Chuyện khó tin: kiện ba mẹ ra tòa vì giữ hộ tiền lì xì không trả

Chủ đề   RSS   
  • #485649 26/02/2018

    Chuyện khó tin: kiện ba mẹ ra tòa vì giữ hộ tiền lì xì không trả

    Tết âm lịch vừa qua có lẻ nhiều dân luật chúng ta vẫn có bạn còn được lì xì. Bây giờ thì lớn rồi nên tiền lì xì của mình tự mình giữ lấy còn trước đây, khi còn nhỏ có phải mỗi lần được lì xì các bạn được ba mẹ bảo là đưa ba mẹ cất tiền lì xì hộ cho khi nào cần ba mẹ sẽ trả và đến bây giờ khoản tiền đó vẫn “bặt vô âm tín” đúng không ạ?

    Vừa qua mình vô tình đọc báo và có lướt qua một bài báo khá thú vị viết về vấn đề này. Tuy nhiên, sự việc này không phải diễn ra tại Việt Nam mà diễn ra tại một tỉnh ở Trung Quốc vì mình thấy nó có giống về thực tế của nước mình nên trích lên đây để mọi người cùng bày tỏ quan điểm.

    Theo báo South China Morning Post, câu chuyện xảy ra tại tỉnh Vân Nam, Trung Quốc, một nữ sinh viên đã kiện ba mẹ mình vì giữ tiền lì xì của cô trong nhiều năm qua. Số tiền được ước tính khoảng 58.000 Nhân dân tệ (tương đương hơn 200 triệu đồng). Nguyên nhân cô gái khởi kiện là vì sau khi li hôn, ba mẹ cô không chịu chu cấp tiền học phí cho con gái. Sau khi xem xét vụ án, tòa án đã đưa ra phán quyết và phần thắng thuộc về cô gái, cô sẽ nhận được 1.500 Nhân dân tệ (hơn 5 triệu đồng) mỗi tháng vì bamẹ cô không đủ khả năng trả hết một lần.

    Và một trường hợp khác tương tự xảy ra ở thành phố Tế Nam, tỉnh Sơn Đông (Trung Quốc). Một người đàn ông đã nộp đơn kiện vợ mình vì tội giấu tiền lì xì của 3 đứa con trong nhiều năm liền. Tổng số tiền mà vợ ông đã cất giữ của các con lên tới 560.000 Nhân dân tệ (hơn 2 tỷ đồng).

    Lì xì là một phong tục truyền thống ở Trung Quốc và một số nước châu Á khác, trong đó bao gồm cả nước Việt Nam. Vào những ngày đầu năm, trẻ em sẽ được người lớn tặng những bao lì xì, bên trong có chứa một số tiền may mắn với mong muốn đứa trẻ khỏe mạnh, gặp nhiều điều tốt lành và ngoan ngoãn trong năm mới. Hầu hết số tiền này đều được ba mẹ giữ hộ vì các bé còn quá nhỏ để quản lý một số tiền lớn.

    Trước những tranh cãi liên quan đến việc giữ tiền lì xì của trẻ em, tòa án thành phố Tế Nam đã đưa ra lời giải thích như sau:

    “Việc đưa lì xì là một hành động cho đi và người nhận là những đứa trẻ. Vì vậy, chỉ những đứa trẻ mới có quyền đưa ra những quyết định liên quan đến số tiền này. Mặc dù trách nhiệm pháp lý của người giám hộ là quản lý và bảo vệ tài sản dưới sự giám hộ của họ nhưng không có quyền lạm dụng nó. Ba mẹ phải nói rõ với con cái rằng họ chỉ giữ chứ không lấy nó đi, số tiền này vẫn thuộc quyền sở hữu của những đứa trẻ”.

    Tuy nhiên, lời giải thích này của tòa án đã vấp phải sự phản đối của nhiều cư dân mạng.

    “Thành thật mà nói, những người khác lì xì cho chúng tôi vì ba mẹ tôi cũng làm như vậy với con của họ, mọi việc đều công bằng”, một cư dân mạng bình luận.

    “Thử nói với ba mẹ của bạn rằng việc lấy tiền lì xì của con là bất hợp pháp, xem thử bạn có bị mắng không”, bình luận này nhận được sự đồng tình của nhiều cư dân mạng.

