Chuyển mã loại hình tài sản đi mượn thành tài sản công ty

Chủ đề   RSS   
  • #531749 29/10/2019

    nhmylinh97
    Top 100
    Female
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:24/10/2019
    Tổng số bài viết (723)
    Số điểm: 4760
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 51 lần


    Chuyển mã loại hình tài sản đi mượn thành tài sản công ty

    Chúng tôi là doanh nghiệp chế xuất có mượn từ doanh nghiệp nước ngoài 1 số khuôn, tôi đã nhập theo mã loại hình G12. Hiện tại vẫn còn thời hạn mượn, tuy nhiên chúng tôi đang muốn chuyển đổi nó thành tài sản của mình( mục đích của tôi là chuyển thành tài sản của mình để hủy). Vậy tôi nên nhập theo mã loại hình nào để chúng tôi không phải chịu thuế?
     

     
    1534 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn nhmylinh97 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (30/10/2019)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #531754   29/10/2019

    vyvy2409
    vyvy2409
    Top 75
    Female
    Lớp 7

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:11/09/2017
    Tổng số bài viết (925)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 47
    Được cảm ơn 177 lần


    Căn cứ điểm b khoản 1 Công văn số 3304/TCHQ-GSQL ngày 27/05/2019 của Tổng cục Hải quan quy định:

    “1. Về việc khai hải quan đối với vật tư tiêu hao nhập khẩu để gia công, sản xuất hàng hóa xuất khẩu và công cụ, dụng cụ nhập khẩu:

    b)   Công cụ, dụng cụ:

    - Căn cứ quy định tại Điều 26 Thông tư số 200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014 của Bộ Tài chính thì công cụ, dụng cụ là những tư liệu lao động không có đủ các tiêu chuẩn về giá trị và thời gian sử dụng quy định đối với tài sản cố định. Theo quy định hiện hành, những tư liệu lao động sau đây nếu không đủ tiêu chuẩn ghi nhận tài sản cố định thì được ghi nhận là công cụ, dụng cụ như: các đà giáo, ván, khuôn, công cụ, dụng cụ gá lắp chuyên dùng cho sản xuất xây lắp; búa, kìm, cờ lê, mỏ lết; phương tiện quản lý, đồ dùng văn phòng; quần áo, giầy dép chuyên dùng để làm việc...

    - Về mã loại hình sử dụng khi doanh nghiệp nhập khẩu công cụ, dụng cụ sử dụng mã loại hình A12 (bao gồm cả DNCX), trừ trường hợp công cụ, dụng cụ do bên đặt gia công cung cấp theo hợp đồng gia công với thương nhân nước ngoài thì sử dụng mã loại hình G13.

    Do vậy, để thực hiện thống nhất việc khai Hải quan và quản lý đối với nguyên liệu, vật tư và công cụ, dụng cụ nhập khẩu, Tổng cục Hải quan đề nghị Cục Hải quan tỉnh, thành phố hướng dẫn doanh nghiệp căn cứ quy định nêu trên và thực tế quá trình sản xuất, quản lý tại doanh nghiệp để thực hiện việc khai với cơ quan hải quan.”

    - Căn cứ khoản 10 điều 1 Thông tư số 39/2018/TT-BTC ngày 20/04/2018 của Bộ Tài chính quy định:

    “10. Khoản 1, khoản 2 Điều 21 được sửa đổi, bổ sung như sau:

    2. Trách nhiệm của người khai hải quan

    c) Đối với trường hợp thay đổi mục đích sử dụng "bằng hình thức chuyển nhượng cho đối tượng thuộc diện không chịu thuế, miễn thuế: Người nhận chuyển nhượng phải kê khai theo quy định tại điểm a khoản này, nhưng không phải nộp thuế.

    Trường hợp đối tượng nhận chuyển nhượng phải thực hiện thông báo Danh mục miễn thuế thì cơ quan hải quan thực hiện trừ lùi hàng hóa nhận chuyển nhượng trên Danh mục miễn thuế của tổ chức, cá nhân nhận chuyển nhượng.

    Tổ chức, cá nhân chuyển nhượng không phải nộp thuế nhập khẩu đối với hàng hóa chuyển nhượng với điều kiện giá chuyển nhượng không bao gồm thuế nhập khẩu nhưng phải thực hiện thông báo cho cơ quan hải quan nơi tiếp nhận thông báo Danh mục miễn thuế trước đây về việc chuyển nhượng hàng hóa đối với trường hợp đã thông báo Danh mục miễn thuế hoặc thông báo cho Chi cục Hải quan nơi đã đăng ký tờ khai hải quan ban đầu nếu không thuộc trường hợp thông báo Danh mục miễn thuế;”

    Như vậy, trường hợp của công ty khi chuyển mục đích sử sụng nhập khẩu theo loại hình A12 và công ty phải kê khai nhưng không phải nộp thuế nhưng phải chịu trách nhiệm và đảm bảo sử dụng cho mục đích sản xuất của DNCX theo quy định hiện hành.

     

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn vyvy2409 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (30/10/2019)