốn góp dưới giá trị phần vốn góp nếu nhằm trốn tránh nghĩa vụ nộp thuế thu nhập cá nhân có thể sẽ bị cơ quan thuế thanh tra, kiểm tra và yêu cầu giải trình.

    3. Thủ tục chuyển nhượng phần vốn góp trong Công ty có vốn đầu tư nước ngoài:

    - Về chứng từ thanh toán qua ngân hàng: Theo Nghị định 222/2013/NĐ-CP của Chính phủ về thanh toán bằng tiền mặt (có hiệu lực từ 01/3/2014), tại Điều 6 về Giao dịch tài chính của doanh nghiệp quy định 1. Các doanh nghiệp không thanh toán bằng tiền mặt trong các giao dịch góp vốn và mua bán, chuyển nhượng phần vốn góp vào doanh nghiệp.”

    Như vậy, chứng từ thanh toán tiền chuyển nhượng vốn qua ngân hàng là yêu cầu đối với doanh nghiệp có sự chuyển nhượng phần vốn góp của doanh nghiệp đó vào doanh nghiệp khác, không bao gồm áp dụng với cá nhân chuyển nhượng vốn.

    - Về thủ tục chuyển nhượng phần vốn góp trong Công ty của bạn (thuộc trường hợp đăng ký đầu tư):

    + Công ty bạn cần nộp hồ sơ xin điều chỉnh Giấy chứng nhận đầu tư với hai nội dung: thay đổi thành viên góp vốn và thay đổi người đại diện theo pháp luật trên Giấy chứng nhận đầu tư, nộp Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

    + Hồ sơ bao gồm:

    i.Bản đăng ký/đề nghị điều chỉnh Giấy chứng nhận đầu tư (theo mẫu của Quyết định 1088/2006/QĐ-BKH);

    ii.Quyết định, biên bản họp Hội đồng thành viên;

    iii.Quyết định bổ nhiệm người đại diện theo pháp luật mới;

    iv. Hợp đồng chuyển nhượng và các giấy tờ chứng thực đã hoàn tất việc chuyển nhượng có xác nhận của công ty (Biên bản thanh lý hợp đồng…);

    v. Danh sách thành viên Công ty (đã sửa đổi);

    vi. Văn bản xác nhận tư cách pháp lý của Nhà đầu tư mới, đồng thời là người đại diện theo pháp luật mới: Hộ chiếu, Giấy phép tạm trú, Hợp đồng lao động;

    vii. Bản sửa đổi, bổ sung của Điều lệ doanh nghiệp;

    viii. Báo cáo tình hình thực hiện dự án đến thời điểm điều chỉnh dự án (theo mẫu);

    ix.Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đầu tư;

    Thời gian giải quyết: 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

    Trên đây là các ý kiến tư vấn của luật sư, hi vọng làm sáng tỏ các vấn đề mà bạn đang quan tâm. 

    Trân trọng./.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn daolienluatsu vì bài viết hữu ích
    quangkhanh2t (18/01/2017)

Tư vấn của Luật sư có tính chất tham khảo, bạn có thể liên hệ trực tiếp với Luật sư theo thông tin sau:

CÔNG TY LUẬT TNHH MINH THƯ - Hotline: 0972.805588 - 0975.205588

Website: http://luatsu.pro.vn Email: luatsuthuc@luatsu.pro.vn

Hà Nội: Tầng 3, số 281 phố Đội Cấn, phường Liễu Giai, quận Ba Đình, Tp Hà Nội