    Chắc chắn là trong mỗi chúng ta ai ai cũng đã từng “được” ba mẹ giữ dùm tiền lì xì và có bao giờ các bạn có ý định đòi lại số tiền này không? Nếu suy xét cho cùng thì ba mẹ là người sinh ra và nuôi dưỡng chúng ta nên người, số tiền mà ba mẹ bỏ ra cho mình có khi còn chất cao hơn chiều cao của chúng ta, có bao giờ ba mẹ tính toán. Các bạn có đồng ý với lời giải thích trên của Tòa án thành phố Tế Nam  không? Và suy nghĩ như thế nào về hành động của cô gái trong câu chuyện trên ạ?

     
    7290 | Báo quản trị |  
    3 thành viên cảm ơn Kimtam1912 vì bài viết hữu ích
    ninh2407 (27/02/2018) Thuongtommy92 (27/02/2018) kimgam2708 (26/02/2018)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

2 Trang 12>
Thảo luận
  • #485652   26/02/2018

    kimgam2708
    kimgam2708
    Top 500
    Female
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/12/2017
    Tổng số bài viết (295)
    Số điểm: 4885
    Cảm ơn: 38
    Được cảm ơn 69 lần


    Hai trăm triệu đó của cô gái có là gì khi ba mẹ cô phải nuôi dưỡng, cho cô ăn học đến khi cô trưởng thành, có gia đình. Thật là một hành động nông cạn của cô gái. Còn gì là tình cảm ruột thịt khi con phải kiện ba mẹ ra Tòa, cô gái có kịp suy nghĩ về hành động đó của mình hay không. Đau lòng nhất chắc hẳn là ba mẹ của cô gái, bên cạnh đây cũng là vấn đề để những người con nên nhìn nhận lại việc làm và hành động của mình.

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn kimgam2708 vì bài viết hữu ích
    Kimtam1912 (26/02/2018) Thuongtommy92 (27/02/2018)
  • #485654   26/02/2018

    kimgam2708 viết:

    Hai trăm triệu đó của cô gái có là gì khi ba mẹ cô phải nuôi dưỡng, cho cô ăn học đến khi cô trưởng thành, có gia đình. Thật là một hành động nông cạn của cô gái. Còn gì là tình cảm ruột thịt khi con phải kiện ba mẹ ra Tòa, cô gái có kịp suy nghĩ về hành động đó của mình hay không. Đau lòng nhất chắc hẳn là ba mẹ của cô gái, bên cạnh đây cũng là vấn đề để những người con nên nhìn nhận lại việc làm và hành động của mình.

    Thật ra thì ý kiến của bạn không sai, "Hai trăm triệu đó của cô gái có là gì khi ba mẹ cô phải nuôi dưỡng, cho cô ăn học đến khi cô trưởng thành, có gia đình" nhưng trong bài báo trên chúng ta cũng thông cảm cho cô ấy một phần là vì khi ba mẹ cô ấy li hôn ai cũng từ chối việc cấp dưỡng cho cô ấy trong lúc cô ấy phải lo việc học hành cho bản thân. Việc làm này là không nên nhưng có thể đó là một tình huống bất đắc dĩ của cố gái đó chỉ để cho quá trình học tập của mình được tiếp tục và để ba mẹ cô ấy có trách nhiệm hơn với con gái mình. Tuy nhiên, chúng ta không ai khuyến khích chuyện này xảy ra ở nước ta.

     
    Báo quản trị |  
  • #485685   27/02/2018

    vytran92
    vytran92
    Top 200
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:08/06/2016
    Tổng số bài viết (440)
    Số điểm: 3190
    Cảm ơn: 32
    Được cảm ơn 71 lần


    Phải ở trong trường hợp cụ thể như cô gái nêu trên thì mới hiểu được lý do vì sao cô gái đó lại khởi kiện ra tòa chỉ vì bố mẹ giữ mãi tiền mà không chịu trả. Trước khi bàn đến chuyện cô gái đó có hiếu thảo hay không nên cũng nên có cái nhìn nhận khách quan về việc bố mẹ cô ấy có trách nhiệm với cô ấy hay không khi mà nhiều năm liền không cấp dưỡng cho cô ấy.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn vytran92 vì bài viết hữu ích
    Kimtam1912 (27/02/2018)
  • #485696   27/02/2018

    vytran92 viết:

    Phải ở trong trường hợp cụ thể như cô gái nêu trên thì mới hiểu được lý do vì sao cô gái đó lại khởi kiện ra tòa chỉ vì bố mẹ giữ mãi tiền mà không chịu trả. Trước khi bàn đến chuyện cô gái đó có hiếu thảo hay không nên cũng nên có cái nhìn nhận khách quan về việc bố mẹ cô ấy có trách nhiệm với cô ấy hay không khi mà nhiều năm liền không cấp dưỡng cho cô ấy.

     

    Phải ở trong trường hợp cụ thể như cô gái nêu trên thì mới hiểu được lý do vì sao cô gái đó lại khởi kiện ra tòa chỉ vì bố mẹ giữ mãi tiền mà không chịu trả. Trước khi bàn đến chuyện cô gái đó có hiếu thảo hay không nên cũng nên có cái nhìn nhận khách quan về việc bố mẹ cô ấy có trách nhiệm với cô ấy hay không khi mà nhiều năm liền không cấp dưỡng cho cô ấy.

    Mình đồng ý với quan điểm của bạn, chúng ta không khuyến khích hành vi của cô gái này nhưng truớc tiên phải nhìn nhận về trách nhiệm của ba mẹ cô gái đối với cô sau khi hai người ly hôn và tìm hiểu đâu là nguyên nhân cô ấy hành động như vậy.

     
    Báo quản trị |  
  • #485708   27/02/2018

    ha2308
    ha2308
    Top 500
    Mầm

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:01/12/2017
    Tổng số bài viết (122)
    Số điểm: 772
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 19 lần


    Mình thấy tùy vào trường hợp nào mà xem xét thôi. Nhưng bên cạnh đó mình cũng thấy có nhiều khi cha mẹ làm quan, con cái được nhận lì xì quá nhiều thì đó như là “lộ phí” của người khác gửi cho cha mẹ nên việc họ giữ lại thì vô tình khiến con cái hiểu rằng mình bị chiếm giữ nhiều tiền quá. 

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn ha2308 vì bài viết hữu ích
    Kimtam1912 (27/02/2018)
  • #485710   27/02/2018

    Thuongtommy92
    Thuongtommy92
    Top 500
    Chồi

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:23/12/2017
    Tổng số bài viết (119)
    Số điểm: 1117
    Cảm ơn: 60
    Được cảm ơn 39 lần


    Đến bố mẹ mà còn tính toán thiệt hơn thì chả biết với người ngoài sẽ như thế nào nữa. Tiền lì xì là một thứ trao đi trao lại thôi. Thực ra bố mẹ cũng tốn tiền để lì xì cho con người khác nữa mà. Kể cả cho dù họ không tốt như thế nào đi nữa nhưng tốn tiền để ra tòa “kiện ba mẹ” thì quả thực khó tin thật

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn Thuongtommy92 vì bài viết hữu ích
    Kimtam1912 (27/02/2018)
  • #486409   05/03/2018

    kimgam2708
    kimgam2708
    Top 500
    Female
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/12/2017
    Tổng số bài viết (295)
    Số điểm: 4885
    Cảm ơn: 38
    Được cảm ơn 69 lần


    Thuongtommy92 viết:

    Đến bố mẹ mà còn tính toán thiệt hơn thì chả biết với người ngoài sẽ như thế nào nữa. Tiền lì xì là một thứ trao đi trao lại thôi. Thực ra bố mẹ cũng tốn tiền để lì xì cho con người khác nữa mà. Kể cả cho dù họ không tốt như thế nào đi nữa nhưng tốn tiền để ra tòa “kiện ba mẹ” thì quả thực khó tin thật

    Dường như vật chất bây giờ còn lớn hơn cả tình mẫu tử, công ơn nuôi dưỡng, sinh thành là gì so với số tiền đó. Dường như với cô gái này tiền còn quan trong hơn cả dẫu sao vẫn là mẹ con, vẫn là gia đình của nhau. Tiền lì xì thì có qua có lại thôi, ba mẹ cô cũng phải lì xì thì người ta mới lì xì lại cho cô. Dẫu sao cô cũng nên xem xét lại hành vi của mình

     
    Báo quản trị |  
  • #485714   27/02/2018

    phamquan2017
    phamquan2017
    Top 500
    Male
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/06/2017
    Tổng số bài viết (261)
    Số điểm: 2308
    Cảm ơn: 52
    Được cảm ơn 47 lần


    Ai đã làm cha mẹ rồi mới biết công nuôi dưỡng của cha mẹ to lơn đến dường nào! Mình đồng tình với ý kiến của bạn Thuongtommy92 các con có được những bao lì xí thì cha mẹ cũng mất đi bấy nhiêu bao lì xì ngược lại! Nên việc cha mẹ có giữ hay sử dụng tiền của con được lì xì thì theo mình là điều tất yếu thôi!

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn phamquan2017 vì bài viết hữu ích
    Kimtam1912 (27/02/2018)
  • #485773   27/02/2018

    tieukhanh95
    tieukhanh95
    Top 150
    Male
    Lớp 4

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:06/11/2017
    Tổng số bài viết (597)
    Số điểm: 6012
    Cảm ơn: 58
    Được cảm ơn 107 lần


    Về vấn đề này thì mang tính đạo đức rồi, hành động của cô gái ở đây theo mình là "không nên", chỉ vì tiền bạc mà đưa bố mẹ mình ra Toà thì thật là đáng thương cho bố mẹ cô ấy. Tuy nhiên xét về mặt dân sự thì tiền lì xì là cho cô ấy và cô có quyền quyết định đối với số tiền này chưa không phải bố mẹ, chưa kể bố mẹ cô ấy cũng bỏ mặc sau khi ly hôn. Việc đòi lại tiền âu cũng vì lo cho cuộc sống riêng sau này.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn tieukhanh95 vì bài viết hữu ích
    Kimtam1912 (27/02/2018)
  • #485814   28/02/2018

    Thực ra tôi thấy mọi người nói cũng có cái lý của nó, nhưng không bao quát hết vấn đề đang bàn luận. Ở đây có hai khía cạnh.

    Một là tính pháp lý theo các quy định của pháp luật thì sở hữu số tiền đó hoàn toàn thuộc về những đứa trẻ, và phán quyết của tòa án không có gì là sai. Khi đưa ra phán quyết, tòa án phải căn cứ vào các quy định của Luật, các văn bản pháp lý của Nhà nước, chứ không thể căn cứ vào văn hóa địa phương hay truyền thống gia đình.

    Hai là theo khía cạnh văn hóa, tình cảm, thì phải xét trong bối cảnh của cô gái ấy, hoàn cảnh của bố mẹ sau khi ly hôn. Sự tức giận và khởi kiện bố mẹ sau khi bị bỏ rơi của cô gái hoàn toàn có thể thông cảm, nếu như điều kiện kinh tế của cô gái quá khó khăn, trong khi bố mẹ có thể chu cấp nhưng lại phớt lờ, hoặc ít nhất là không quan tâm, hỏi han đến cô sau khi chia tay. Còn nếu bố mẹ vẫn quan tâm đến cô, nhưng chỉ vì điều kiện kinh tế quá khó khăn không thể tiếp tục chu cấp tiền bạc mà cô khởi kiện thì mới là hành động đáng lên án.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn nguyenducduong319 vì bài viết hữu ích
    Kimtam1912 (28/02/2018)
  • #485918   28/02/2018

    nguyenducduong319 viết:

    Thực ra tôi thấy mọi người nói cũng có cái lý của nó, nhưng không bao quát hết vấn đề đang bàn luận. Ở đây có hai khía cạnh.

    Một là tính pháp lý theo các quy định của pháp luật thì sở hữu số tiền đó hoàn toàn thuộc về những đứa trẻ, và phán quyết của tòa án không có gì là sai. Khi đưa ra phán quyết, tòa án phải căn cứ vào các quy định của Luật, các văn bản pháp lý của Nhà nước, chứ không thể căn cứ vào văn hóa địa phương hay truyền thống gia đình.

    Hai là theo khía cạnh văn hóa, tình cảm, thì phải xét trong bối cảnh của cô gái ấy, hoàn cảnh của bố mẹ sau khi ly hôn. Sự tức giận và khởi kiện bố mẹ sau khi bị bỏ rơi của cô gái hoàn toàn có thể thông cảm, nếu như điều kiện kinh tế của cô gái quá khó khăn, trong khi bố mẹ có thể chu cấp nhưng lại phớt lờ, hoặc ít nhất là không quan tâm, hỏi han đến cô sau khi chia tay. Còn nếu bố mẹ vẫn quan tâm đến cô, nhưng chỉ vì điều kiện kinh tế quá khó khăn không thể tiếp tục chu cấp tiền bạc mà cô khởi kiện thì mới là hành động đáng lên án.

    Cảm ơn bạn đã đọc hết bài viết và khái quát được những vấn đề nêu ra trong bài viết trên. Khi bình luận về một vấn đề nào đó chúng ta nên nhìn bao quát vấn đề như thế này để có cái nhìn tổng thể hơn và suy xét vấn đề. Rất thích cách phân tích vấn đề của bạn.

     
    Báo quản trị |  
  • #485881   28/02/2018

    hoatuyetly152
    hoatuyetly152
    Top 200
    Female
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:03/11/2011
    Tổng số bài viết (445)
    Số điểm: 2979
    Cảm ơn: 19
    Được cảm ơn 84 lần


    Tính ra thì gia đình này ba mẹ có vấn đề gì con cái mới đâm đơn kiện như vậy. Số tiền lì xì hơn 2 tỉ không hề nhỏ, tức là họ hàng cũng thuộc những gia đình khá giả. Đối với cậu ấm cô chiêu trọng vật chất như thế này thì do ba mẹ đã dạy con sai cách, khiến chúng yêu tiền hơn cả ba mẹ.

     

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn hoatuyetly152 vì bài viết hữu ích
    Kimtam1912 (05/03/2018)
  • #486364   05/03/2018

    thuytrangak
    thuytrangak
    Top 75
    Female
    Lớp 6

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:30/08/2017
    Tổng số bài viết (916)
    Số điểm: 7760
    Cảm ơn: 86
    Được cảm ơn 175 lần


    Đưa ra một vấn đề để bàn luận thì chúng ta nên xem xét cả 02 khía cạnh, pháp luật và văn hóa đời sống. Vì trong các vụ xét xử, phán quyết của Tòa án căn cứ trên cả lý và tình. Vụ việc này cũng vậy, xét về mặt luật pháp thì ba mẹ không nên giữ tiền của cô gái này. Nhưng xét về khía cạnh tình cảm thì 200 triệu này không bỏ vào đâu so với công sức nuôi dưỡng của bố mẹ cả. Nhưng mình nghĩ, chuyện gì cũng có nguyên nhân của nó, không dưng ai lại đi kiện chính bố mẹ mình cả

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn thuytrangak vì bài viết hữu ích
    Kimtam1912 (05/03/2018)
  • #486375   05/03/2018

    quytan2311
    quytan2311
    Top 150
    Male
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:07/04/2016
    Tổng số bài viết (513)
    Số điểm: 4889
    Cảm ơn: 125
    Được cảm ơn 157 lần


    Thật ra thì nếu nhiều nghĩ cũng không lớn lao những nó cũng có những ưu khuất ở trong vấn đề này, liệu các bạn đã hoặc sẽ muốn làm điều như cô gái kia không. Cá nhân tôi thấy chắc cũng vì do quá bức xúc mới điều đó chứ thật ra cô gái ấy cũng ko đến mức kiện để đòi số tiền trên được. Việc không thực hiện cấp dưỡng là một điều gây ảnh hưởng đến cô gái và việc kiện là điều đã xảy ra. Tuy vậy, bố mẹ cũng đã phải chịu mức bồi thường lại cho cô gái trong sự việc này.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn quytan2311 vì bài viết hữu ích
    Kimtam1912 (05/03/2018)
  • #497357   19/07/2018

    minhchau96
    minhchau96

    Female
    Mầm

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:25/06/2017
    Tổng số bài viết (70)
    Số điểm: 665
    Cảm ơn: 7
    Được cảm ơn 10 lần


    Theo mình, bố mẹ cho con hay con giữ tiền lì xì thì phải xem xét mục đích của mỗi người. Nếu bố mẹ giữ tiền lì xì và bỏ số tiền đó vào sổ tiết kiệm, thì khi con cái đến tuổi trưởng thành, số tiền lì xì đó sẽ là một số vốn khá lớn để cho con khởi nghiệp nếu chúng không tiếp tục việc học, hoặc số tiền đó để cho chúng học tiếp lên đại học hay cao hơn. Còn nếu người con biết suy nghĩ, thay vì lấy tiền xì xì để đi chơi game hoặc bỏ vào những thứ vô bổ, mà chúng tích cóp để mua sách hoặc làm những gì tốt đẹp thì ta nên khuyến khích con giữ tiền.

     
    Báo quản trị |  
  • #497365   19/07/2018

    hoangtung2402
    hoangtung2402
    Top 500
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:31/05/2018
    Tổng số bài viết (271)
    Số điểm: 2552
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 29 lần


    Thực ra theo mình nghĩ bản chất tiền lì xì là dùng để mừng tuổi cho các em nhỏ nói riêng và cho mọi người nói chung vào mỗi dịp tết. Đối với các em nhỏ, việc để cha mẹ giữ hộ tiền lì xì theo mình là việc nên làm bởi các em còn nhỏ cũng chưa biết cách để chi tiêu hợp lí và việc cha mẹ giữ tiền thực chất cũng là để chăm lo cho các em mà thôi. Với một điều nữa là tiền lì xì mà các em nhỏ nhận được cũng giống như là tiền cha mẹ cho các em mà thôi bởi để các em được lì xì số tiền đó thì cha mẹ hẵn cũng phải bỏ ra một số tiền tương đương.

     
    Báo quản trị |  
  • #497407   20/07/2018

    Mydung0407
    Mydung0407
    Top 500
    Chồi

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:03/07/2018
    Tổng số bài viết (176)
    Số điểm: 1045
    Cảm ơn: 5
    Được cảm ơn 16 lần


    Theo mình nghĩ tiền lì xì dù là đưa cho con nhưng thực chất cũng là của ba mẹ. Người ta có nể, có quý trọng ba mẹ mình người ta mới lì xì cho mình. Biết là ở trong hoàn cảnh của họ mới hiểu, nhưng theo mình dù lý do gì đi nữa, đòi tiền lì xì mà ba mẹ giữ thì thấy vô lý quá. Ba mẹ cũng nuôi dạy từ nhỏ, tiền xì xì đó có đang là bao.

     
    Báo quản trị |  
  • #498750   05/08/2018

    Cảm ơn bài viết hết sức bổ ích và quý báu của bạn. Nhưng mình muốn chia sẻ với các bạn rằng một quy định của pháp luật sinh ra để đảm bảo một mối quan hệ xã hội. Trường hợp này theo mình nghĩ thì quan hệ xã hội - mối quan hệ gia đình quan trọng hơn quy định cua pháp luật. Đòi được tiền rồi có đòi được tình cảm gia đình không?

     
    Báo quản trị |  
  • #527707   04/09/2019

    buiquangbinh071214
    buiquangbinh071214
    Top 200
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:08/07/2019
    Tổng số bài viết (399)
    Số điểm: 4689
    Cảm ơn: 9
    Được cảm ơn 77 lần


    Tôi thấy vấn đề này rất phi lý, cha mẹ nuôi con ăn học để rồi khôn lớn, hiểu biết quay lại kiện cha mẹ, thà rằng đừng sinh ra còn hơn. Tại sao mình chỉ suy nghĩ ràng tiền người ta cho mình là của mình mà không suy nghĩ rằng cha mẹ nuôi mình và mình có trách nhiệm phải trả lại tiền nuôi dưỡng. Sự tính toán không cần thiết và thiếu suy nghĩ trong nhìn nhận vấn đề.

     
    Báo quản trị |  
  • #579739   27/01/2022

    danluan123
    danluan123
    Top 50
    Male
    Lớp 6

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:14/07/2020
    Tổng số bài viết (1144)
    Số điểm: 8330
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 93 lần


    Tiền lì xì là tiền trẻ được người lớn tặng vào dịp Tết thường chỉ mang đến ý nghĩa may mắn, là lời chúc thể hiện cho điều tốt đẹp mà người lì xì gửi đến trẻ nhỏ kể cả khi số tiền lì xì có thể rất lớn, từ vài chục nghìn đến vài chục triệu đồng. Do đó, đây được xem là tài sản riêng của con.

     

     
    Báo quản trị |